Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024

Tại các tòa nhà lớn, đặc biệt là các tòa nhà chung cư việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy là việc vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng con người. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC cũng cần có quy định về lịch trình và tần suất bảo dưỡng thế nào? Bài viết sau BuildingCare cùng các bạn tìm hiểu nhé!

Mỗi tòa nhà hiện nay đa phần đều có bộ phận quản lý tòa nhà riêng biêt, chịu trách nhiệm vận hành tòa nhà đảm bảo cho tòa nhà luôn hoạt động ổn định và trong đó việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy là một trong số các nhiệm vụ chính.

Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024
Công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC tại các tòa nhà

Tham khảo:>> 5 YÊU CẦU đảm bảo phòng cháy chữa cháy chung cư

Quy định về bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC được quy định theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:

– Tần suất bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy được quy định cụ thể tại Mục I, Phụ lục VII, Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Các thiết bị này chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.

– Đối với thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục VIII Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

  • Các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan. Các thiết bị đó gồm:
  • * Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy
    • Van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.
    • Ông phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại.
    • Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
  • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 , TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).
    Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024
    Các thiệt bị phòng cháy cần được bảo dưỡng định kỳ trong năm.

Hiện nay, đại đa số các tòa nhà chung cư đều được quản lý vận hành bởi các đơn vị quản lý chuyên nghiệp, áp dụng các phần mềm quản lý tòa nhà vào vận hành, nên việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống chữa cháy luôn có thời gian và lịch trình cụ thể được thiết lập trên hệ thống nên hoàn toàn chủ động khi có sự cố xảy ra.

Hi vọng, với những thông tin trên các bạn phần nào hiểu rõ hơn về quy định tần suất bảo dương, bảo trì hệ thống PCCC tại các tòa nhà chung cư.

Hệ thống PCCC là hệ thống quan trọng bậc nhất trong một tòa nhà. Nó đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho công trình. Nếu xảy ra cháy nổ thì bạn không những thiệt hại phần lớn hoặc tất cả tài sản, đôi khi cả tính mạng con người. Vậy nên việc duy trì bảo trì PCCC là điều hết sức quan trọng. Để đảm bảo hệ thống hoạt động ngay lập tức khi có sự cố. Nó sẽ xử lý ngay khi đám lửa mới bắt đầu và chủ động thông qua các hệ thống báo cháy tự động

Quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng bảo trì PCCC

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25/3/2014); Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo quản, bao tri PCCC, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Tầm quan trọng của việc bảo trì hệ thống PCCC định kỳ

Bảo trì hệ thống PCCC là vấn đề rất quan trọng sau khi thi cong PCCC, hơn nữa nó còn là điều cần thiết trong các tòa nhà, các chung cư hay bất kì nơi nào đã lắp đặt hệ thống PCCC. Trong những năm gần đây, tôi đã từng chứng kiến nhiều trường hợp vì lí do lâu ngày không bảo trì hệ thống PCCC dẫn đến hệ thống bị hỏng hoặc han rỉ cho nên không hoạt động khi có hỏa hoạn .

Trong những năm trở lại đây tình hình cháy, nổ xảy ra tại các nhà cao tầng có xu hướng gia tăng. Diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong khi đó nhiều người nhận thức về công tác hệ thống PCCC còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC.

Mặt khác công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các tòa cao tầng phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kĩ thuật trong tòa nhà. Vì thế khi đưa các hệ thống PCCC vào khai thác và sử dụng thì không ít hệ thống trục trặc hoặc do lâu ngày không duy trì công tác kiểm tra định kỳ gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con người, khiến việc đầu tư của chúng ta không hiệu quả.

Một số công trình hay địa điểm có nguy cơ xảy ra các sự cố nếu không thiết lập hệ thống PCCC gồm

- Công trình xây dựng như khu chung cơ, nhà ở, công trình ở công cộng như bệnh viện, trường học, hotel,.. - Các công trình ở khu công nghiệp, nhà máy, hay các công trình giao thông, công trình thủy lợi.

Với việc lắp đặt các hệ thống thiết bị PCCC ở các địa điểm sẽ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chữa cháy, phòng cháy chữa cháy trong những trường hợp nguy hiểm. Và vấn đề bảo trì PCCC được thực hiện thường xuyên theo định kỳ nhằm nhanh chóng phát hiện sự cố, hư hại nhằm đảm bảo sửa chữa kịp thời mọi hư hại để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục

Bảo trì hệ thống PCCC bao gồm các công đoạn như sửa chữa, thay thế, kiểm tra và vệ sinh các thiết bị của hệ thống báo cháy đó. Khi gặp các sự cố liên quan đến việc báo cháy của hệ thống như đầu báo không hoạt động, chuông, còi… Không phát tín hiệu khi có cháy, trung tâm điều khiển có vấn đề khác với hoạt động bình thường. Việc bảo trì có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy vào thời gian sử dụng cũng như vị trí lắp đặt của các hệ thống đó.

BẢO TRÌ PCCC LÀ CÔNG VIỆC CỰC KỲ QUAN TRỌNG CHO HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC NHẰM MỤC ĐÍCH ĐỀ PHÒNG KHI CÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ XẢY RA

Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024

(Quy định về quản lý, bảo quản, bảo trì PCC bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy)

Bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa hệ thống PCCC tự động, bán tự động

Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024

  1. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
  2. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  3. Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997,TCVN 71611:2002, TCVN7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan đến bảo trì pccc).
  4. Các thiết bị của hệ thống báo cháy phải được kiểm tra về chất lượng, chủng loại trước khi lắp đặt. Hệ thống báo cháy tự động sau khi lắp đặt xong phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt PCCC trước khi đưa vào hoạt động.
  5. Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo trì bảo dưỡng mỗi năm ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và phải thử sự hoạt động của tất cả các thiết bị báo cháy. Khi phát hiện hư hỏng phải khắc phục ngay. Tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt hệ thống báo cháy nhưng ít nhất 2 năm 1 lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Khi bảo dưỡng phải kiểm tra độ nhạy của tất cả các đầu báo cháy. Những đầu báo cháy không đạt yêu cầu về độ nhạy phải được thay thế.
  6. Vậy theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 có quy định rất rõ ràng một năm cần bảo trì PCCC 1 năm là 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ & năng lực thực hiện bảo trì hệ thống pccc.

Quy trình bảo trì hệ thống PCCC đúng chuẩn Quốc tế

​1. Bảo trì hệ thống báo cháy tự động

- Vệ sinh và kiểm tra tủ báo cháy trung tâm, bình ắc quy cung cho tủ điều khiển, Đầu báo nhiệt, đầu báo khói - Vệ sinh và kiểm tra nút nhấn khẩn, chuông báo cháy, còi báo động - Rà soát và kiểm tra đấu nối lại đường dây tín hiệu nếu có dấu hiệu hư hỏng - Kiểm tra thực nghiệm toàn bộ hệ thống.

2. Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường & tự động

- Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng nhẹ tủ điều khiển, máy bơm cứu hỏa, máy bơm xăng, diesel, các đường ống, sprinkler và valve cứu hỏa - Chạy máy bơm 5-15ph, kiểm tra toàn bộ hệ thống chữa cháy - Xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không - Kiểm tra các đồng hồ volt, ampe xem điện áp nguồn như thế nào - Xem xét chế độ hoạt động của tủ - Kiểm tra các cầu giao tổng, cầu giao điều khiển máy bơm xem có hoạt động bình thường, và ổn định không - Rơle và delay timer xem tiếp điểm có đóng ngắt bình thường. - Kiểm tra máy bơm dầu diesel xem có quá nhiệt, tốc độ quay có bình thường cũng như tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy. - Xem các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ không, và kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.

3. Bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng PCCC

Kiểm tra hoạt động các hệ thống đèn thoát hiểm, đèn chiếu sáng khẩn cấp

Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024

4. Bảo trì hệ thông PCCC tự động Sprinkler

- Đầu phun có thể bị ăn mòn do nguồn nước dẫn đến rò rỉ. Hoặc bị tắc do bị đóng cặn canxi dẫn đến không hoạt động. Vì vậy, hệ thống đầu phun tự động Sprinkler cũng như các thiết bị nước khác cần được kiểm tra, bảo trì thường xuyên theo định kỳ. Để hệ thống được hoạt động tốt hơn, ổn định hơn . Các bước bảo trì hệ thống chưa cháy tự động Sprinkler gồm

  1. Tháo đầu phun Sprinkler khỏi hệ thống chữa cháy tự động

- Trước khi tháo đầu phun tự động Sprinkler ra khỏi hệ thống chữa cháy tự động, phải kiểm tra đường ống cấp nước xem còn nước trong ống không. Nếu còn thì xả đi cho hết nước rồi mới tháo ra. - Tháo đầu phun Sprinkler ra khỏi hệ thống, tháo toàn bộ nước thừa trong đầu nối từ ống chính và đầu phun (không để nước ra sàn nhà, thiết bị sử dụng xô hứng, rẻ sạch thấm nước thừa)

  1. Tháo, vệ sinh, kiểm tra tình trạng các chi tiết đầu phun Sprinkler

- Đầu phun Sprinkler gồm các chi tiết. Thân đầu phun, chốt chặn, bộ cảm ứng nhiệt, tấm dẫn hướng - Tháo các chi tiết, tiến hành vệ sinh các chi tiết của đầu phun Sprinkler. - Thay thế các đầu phun Sprinkler có dấu hiệu hư hỏng không thể khắc phục

  1. Khử cặn trong đường ống cấp nước cho đầu phun chữa cháy tự động, đầu phun sprinkler

- Đường ống chứa nước chữa cháy do lâu ngày không hoạt động có thể bị đóng cặn, ăn mòn. Cần kiểm tra, xử lý theo định kỳ. Cần làm theo các bước sau: - Tháo đầu phun Sprinkler ra khỏi hệ thống, vệ sinh vị trí bắt ren. Bịt kín đầu vị trí đầu phun vừa tháo, bằng đầu bịt ren. Sau đó, bơm nước sạch kèm hóa chất tẩy cặn canxi vào lại đường ống. Bơm tối đa ngập 1/2 ống chính, ngâm trong 30 – 60 phút. Sau đó tháo toàn bộ nước dung dịch (theo quy trình bên trên). - Xả hết nước cũ trong đường ống và thay bằng nước mới - Kiểm tra tình trạng hoạt động của đường ống xem có bị rò rỉ hay không. Khắc phục sự cố rò rỉ, sơn lại đường ống chữa cháy nếu cần thiết.

  1. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống van, hệ thống điều khiển bơm trong hệ thống chữa cháy tự động

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống van. Kiểm tra thiết bị điều khiển trong tủ điều khiển bơm (như aptomat, khởi động từ, đồng hồ đo đếm). Kiểm tra tình trạng hoạt động của công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.(thiết bị giúp hệ thống chữa cháy hoạt động tự động khi xảy ra tụt áp, có dòng chảy) - Kiểm tra độ kín của van nước, thay ron nếu cần, xả thử nước. Tiến hành vệ sinh hệ thống van. - Bảo trì sửa chữa, thay thế các thiết bị nếu hoạt động không tốt.

  1. Bảo trì, bảo dưỡng bơm chữa cháy trong phòng bơm hệ thống chữa cháy tự động.

- Kiểm tra toàn bộ mũ ốc, vít bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết, các đầu dây điện. - Kiểm tra nước làm mát máy, kiểm tra mức nhiên liệu (đối với bơm dùng đầu nổ) dầu bôi trơn đảm bảo đủ, không bị rò chảy. - Kiểm tra hệ thống điện trong phòng bơm. Kiểm tra ắc quy dùng cho hệ thống đề nổ động cơ bơm dự phòng - Khởi động máy bơm chữa cháy, kiểm tra độ kín nước đầu đẩy. Kiểm tra tình trạng hoạt động của của đầu sên bơm nước, động cơ điện, động cơ đầu nổ. - Kiểm tra đầu hút cụ thể là rọ hút xem có giữ nước tốt không. - Bảo trì sửa chữa, thay thế các chi tiết bị hỏng nếu cần thiết - Sơn lại bơm chữa cháy nếu bị han rỉ bằng sơn chuyên dụng

Bảo dưỡng hệ thống pccc theo thông tư nào năm 2024

Bảng giá tham khảo kiểm tra – bảo trì hệ thống PCCC Cty PCCC Gia Phú

STT

Tên Vật Tư

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

1

Kiểm tra, bảo dưỡng tủ trung tâm báo cháy đưới 16 zoon

Tủ

1

2,000,000

2

Kiểm tra bảo dưỡng đầu báo khói

cái

1

70,000

3

Kiểm tra bảo dưỡng đầu báo nhiệt

cái

1

70,000

4

Kiểm tra bảo dưỡng nút ấn báo cháy

cái

1

70,000

5

Kiểm tra bảo dưỡng chuông báo cháy

cái

1

70,000

6

Kiểm tra dây tín hiệu

HT

1

1,000,000

7

Kiểm tra bảo dưỡng máy hệ thống máy bơm công xuất dưới 30HP, Kiểm tra bảo dưỡng đường ống chữa cháy thử áp lực nước