Bắt giữ lùa đảo xnk thanh hóa 2023 năm 2024

Thi hành lệnh bắt bị can tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Sầm Sơn và Cục thuế khu vực Sầm Sơn - Quảng Xương

Theo đó, cơ quan điều tra ra lệnh bắt tạm giam đối với 7 đối tượng đưa, nhận hối lộ; áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 16 đối tượng còn lại [các quyết định khởi tố bị can đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê chuẩn].

Đây là vụ án có số đối tượng bị khởi tố về tội đưa và nhận hối lộ nhiều nhất từ trước đến nay mà Công an Thanh Hóa đã phát hiện bắt giữ...

Theo tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra [ANĐT], khoảng cuối năm 2020 đến cuối năm 2022, tình hình đất đai trên địa bàn TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, có nhiều biến động do công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư...

Lợi dụng nhu cầu tách sổ, chuyển nhượng, đề nghị cấp mới, cấp đổi, sang tên đổi chủ và biến động đất đai của người dân, trong khi nhận thức của người dân về Luật đất đai và thủ tục hành chính còn hạn chế, một số đối tượng đã câu kết với một số cán bộ làm việc trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên môi trường, địa chính phường, chi cục thuế... đứng ra làm trung gian, nhận khoán hồ sơ, giấy tờ, đăng ký biến động đất đai cho người dân và lấy một khoản tiền chi phí từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hoá đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng gồm: Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1988; Lê Hải Đăng, sinh năm 1994; Vũ Văn Quang, sinh năm 1986, đều là cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Sầm Sơn; Cao Thị Thùy Dung, sinh năm 1992, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thanh Hóa; Trịnh Thị Hoa, sinh năm 1983, cán bộ Cục thuế khu vực Sầm Sơn - Quảng Xương; Lê Thanh Bình, sinh năm 1990, nhân viên Văn phòng công chứng Lê Thành Phương, TP. Sầm Sơn và Trương Thị Hồng, sinh năm 1981, cán bộ địa chính phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn.

Ngoài 7 đối tượng trên, Cơ quan ANĐT đã khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 16 đối tượng còn lại.

Bước đầu Cơ quan ANĐT Công an Thanh Hóa xác định, trong số 23 đối tượng bị khởi tố có 8 đối tượng có hành vi "Nhận hối lộ" và 15 đối tượng có hành vi "Đưa hối lộ". Riêng đối với 5 cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Sầm Sơn là: Lê Hải Đăng; Vũ Văn Quang; Lê Thị Oanh; Trần Thị Xuân và Phạm Thị Trang đã lợi dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công trong tiếp nhận, xử lý và tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh ký các hồ sơ liên quan đến đất đai đã thỏa thuận, nhận tiền đối với các đối tượng có nhu cầu làm nhanh hoặc xử lý hồ sơ thủ tục đất đai để nhận hối lộ trong thời gian dài và thực hiện nhiều lần.

Để làm nhanh hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của người đưa hối lộ, 5 đối tượng này đã liên hệ, thỏa thuận và chuyển tiền cho Trịnh Thị Hoa, cán bộ thuế khu vực Sầm Sơn - Quảng Xương và Cao Thị Thùy Dung, cán bộ văn phòng đăng ký đất đai tỉnh với tổng số tiền giao dịch hơn 600 triệu đồng.

Hiện, Cơ quan ANĐT - Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra mở rộng để đưa các đối tượng trên ra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Qua công tác nắm tình hình và áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Như Xuân đã phối hợp với các đơn vị chức năng đồng loạt bắt giữ 11 đối tượng trong ổ nhóm này đang có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khám xét tại chỗ, lực lượng Công an đã thu giữ 18 bộ máy tính để bàn, 20 điện thoại di động, 1 laptop là công cụ, phương tiện mà các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng của hàng nghìn nạn nhân trên điạ bàn cả nước.

Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT, từ khoảng cuối tháng 9/2023, sau khi học được “ngón nghề” lừa đảo trên không gian mạng từ một số đối tượng trở về từ Campuchia, Lê Tất Đạt đã mua 20 bộ máy tính cũ, 20 điện thoại di động thông minh mang về Hà Nội và Thanh Hóa thuê 2 địa điểm tại chung cư “Hùng Hiền 68” phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa và số nhà 29, ngõ 6, tổ dân phố An Lạc, thị trấn Châu Quỳ, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội làm “đại bản doanh”.

Sau khi thuê được địa điểm, Đạt đã tuyển dụng gần 20 đối tượng là sinh viên, học sinh có kiến thức tin học, có kĩ năng giao tiếp và giao cho mỗi người một bộ máy tính để bàn, 1 điện thoại di động có cài sẵn các nội dung, dữ liệu trên tài khoản facebook, zalo và phân ra 2 nhóm tại Hà Nội, Thanh Hóa để tổ chức hoạt động lừa đảo trên không gian mạng.

Để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lê Tất Đạt đã hướng dẫn các “nhân viên” những “ngón nghề” lừa đảo. Theo đó, các đối tượng đã lập ra các trang Fanpage “Se duyên 1”, “Se duyên 2”, “Xem tình duyên miễn phí”…. trên mạng xã hội Facebook và chạy quảng cáo. Khi có “khách” nhắn tin qua trang Fanpage hỏi thì các đối tượng đã tự xưng là “thầy”, “cậu”, “cô”… và yêu cầu nạn nhân kết bạn Zalo để được “tư vấn”.

Trong quá trình “tư vấn”, các đối tượng đã yêu cầu “khách” để lại thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh…. Sau đó các đối tượng lên mạng tìm kiếm thông tin cơ bản về phong thuỷ hợp với tuổi của khách cung cấp rồi giả vờ tư vấn cho khách, đồng thời đưa ra những lời đe dọa phải giải vận hạn nếu không sẽ gặp nhiều rủi ro trong thời gian tới.

Sau khi tạo được lòng tin, các đối tượng đề nghị “khách” mua các đồ vật tâm linh như: bùa, ngải…để giải hạn hoặc vật phẩm mang lại may mắn như “đồng tiền xu, vòng gỗ hoàng đàn, vòng tỳ hưu, nhẫn” với giá giao động từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng tuỳ theo điều kiện của khách hàng. Thực tế, các mặt hàng này có giá trị thấp, các đối tượng chỉ mua với giá từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng.

Với thủ đoạn trên, chỉ tính từ cuối tháng 9/2023 cho đến khi bị bắt, Lê Tất Đạt đã chỉ đạo các “nhân viên” của mình thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của hàng nghìn nạn nhân trên cả nước với số tiền khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Thượng tá Mai Anh Tiến, Trưởng công an huyện Như Xuân cho biết: Đây là một thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Thời đại 4.0, dịch vụ bói toán, tử vi trực tuyến nở rộ và được quảng cáo, mời chào công khai trên không gian mạng. Nhiều trang mạng xã hội quảng cáo các dịch vụ tâm linh có tới vài chục thậm chí cả trăm nghìn lượt người theo dõi. Đây là “mảnh đất” màu mỡ cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo.

Các đối tượng trong ổ nhóm này đã lợi dụng niềm tin tâm linh của người dân để lừa đảo. Trong đó, bọn chúng thường nhằm vào những người có hoàn cảnh trắc trở, éo le, kém may mắn trong cuộc sống, quá tin vào những lời đồn thổi, bói toán vô căn cứ…để lừa đảo.

Hiện Công an huyện Như Xuân đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, xác định các bị hại cùng các đối tượng khác có liên quan để xử lý theo quy định.

Chủ Đề