Bao lâu thì sẹo ổn định

Bạn có cảm thấy hoang mang khi nhận câu trả lời là “không bao giờ” cho câu hỏi Sẹo lồi bao lâu thì khỏi? Mình không giỡn, đây là sự thật nếu bạn cứ mong chờ một ngày tự nhiên hết sẹo mà không bắt tay thực hiện “xử lí” chúng.

1. Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Sẹo là kết quả của quá trình hình thành mô sợi để thay thế cho vết thương.

Thời gian để cơ thể phục hồi sau thương tổn bao gồm 3 giai đoạn: phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức. Thông thường, cơ thể sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để kinh qua cả ba giai đoạn này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, khả năng can thiệp, vị trí tổn thương trên cơ thể… có thể để lại các loại sẹo khác nhau: sẹo bình thường hay sẹo khác thường [như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo…]

Trong tầm tuổi từ 10-30 con người ta dễ bị mắc sẹo nhất và phần lớn là nữ giới. Sẹo lồi có thể bị ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên nổi trội hơn cả là các vùng hay vận động như tay, chân...Sẹo lồi thường có màu hồng hoặc tím, sờ vào có cảm giác cứng, nhẵn mịn và ngứa.

Đặc điểm của sẹo lồi là nổi cao trên bề mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới của sẹo thậm chí phát triển phì đại rất lớn tùy theo cơ địa hoặc vị trí bị sẹo.

Tuy nhiên, vết thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi xuất hiện những yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã từng có sẹo lồi trước đó.

  • Vết thương căng quá hoặc chùng quá.

  • Tồn tại vật lạ trong da như tóc, lông hay bụi bẩn.

2. Trị sẹo lồi bao lâu thì khỏi

Không có một câu trả lời chắc chắn nào cho câu hỏi khó này. Có thể là 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 1 năm thậm chí là không bao giờ. Bởi thời gian điều trị còn phụ thuộc vào độ lớn vết thương và thời gian hình sẹo lồi trước đó.

Việc điều trị sẹo lồi cũng phải tuân thủ theo phác đồ điều trị khoa học và hợp lý. Liệu trình phù hợp thì có thể làm mất đi sẹo lồi một cách triệt để và an toàn. Bởi một khi vết sẹo lồi đã hình thành ở trên da thì cần một thời gian để lấy đi các mô sợi và ổn định lại sự hoạt động bình thường của các tế bào da ở vị trí của sẹo. Nếu tác động cơ học một cách đột ngột không những không làm cho sẹo mất đi hoàn toàn mà còn khiến vùng da mang sẹo đó bị tổn thương hơn.

Đối với những loại sẹo mới hình thành trên da do ngã, va chạm... hiện nay mọi người thường dùng phương pháp tự nhiên để điều trị. Đây là cách trị sẹo vô cùng tiết kiệm tiền bạc bởi sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như nghệ, tỏi, chanh, mật ong, nha đam, hành tây,… Những nguyên liệu này có hiệu quả cao trong việc tái tạo da và làm liền sẹo, tuy nhiên với sẹo lâu năm thì tác dụng không đáng kể.

Còn về câu hỏi sử dụng phương pháp tự nhiên trị sẹo trong bao lâu thì khỏi thì bạn phải xác định là thời gian tương đối dài. Bởi vì các sản phẩm này tác động một cách từ từ, thường phải mất vài tuần, thậm chí là vài tháng mới nhìn một chút tiến triển.

Nhưng nếu bạn muốn có kết quả nhanh chóng hơn thì có thể đầu tư một khoản lớn tới thẩm mỹ viện phẫu thuật bỏ sẹo. Chỉ trong phút là bạn đã không còn những vết sẹo lồi đáng ghét nữa. Nhưng bạn phải chăm sóc để da hồi sau phẫu thuật khoảng 1 tháng.

Vậy muốn hết sẹo nhanh mà không có điều kinh thế thì làm thế nào? Cùng đọc phương pháp dưới nhé.

3. Trị sẹo lồi hiệu quả với kem trị sẹo

Phương pháp giúp bạn hết sẹo lồi nhanh chóng nhất nhưng lại tiết kiệm chi phí đó chính là sử dụng các loại kem trị sẹo hiệu quả.

Là sản phẩm có nguồn gốc từ 100% nguyên liệu tự nhiên nên vô cùng an toàn cho da, từ trẻ em tới người lớn đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không lo bị kích ứng.  Bởi vậy mà hai sản phẩm Scar Esthetique và RejuvaSil đều rất được ưa chuộng.

Trị sẹo lồi hiệu quả với Scar Esthetique

Trị sẹo lồi hiệu quả với RejuvaSil

Dù là tốt như vậy nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc trị sẹo thì bạn cũng nên làm đúng theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Rửa sạch vùng da bị sẹo bằng nước ấm trước khi thoa kem.

Bước 2: Dùng tăm bông bôi một lớp mỏng lên vết thương, kết hợp massage nhẹ nhàng. Sử dụng đều đặn 2 đến 3 lần/ ngày. Đối với những vết sẹo không phải ở vùng mặt có thể dùng 4 lần/ ngày.

Kiên trì thì thường thì sau khoảng 1-2 tháng bạn sẽ thấy có sự biến chuyển rõ rệt, vết sẹo mờ dần, da có cảm giác như đang được thay mới.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng kem trị sẹo:

  • Dùng cho cả nam lẫn nữa ở mọi lứa tuổi và đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên mới được sử dụng.

  • Tuyệt đối không để kem dây vào mắt vì mắt rất nhạy cảm, nếu có phải rửa bằng nước sạch thật kỹ.

  • Nếu vết thương hở thì bạn không nên bôi kem, chờ cho đến khi lên da non và liền miệng hoàn toàn mới thoa keo đẻ ngừa hình thành sắc tố đen trên vùng bị thương tạo ra sẹo.

  • Sau khi thoa kem trị sẹo khoảng 30 phút chờ kem khô và thẩm thấu vào bên trong.

  • Che chắn vùng da bị sẹo cẩn thận và nhớ thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để tránh bị đen vùng da sẹo đó.

  • Kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như gà, rau muống...

  • Phải kiên trì bôi kem hàng ngày.

Với những chia sẻ hết sức hữu dụng ở trên của bản thân, hi vọng bạn không còn hoang mang với câu hỏi “Sẹo lồi bao lâu thì khỏi?” nữa. Vì bạn cần tới sự phụ thuộc của hai yếu tố thời gian hình thành vết sẹo và phương pháp mà bạn định làm nữa nhé.

>>Xem thêm: Dùng cách này, sẹo lồi đến mấy cũng hết

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    0988485336

 0988485336

FACEBOOK: 

//www.facebook.com/thuoctriseousa 

[click link để tư vấn]

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HỒNG HẢI

Địa chỉ: Số 2, M1 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Email:  

GỌI NGAY: 0988 48 53 36 - 0912 95 36 61

Liền vết thương là quá trình cần thiết trong cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nó diễn ra mỗi khi cơ thể gặp phải những dạng tổn thương khác nhau như: vết rách, vết trầy xước, vết thương thủng, vết thương mổ,… Các vết thương hở nói chung có quá trình liền vết thương diễn ra tương tự nhau, hiểu về quá trình này giúp chúng ta chăm sóc vết thương tốt hơn, ít để lại sẹo.

1. Quá trình liền vết thương diễn ra như thế nào?

Bất cứ vết thương nào cũng đều trải qua 3 giai đoạn liền vết thương bao gồm:

1.1. Giai đoạn cầm máu và viêm

Quá trình cầm máu diễn ra ngay sau khi xuất hiện vết thương, yếu tố đông máu sẽ khiến máu đông lại, cùng với huyết tương hạn chế sự chảy máu. Tuy nhiên, với các vết thương lớn, cần có biện pháp hỗ trợ để cầm máu diễn ra nhanh hơn, tránh đông máu chậm dẫn đến mất nhiều máu.

Liền vết thương là quá trình tự nhiên khi gặp tổn thương

Phản ứng viêm sau tổn thương diễn ra khoảng từ vài giờ đến 4 ngày, với các vết thương mãn tính quá trình viêm có thể kéo dài hơn. Trong quá trình này có sự tham gia của nhiều tế bào, chủ yếu là:

  • Tiểu cầu.

  • Bạch cầu trung tính.

  • Đại thực bào.

Sau tổn thương, mạch máu bị vỡ sẽ hình thành cục máu đông cản trở sự chảy máu, chất ngoại gian bào tạm thời cũng được tạo thành để làm kín vết thương. Đồng thời, 1 hoạt chất cũng được tiết ra để thu hút các tế bào quan trọng tham gia thúc đẩy làm lành tại vị trí tổn thương.

Phản ứng viêm tạo ra do tế bào bạch cầu tiết tế bào viêm, còn đại thực bào làm nhiệm vụ làm sạch vết thương.

1.2. Giai đoạn tăng sinh

Giai đoạn tăng sinh kéo dài từ 1 - 3 tuần, có thể kéo dài lâu hơn tùy vào đặc điểm, vị trí và mức độ tổn thương. 3 quá trình chính diễn ra trong giai đoạn này bao gồm:

Giai đoạn tăng sinh tế bào giúp lấp đầy vùng tổn thương

  • Tái cấu trúc.

  • Lên mô hạt.

  • Biểu mô hóa.

Mục đích của giai đoạn tăng sinh là hình thành các mô và mạch máu mới bù lại các tế bào, mạch máu bị tổn thương trước đó. Bản chất là sự tăng sinh của tế bào nội mô kết hợp với nguyên bào sợi.

Ngoại gian bào được tái tạo đầu tiên, sau đó một số hoạt chất bên trong khiến biểu bì da cũ bị suy thoái, đồng thời loại ngoại gian bào mới giúp làm sạch vết thương cũng xuất hiện.

Các nguyên bào sợi sẽ chuyển đổi thành cơ nguyên bào sợi, chúng sắp xếp lại các ngoại gian bào để các tế bào của vết thương liên kết với nhau tốt hơn. Quá trình này sẽ diễn ra đầu tiên ở phần mép và phần phụ của vết thương rồi tiến dần vào trung tâm.

Quá trình tăng sinh này sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa vùng mép da tổn thương dần dần vào trung tâm khi chuẩn bị lành vết thương.

1.3. Giai đoạn tái tạo

Hai tế bào chính tham gia vào giai đoạn tái tạo cuối cùng để làm liền vết thương là nguyên bào sợi và đại thực bào. Chúng sẽ di chuyển cùng các tế bào mới từ đáy vết thương lên, đỉnh điểm sau khoảng 3 tháng đến 1 - 2 năm để vết thương lành hoàn toàn. Đây cũng là giai đoạn hình thành sẹo vết thương, có thể là sẹo lồi, sẹo lõm hoặc sẹo rất mờ.

Giai đoạn tái tạo sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa nhẹ

Cơ nguyên bào sợi có vai trò tổ chức các ngoại gian bào mới, tạo liên kết chặt chẽ với các bó vi sợi. Cùng với đó là hàng loại hoạt chất mới dẫn đến phản ứng sinh học để tăng mật độ tế bào, ổn định chất nền và tăng sức đề kháng.

Cùng với công việc sửa đổi, collagen cũng dần được tạo thành. Sau đó, nguyên bào sợi sẽ phân hủy thay thế vào đó là các ngoại gian bào mới khỏe khoắn, vết thương lúc này đã lành.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương

Quá trình liền vết thương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quyết định đến tốc độ liền vết thương cũng như di chứng để lại tiêu biểu là sẹo hay thâm sạm vùng da bị tổn thương.

2.1. Bản chất của tổn thương

Một vết thương lớn, sâu sẽ cần thời gian liền vết thương lâu hơn, cả ba giai đoạn diễn ra đều trong thời gian dài hơn và nguy cơ để lại sẹo. Còn các vết thương nhỏ, nông thì thường dễ lành, ít để lại sẹo hơn.

Ngoài ra, mức độ tổn thương cũng ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Thực tế, các vết thương bị bầm dập nhiều có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn các dạng vết thương khác. Nếu bị nhiễm trùng, mưng mủ nặng, thời gian liền vết thương sẽ bị kéo dài và khả năng để lại sẹo lớn.

2.2. Phương pháp xử lý vết thương

Vết thương ban đầu có được xử lý, làm sạch tốt không để tránh khỏi hiện tượng nhiễm trùng vết thương và mưng mủ kéo dài rất quan trọng.

Xử lý vết thương tốt giúp quá trình liền diễn ra nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng

2.3. Yếu tố khác

Tốc độ liền vết thương còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ thể và môi trường tác động như:

  • Độ tuổi: Người càng lớn tuổi thì quá trình liền vết thương càng chậm hơn so với người trẻ tuổi.

  • Chế độ ăn uống: Người ăn uống thiếu hụt Vitamin, chất đạm, kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác có tốc độ liền vết thương chậm hơn.

  • Người có hệ miễn dịch kém, có thể là người đang điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, tốc độ làm lành tổn thương cũng chậm hơn.

  • Người mắc bệnh đái tháo đường.

3. Lưu ý giúp đẩy nhanh quá trình liền vết thương

Hai điều quan trọng của quá trình liền vết thương là tình trạng nhiễm trùng và để lại sẹo, vì thế chăm sóc vệ sinh vết thương trong suốt quá trình này rất quan trọng. Bất cứ loại thuốc bôi trực tiếp nào cần có hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng các bài thuốc dân gian không có kiểm chứng, nguy cơ gây biến chứng và nhiễm trùng rất cao.

Sẹo luôn là điều lo lắng mỗi bị vết thương xuất hiện, ngoài quá trình chăm sóc tốt khi liền vết thương, có thể sử dụng thuốc đặc trị sẹo. Với vùng tổn thương, nên hạn chế cử động mạnh khiến vết thương lâu lành, nghỉ ngơi nhiều hơn và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Kem trị sẹo sẽ làm giảm sẹo xấu sau khi liền vết thương

Hiểu về Quá trình liền vết thương và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương tốt hơn, hạn chế kéo dài quá trình cũng như nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo sau đó.

Video liên quan

Chủ Đề