Bầu 33 tuần bé nặng bao nhiêu

Thai nhi tuần 33 là bạn đã ở rất gần tháng mang thai cuối cùng của mình rồi. Cũng đã sắp đến lúc bạn đếm ngược từng ngày, và có vẻ như chẳng mấy chốc mà bạn sẽ chạm đến cái đích của 40 tuần mang thai. Nếu bạn vẫn đang đi làm, thì đây là lúc bạn thu dọn để kết thúc công việc, vì thường thời gian nghỉ sinh bắt đầu từ trước khi sinh khoảng 4 đến 6 tuần.

Tham khảo: Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu

Khi thai nhi 33 tuần tuổi, những ngày làm việc cuối cùng dường như trôi qua rất chậm chạp, bạn tưởng như chúng chẳng bao giờ kết thúc cả. Ngoài em bé ra, tập trung vào thứ gì bây giờ cũng quá khó khăn, và bạn thấy mình như cứ trôi dạt vào những miền mông lung tưởng tượng nào vào đúng những lúc không nên nhất. Đây là cách mà tạo hóa chuẩn bị tâm lý cho bạn để bạn bước vào một trong những sự kiện đặc biệt nhất trong đời. Vậy nên, ít nhất cũng hãy cố gắng tỏ ra mình rất quan tâm chăm chú đến cuộc họp, cho dù thực ra bạn đang bận rộn nhẩm tính từng cái quần cái bỉm trong tủ áo quần của em bé!

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Những tuần cuối cùng này là lúc bạn nên dành thời gian để thư giãn và cảm thấy tự hào về những gì mà cơ thể bạn đang làm để nuôi dưỡng em bé. Cho dù đáng ra bạn phải cảm thấy rất mệt mỏi khi mang thai tuần thứ 33, thì vẫn có những điều dễ chịu để bạn tận hưởng. Thường thì mọi người sẽ đối xử rất tử tế với bạn, và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu họ thấy bạn đang cần. Mọi người thường tò mò và quan tâm một cách chân thành về bạn, về em bé; và bạn sẽ thường được hỏi rằng bao giờ thì sinh, bạn có biết em bé là con trai hay con gái chưa, đây có phải là con đầu lòng của bạn hay không, v.v… Sự quan tâm, thích thú của mọi người thường dễ được lan tỏa, và điều này thường khiến bạn càng cảm nhận được rõ ràng rằng bạn sắp đón nhận một sự kiện rất trọng đại trong đời. Mọi người cũng rất dễ thông cảm với bạn, nên bạn không cần phải mất sức giải thích gì nhiều mỗi khi bạn muốn nghỉ ngơi thay vì tham gia một vụ tiệc tùng hay tụ tập nào đó. Và sự thật là bạn sẽ muốn làm như vậy, nhất là nếu bạn mang thai vào mùa hè, khi mà việc phải ì ạch mang vác một chiếc bụng bầu bự quả là một thử thách.

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

  • Nếu thai nhi 33 tuần tuổi vẫn còn đang nằm ngôi ngược, thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều này sẽ khiến cho bạn thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa. Nằm ngôi thuận là tư thế thuận lợi nhất để em bé ra đời.
  • Khi mang thai tuần 33, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non. Bạn sẽ thấy sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Ngực bạn càng trở nên nặng nề hơn và vằn vện những đường gân máu xanh. Hãy nhớ mặc áo ngực dành cho thai phụ, và cỡ loại vừa vặn, phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực mà hai bầu ngực nặng nề đang đặt lên vai và lồng ngực của bạn.
  • Khối nước ối bao bọc em bé đang đạt khối lượng lớn nhất vào giai đoạn thai nhi tuần 33, và từ giờ nó sẽ chỉ giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, và không hề giống mùi nước tiểu. Ở giai đoạn này, các bà mẹ mang thai thường hay nhầm lẫn, không biết họ đang bị đái rắt hay rò nước ối. Nếu bạn nghi ngờ màng ối của bạn bị vỡ, hãy nhờ bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn kiểm tra. Họ sẽ xét nghiệm dịch này để biết nó thực chất là gì.
  • Bạn sẽ có thể cảm giác như tim mình đang đập loạn nhịp, hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này. Bởi vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, việc tim đập nhanh là rất bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau ngực và khó thở khi mang thai, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay.  

  • Một cảm giác nóng ruột thiếu kiên nhẫn bắt đầu len lỏi vào trong bạn. Bạn cảm thấy chờ đợi như vậy là quá đủ rồi. Bạn đã tưởng tượng hình dáng và khuôn mặt của con lâu nay, và giờ bạn chỉ muốn xem xem tưởng tượng của mình đúng đến đâu. Con mình liệu có cái mũi giống mình không? Liệu nó trông có giống bố chồng mình không? Liệu có phải là con trai [hoặc con gái] giống như mình mong muốn hay không? Có hàng triệu câu hỏi nhảy nhót trong đầu bạn. Hãy kiên nhẫn. Em bé vẫn đang lớn, và sẽ ra đời khi em bé đã sẵn sàng.
  • Bạn sẽ hơi ủy mị một chút, và dễ bị xuống tinh thần trong tuần này. Chân và lưng đau nhức cứ rút hết sức lực của bạn, và bạn giờ chẳng muốn làm gì nữa cả. Hãy chiều theo những gì mà cơ thể đang cố gắng nói với bạn: nghỉ ngơi một chút, và hãy thư giãn, đừng bắt bản thân mình phải cố gắng quá khi không cần thiết. Hãy bỏ ra hẳn mấy ngày để thư giãn nếu bạn có điều kiện làm vậy. Bạn vẫn chưa đến lúc sinh, thế nên hãy chăm sóc, nuôi dưỡng bản thân mình cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thật là khó để nhớ đến thai kỳ như một quãng thời gian khỏe mạnh bình thường trong đời. Đôi khi nó trở thành một gánh nặng, nhưng đối với phụ nữ mạnh khỏe và đầy đủ khả năng sinh sản, thì mang thai là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Hãy bình thường hóa nó, đừng nhìn nó như thể một cái gì đó bất bình thường và cần được chữa trị.

Tham khảo: 

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

  • Não của em bé sẽ phát triển rất mạnh vào giai đoạn thai nhi tuần 33. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để đến khi sinh ra, em bé sẽ hoàn toàn đủ khả năng để tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Hãy nhớ ăn các thức ăn giàu Omega 3 và DHA, những thức này rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não. Các loại dầu cá như dầu cá hồi, cá xac-đin và cá ngừ là những nguồn thực phẩm rất tốt có chứa các chất này.
  • Khoảng thời gian mẹ mang thai 33 tuần, não của bé đã phát triển khá tốt. Không giống như những loại xương khác trong cơ thể đã trở nên cứng cáp, hộp sọ của bé lúc này vẫn rất mềm để việc chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo bộ não của bé được bảo vệ tốt nhất. 
  • Theo Whattoexpect, ở tuần tuổi này, bé đã có thể phân biệt ngày và đêm vì thành tử cung ngày càng mỏng hơn, giúp nhiều ánh sáng xuyên qua bụng mẹ hơn. 
  • Bé đã đạt đến một cột mốc quan trọng: có hệ thống miễn dịch của riêng mình. Các kháng thể đang được truyền từ mẹ sang thai nhi khi hệ thống miễn dịch đang phát triển. Hệ thống miễn dịch sẽ giúp cho trẻ vừa lọt lòng có thể chống lại một số loại vi trùng. 
  • Khi thai nhi 33 tuần tuổi, em bé sẽ tăng thêm khoảng 450gr nữa. Cơ thể tiếp tục có thêm nhiều mô mỡ để bảo vệ em bé lúc sinh ra. Đa phần các em bé sẽ bị giảm cân trong khoảng một tuần đầu sau khi sinh, hệ quả của việc sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sau khoảng hai tuần, đa số trẻ sơ sinh sẽ lại lên cân bằng với lúc mới sinh, hoặc cũng trên đà đạt được số cân cũ.
  • Em bé đã dài được khoảng 43.7 cm trong tuần này. Năng lượng được dồn để nuôi dài cơ thể giờ đây sẽ lại được tập trung để tăng số cân nặng. Trong vài tuần trước khi sinh, chiều dài em bé sẽ không tăng đáng kể, chỉ là vài cen-ti-mét mà thôi.
  • Em bé giờ đây sẽ không mấy khi cử động kiểu xoay tròn nữa, đơn giản là bởi vì tử cung đã quá chật chội để bé có thể chuyển động kiểu này. Nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi trong cách chuyển động của em bé. 

  • Nếu bạn định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham gia một lớp hướng dẫn cho con bú. Đọc sách báo về việc làm sao để áp em bé vào ngực đúng cách khi cho bú sẽ rất khác với lúc quan sát trực tiếp. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập bú cho bé. [Tham khảo: Cách chăm sóc bé]
  • Hãy mua một số tấm trải ni-lông để đặt lên chiếu của bạn. Nếu bạn bị vỡ ối khi đang nằm trên giường, bạn sẽ thấy nhẹ cả người vì mình đã chuẩn bị trước. Cũng nên chuẩn bị một cái khăn bông trong xe của bạn nữa, phòng khi bạn cần đến nó. Nếu nước ối bị vỡ khi đầu của em bé vẫn còn nằm cao phía mạng sườn, thì có khả năng nước ối sẽ phun ra nhiều hơn so với khi em bé đã trôi xuống phía dưới, nằm ở phần xương chậu.
  • Nếu bạn vẫn chưa đăng ký gói dịch vụ sinh nở nào, thì bây giờ hãy chuẩn bị cho việc đó. Suy nghĩ xem bạn muốn sinh cách nào, và ai là người ở bên cạnh bạn khi bạn sinh. Hãy nhớ rằng, khi nói đến chuyện sinh con thì không có gì là chắc chắn, và ưu tiên lớn nhất của bạn vẫn phải là sức khỏe và hạnh phúc của bạn và em bé.
  • Hãy nhìn vào danh sách tên mà bạn muốn đặt cho em bé, và chọn lấy những cái nào nổi bật nhất, khiến bạn thích nhất. Có thể có những cái tên vừa tháng trước bạn còn rất thích thú, thì giờ đây đã bị đẩy sang cột “chắc chắn không chọn”. Nếu bạn và bạn đời không thể đồng ý về một cái tên, thì hãy để cho cả hai có thêm thời gian. Đừng đánh giá thấp khả năng của em bé, vốn có thể khiến cho bạn nghĩ tới một cái tên mà bạn chưa từng nghĩ ra. “Trông con mình giống như một…” là câu nói mà các ông bố bà mẹ khắp nơi trên thế giới thường thốt lên.

Quan hệ tình dục khi mang thai tuần 33 

Hầu hết phụ nữ đều tự hỏi rằng họ có thể quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối của thai kì hay không. Bạn vẫn có thể quan hệ tình dục một cách an toàn miễn là bạn không có những vấn đề về sức khỏe thai kỳ. Lưu ý rằng cơ thể của bạn đang thay đổi và điều này có thể khó khăn hơn một chút đối với bạn. Bạn cần tìm tư thế thoải mái nhất cho mình và chồng. 

Khi nào nên tránh quan hệ tình dục

  • Vỡ nước ối – quan hệ trong tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy khám bác sĩ nếu bạn không chắc đó là nước ối bị vỡ. 
  • Cổ tử cung của bạn gặp bất kì vấn đề nào có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai. 
  • Nếu bạn sinh đôi hoặc trước đây đã từng sinh non. 

Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm 

Bây giờ bạn đã bước vào những tuần cuối cùng của thai kì, lúc này bạn cần biết các dấu hiệu của chuyển dạ sớm để xử lý kịp thời. Mặc dù em bé của bạn hiện tại không được coi là đủ tháng nhưng có thể chuyển dạ sớm. Dấu hiệu của chuyển dạ sớm bao gồm: 

  • Các cơn gò càng ngày càng đều đặn và càng gần nhau hơn 
  • Đau lưng, thường sẽ là đau vừng lưng dưới. Cơn đau có thể hằng định hoặc từng cơn một, nhưng cơn đau sẽ không bớt đi dù bạn thay đổi tư thế hoặc làm gì khác để dễ chịu hơn 
  • Rỉ dịch âm đạo 
  • Triệu chứng giống như cúm: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Đến khám bác sĩ ngay dù các triệu chứng nhẹ
  • Tăng áp lực trong khung chậu hoặc âm đạo Tăng tiết dịch âm đạo 
  • Chảy máu âm đạo 

Một số dấu hiệu trên có thể khó phân biệt với các triệu chứng bình thường của mang thai như đau lưng. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào bạn nên kiểm tra. 

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
  • Thai nhi 34 tuần tuổi
  • Thai nhi 35 tuần tuổi
  • Thai nhi 36 tuần tuổi
  • Thai nhi 37 tuần tuổi
  • Thai nhi 38 tuần tuổi
  • Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

    Mang thai 10/12/2018

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Mang thai 19/03/2019

    Với những người bình thường, cảm cúm có thể nhanh chóng dứt điểm chỉ sau vài liều thuốc. Tuy nhiên, với bà bầu, việc sử dụng thuốc sẽ bị ít nhiều hạn chế. Vì vậy, những cách trị cảm cho bà bầu bằng những thành phần thiên nhiên, thực phẩm được rất nhiều mẹ ưu tiên.

    Bé tập đi 25/01/2019

    Thưởng chúng ta nghe nhiều về bệnh béo phì ở trẻ em, nhưng trẻ nhẹ cân cũng có thể là một vấn đề cần quan tâm. Vậy thiếu cân là gì? Câu nói của người xưa "nòi nào giống đó" có thể áp dụng cho trẻ em gầy. Những trẻ này có cha mẹ gầy luôn có số đo cân nặng và chiều cao ở phần dưới của biểu đồ tăng trưởng. Nhưng liệu đó có thực sự là vấn đề?

    Giúp bà bầu không bị tăng cân, đồng thời giúp bà bầu sáng mắt, chống sâu răng, chống các bệnh về viêm khớp.

    Phụ nữ có thai vẫn thường được khuyên là không nên tập thể dục trong thời kì này. Điều này dựa trên sự lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực lên em bé và cả thai phụ nếu tập quá sức. Nhưng hiện nay ai cũng biết một chế độ tập thường xuyên và điều độ trong suốt thai kỳ không chỉ tốt cho bà mẹ mà còn cho cả em bé.

    Tác dụng bổ tỳ vị, bổ phế, bổ khí sinh huyết, rất tốt cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ.

    Phôi thai tuần đầu chẳng khác biệt gì so với bình thường. Tuy nhiên, lúc này bạn cần bắt đầu lên kế hoạch và những công việc cần làm cho giai đoạn mang thai sắp tới.

    Với nguyên liệu là các loại rau củ quả tốt cho sức khoẻ, món salad Nga đã dần trở nên quen thuộc và được nhiều người Việt yêu thích.

    Con thông minh là niềm ao ước của tất cả các bà mẹ. Để hiểu tầm quan trọng của chế độ ăn uống đến phát triển não bộ thai nhi, bạn nên biết sự phát trển não bộ qua từng giai đoạn thai kỳ và sau sinh. Nắm được những giai đoạn phát triển của não bộ, chúng ta biết cách bổ sung kịp thời các dưỡng chất cần thiết tùy giai đoạn mang thai, giúp bà bầu biết nên ăn gì để con thông minh.

    Video liên quan

    Chủ Đề