Bảo hiểm manulife chơi bao nhiêu lâu thì được hưởng năm 2024

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, ngoài việc xem xét nhu cầu và điều kiện tài chính, người tham gia cần phải chú ý đến các mốc thời gian quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như tránh những rắc rối không đáng có. Vậy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có những mốc thời gian nào?

Ngày phát hành hợp đồng

Ngày phát hành hợp đồng [hay còn gọi là ngày cấp hợp đồng] là thời điểm mà công ty bảo hiểm nhân thọ xác nhận đã nhận đủ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hợp lệ và phí bảo hiểm đầu tiên. Kể từ ngày phát hành hợp đồng cho đến ngày hợp đồng có hiệu lực, người tham gia vẫn được công ty bảo hiểm bảo vệ và cung cấp các quyền lợi tạm thời.

Ngày hiệu lực hợp đồng

Ngày hiệu lực hợp đồng là ngày mà hợp đồng bảo hiểm chính thức có hiệu lực. Đây là mốc thời gian để xác định ngày kỷ niệm và ngày đáo hạn hợp đồng, sẽ được ghi nhận tại trang hợp đồng hoặc giấy xác nhận thay đổi hợp đồng [nếu có].

Hiện nay, đa số ngày hiệu lực hợp đồng cũng chính là ngày cấp hợp đồng, tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, một số công ty bảo hiểm có quy định riêng về điều này.

Thời gian cân nhắc

Sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người tham gia sẽ có khoảng 14 - 21 ngày để cân nhắc và suy nghĩ có tiếp tục tham gia bảo hiểm hay không. Nếu không, người tham gia có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và nhận lại chi phí tham gia đã nộp trước đó.

Thời gian chờ bảo hiểm

Thời gian chờ bảo hiểm là khoảng thời gian chờ nhận bồi thường quyền lợi sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Mỗi loại bảo hiểm đều có thời gian chờ khác nhau, ví dụ như quyền lợi nằm viện có thời gian chờ là 30 ngày, quyền lợi thai sản là 270 - 365 ngày. Trong lúc chờ đợi, nếu có rủi ro phát sinh thì công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm chi trả quyền lợi.

Ngày kỷ niệm hợp đồng

Ngày kỷ niệm hợp đồng hàng năm hoặc định kỳ 3 năm, 5 năm, 10 năm... rơi vào ngày hiệu lực hợp đồng. Vào thời gian này, người tham gia sẽ nhận được nhiều quyền lợi ưu đãi như thưởng tiền nếu bạn đóng phí đầy đủ và đúng hạn; duy trì hợp đồng hoặc tăng mức tiền bảo hiểm lên 150% giá trị hợp đồng.

Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm

Ngày đáo hạn chính là thời điểm hợp đồng bảo hiểm kết thúc. Thời gian đáo hạn hợp đồng có thể là 10 năm, 20 năm hoặc cả đời, tùy vào từng sản phẩm. Lúc này, người tham gia sẽ nhận được quyền lợi đáo hạn với toàn bộ số tiền bảo hiểm, bảo tức và lãi chia tích lũy [nếu có]. Đây được xem như là khoản tiền tiết kiệm để dùng cho các dự định tương lai.

Thời hạn yêu cầu bồi thường và nhận quyền lợi bảo hiểm

Khi xảy ra các sự cố bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,... công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ tiến hành bồi thường quyền lợi cho người tham gia theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Thời gian yêu cầu nhận quyền lợi có thể là 15 hoặc 30 ngày tính từ lúc mà công ty bảo hiểm nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ.

Thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm

Sau thời hạn đóng phí bảo hiểm mà người tham gia vẫn chưa nộp các khoản phí đầy đủ thì có thể gia hạn thêm thời gian đóng phí, khoảng từ 60 - 120 ngày [tùy quy định ở mỗi công ty]. Trong khoản thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm, người tham gia vẫn được nhận các quyền lợi như thỏa thuận trong hợp đồng.

Thời gian khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm

Nếu hợp đồng bảo hiểm tạm thời mất hiệu lực do không đóng phí hay do khoản tạm ứng và nợ lãi lớn hơn giá trị tiền mặt/giá trị tài khoản hợp đồng, người tham gia vẫn có thể khôi phục lại hợp đồng trong vòng 2 năm kể từ lúc hợp đồng bị tạm dừng, sau khi nộp phí đầy đủ.

Bên cạnh đó, người tham gia còn có thể tiếp tục hợp đồng với khoản phí thấp hơn ban đầu để phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại. Tuy nhiên, quyền lợi bảo hiểm sẽ bị thay đổi.

Trên đây là 9 mốc thời gian quan trọng mà người tham gia cần lưu ý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, quyền lợi, các thời điểm khi tham gia bảo hiểm, hãy liên hệ ngay với Prudential để được tư vấn nhanh chóng.

Khi bạn cần xoay sở một khoản tiền, có nên chọn rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn? Nên cân nhắc điều gì khi rút tiền? Xem ngay trong bài viết!

Bảo hiểm nhân thọ được biết đến là sản phẩm giúp bảo vệ tài chính của bạn trước những rủi ro bất ngờ trong tương lai. Vậy trong trường hợp bất khả kháng, liệu rằng rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn có phải là giải pháp tốt nhất? Quyền lợi bảo hiểm và khoản tiền nhận lại khi đáo hạn sẽ ảnh hưởng như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn được không?

Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng tài chính có tính cam kết dài hạn, đòi hỏi sự duy trì cho đến thời điểm đáo hạn. Khi quyết định rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn, quyền lợi của bạn sẽ bị ảnh hưởng và mức độ tác động phụ thuộc vào thời điểm bạn rút tiền.

Ví dụ: Bạn đang tham gia hợp đồng bảo hiểm của Manulife với kế hoạch đóng phí trong 10 năm, nhưng đến năm thứ 3 vì cần tiền nên buộc phải rút, đó chính là rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn.

Công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ bạn rút tiền nếu bạn có nhu cầu, vấn đề là bạn cần cân nhắc kỹ vì việc rút tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi bảo hiểm, cụ thể như:

  • Rút tiền trong hai năm đầu: Nếu bạn quyết định rút tiền trong hai năm đầu kể từ thời điểm tham gia, thường bạn sẽ không được hoàn trả bất kỳ phí bảo hiểm nào bạn đã đóng.
  • Rút tiền sau hai năm, trước hạn đáo hạn hợp đồng: Trong trường hợp này, bạn có thể nhận được một khoản tiền nhất định, nhưng nó thường thấp hơn so với tổng số tiền bạn đã đóng trước đó. Lý do chính là khi bạn rút tiền trước hạn, công ty bảo hiểm đã phải chi trả nhiều chi phí liên quan đến hợp đồng, bao gồm chi phí ban đầu, quản lý hợp đồng, bảo hiểm rủi ro, quản lý quỹ, và chi phí hủy bỏ hợp đồng.
  • Giá trị hoàn lại: Nếu bạn rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hạn, bạn có thể không nhận được giá trị hoàn lại như kỳ vọng. Từ năm thứ 10 trở đi, giá trị hoàn lại sẽ tương đương với tổng số phí bạn đã đóng.

Tóm lại, việc rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn thường không được khuyến nghị. Bởi vì việc này sẽ làm giảm quyền lợi bảo hiểm của bạn và dẫn đến mất một phần giá trị tiền mặt tích luỹ trong hợp đồng. Trước khi quyết định rút tiền, bạn nên xem xét cẩn thận tình hình tài chính và mục đích sử dụng tiền rút, thảo luận với công ty bảo hiểm của mình để hiểu rõ tất cả điều kiện điều khoản.

Cách rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn

Nếu bạn băn khoăn “Có nên rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn không?” thì câu trả lời là không nên vì quyền lợi của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn có nhu cầu rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn thì có thể tham khảo các hình thức sau đây:

1/ Rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng:

Giá trị tài khoản hợp đồng là số tiền hiện có trong tài khoản hợp đồng, được hình thành từ phí bảo hiểm phân bổ và lãi đầu tư sau khi khấu trừ phí bảo hiểm rủi ro và các loại phí khác.

Khách hàng có quyền rút toàn bộ giá trị tài khoản trong hợp đồng sau thời gian cân nhắc. Mức phí sẽ được quy định tùy vào dừng dòng sản phẩm của từng công ty bảo hiểm. Ngoài ra, việc rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng phải tuân thủ theo các điều kiện sau:

  • Khách hàng phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Số tiền yêu cầu rút tối đa không được vượt quá 80% giá trị tiền mặt thực trả.
  • Số tiền yêu cầu rút tối thiểu không được thấp hơn quy định của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.
  • Số dư còn lại trong tài khoản không được thấp hơn quy định của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.

*Giá trị tiền mặt thực trả là giá trị thu được sau khi lấy giá trị hoàn lại trừ đi các khoản nợ [nếu có].

Với hình thức này, giá trị tài khoản của khách hàng và quyền lợi của người được bảo hiểm sẽ được điều chỉnh để phù hợp với số tiền thực tế.

Ví dụ, bạn muốn rút tiền trước hạn của bảo hiểm nhân thọ Prudential, việc rút giá trị tài khoản phải tuân thủ các quy định sau:

  • Khách hàng gửi yêu câu bằng văn bản theo mẫu của Prudential
  • Hợp đồng còn hiệu lực và đã qua thời gian cân nhắc
  • Số tiền rút tối thiểu 2.000.000đ
  • Số dư còn lại tối thiểu 2.000.000đ
  • Tài khoản đóng thêm: Toàn bộ
  • Tài khoản cơ bản: 80% giá trị tiền mặc thực trả

2/ Chấm dứt hợp đồng trước hạn:

Trong trường hợp xấu nhất, bạn muốn rút toàn bộ giá trị hợp đồng thì có thể tiến hành thủ tục chấm dứt hợp đồng trước hạn bằng cách gửi văn bản yêu cầu đến công ty bảo hiểm .

Với hình thức rút tiền này, nếu yêu cầu chấm dứt hợp đồng được công ty bảo hiểm phê duyệt, thì khách hàng sẽ nhận được giá trị tiền mặt thực trả. Số tiền này sẽ thấp hơn phí khách hàng đã đóng. Bên cạnh đó, chấm dứt hợp đồng trước hạn kèm theo mọi quyền lợi bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, khiến khách hàng thiệt hại không nhỏ. Vì vậy hãy cố gắng tìm cách khác thay vì chấm dứt hợp đồng trước hạn.

3/ Tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng:

Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực và bắt đầu từ năm hợp đồng thứ hai, khách hàng có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng hoặc giá trị hoàn lại và phải đáp ứng điều kiện của hợp đồng.

Ví dụ, khách hàng đang tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Manulife với kế hoạch đóng phí trong 10 năm cùng mức phí 10 triệu/ năm. Đến năm thứ 6 thì có nhu cầu tạm ứng từ giá trị hoàn lại, thời điểm này giá trị hoàn lại đang là 60 triệu.

  • Nếu khách hàng không nợ công ty thì có thể tạm ứng không vượt quá: 80%*60 = 48 triệu đồng.
  • Nếu khách hàng đang nợ công ty 5 triệu thì có thể tạm ứng không vượt quá: 80%*{48 – [ 5 + lãi của khoản nợ }

Bằng cách rút tiền này, khách hàng có trách nhiệm thanh toán lãi cho các khoản tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng theo quy định của từng công ty bảo hiểm.

Rút tiền bảo hiểm đúng hạn là gì?

Rút tiền bảo hiểm nhân thọ đúng hạn chính là rút tiền bảo hiểm nhân thọ khi đến ngày đáo hạn. Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là ngày cuối cùng của thời hạn hợp đồng được ghi nhận trên giấy chứng nhận bảo hiểm nếu hợp đồng còn hiệu lực đến thời điểm đó.

Thời gian đáo hạn hợp đồng sẽ tùy thuộc vào sản phẩm bảo hiểm khách hàng đã mua. Có thể là 15, 20 hoặc trọn đời tùy theo gói bảo hiểm.

Ví dụ: Chị N tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với thời hạn 15 năm, hiệu lực hợp đồng ký kết là ngày 1/2/2023, vậy ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm sẽ là 31/01/2038. Vào ngày đáo hạn, phần hợp đồng của người được bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực.

Nếu trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm mà người được bảo hiểm không xảy ra bất cứ rủi ro nào thuộc phạm vi bảo vệ của hợp đồng thì khách hàng sẽ được công ty chi trả một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là tiền đáo hạn bảo hiểm nhân thọ.

Lưu ý rằng, không phải sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào cũng có thời hạn đáo hạn, đặc biệt là những sản phẩm bổ trợ khi khách hàng tham gia cùng sản phẩm chính. Chỉ những sản phẩm bảo hiểm mang tính chất tích lũy mới có phần đáo hạn này, do vậy khách hàng cần kiểm tra kỹ với tư vấn viên để tránh hiểu lầm.

Nên lưu ý điều gì khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ?

Dù bạn rút tiền bảo hiểm đúng hạn hay trước hạn, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Chọn hình thức rút tiền phù hợp: Các công ty bảo hiểm thường cung cấp nhiều hình thức rút tiền cho khách hàng, bao gồm rút tiền một lần, rút tiền định kỳ, hoặc rút tiền theo nhu cầu. Bạn cần chọn hình thức phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của mình. Bên cạnh đó, việc đóng phí đúng hạn cũng quan trọng không kém, điều này giúp bạn tạo được lịch sử cá nhân uy tín và dễ dàng tham gia nhiều sản phẩm tài chính khác khi có nhu cầu. Bạn có thể cân nhắc kênh thanh toán bảo hiểm online qua MoMo với đa dạng đối tác bảo hiểm trên thị trường, an tâm thanh toán đúng hạn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn bảo mật.
  • Theo dõi quyền lợi bảo hiểm sau khi rút tiền: Khi rút tiền bảo hiểm, bạn cần kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng để biết được quyền lợi bảo hiểm sau khi rút tiền. Nếu cần, bạn cũng có thể mua các sản phẩm bảo hiểm khác để đảm bảo an toàn tài chính của mình.

Với những thông tin trên đây, MoMo hy vọng rằng bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi khi nào được rút tiền bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch dài hạn, vì vậy hãy cố gắng tham gia lâu dài để nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn khi đáo hạn nhé!

- Theo dõi MaMa Bảo hiểm tại đây để luôn cập nhật những kiến thức hay ho về Bảo hiểm Nhân thọ, cũng như các chương trình khuyến mãi độc quyền khi đóng phí bảo hiểm.

Bảo hiểm Manulife 1 năm đóng bảo nhiêu tiền?

Phí bảo hiểm định kỳ năm tối thiểu: 6 triệu đồng/năm [đối với bên mua bảo hiểm là doanh nghiệp với ít nhất 50 nhân viên tham gia, phí bảo hiểm định kỳ năm tối thiểu là 5 triệu đồng/năm].

Đóng bảo hiểm Manulife bảo lâu thì rút được?

Câu hỏi: Khi nào được rút tiền bảo hiểm Manulife Bạn có thể rút tiền bảo hiểm Manulife sau một khoảng thời gian cụ thể quy định trong hợp đồng, thường từ 2 năm trở lên. Thời điểm cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm bảo hiểm và điều khoản cụ thể trong hợp đồng của bạn.

Đóng bảo hiểm Manulife bảo lâu thì được hưởng thai sản?

Mỗi công ty đều có quy định về thời gian chờ của quyền lợi thai sản cho từng sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, có thể là 270/280 ngày hoặc 12 tháng.

Đóng bảo hiểm nhân thọ 7 năm rút được bảo nhiêu tiền?

Khách hàng phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. Số tiền yêu cầu rút tối đa không được vượt quá 80% giá trị tiền mặt thực trả. Số tiền yêu cầu rút tối thiểu không được thấp hơn quy định của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.

Chủ Đề