Bầu uống sữa tươi có tốt không

Sữa bầu tuy tốt nhưng hương vị béo ngậy cùng quá nhiều dưỡng chất khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy ngán và tăng cân mất kiểm soát. Vì vậy, xu hướng lựa chọn sữa tươi thay cho sữa bầu lại càng phổ biến hơn cả. Nhưng sữa tươi hay sữa bầu tốt hơn thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Bởi vậy, “mẹ uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không” là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này và đưa ra những lưu ý cho chị em khi uống sữa trong quá trình mang thai. 

Các chuyên gia cho biết, sữa tươi hay sữa bầu tốt hơn còn dựa vào nhu cầu, sở thích và cơ địa của mỗi mẹ bầu. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sữa tươi không đường để thay thế cho sữa bầu, miễn là mẹ uống sữa đúng cách thì thai nhi vẫn có thể tăng cân. 

Sữa tươi có nhiều dưỡng chất và gần như nguyên chất nên rất dễ hấp thụ hơn sữa bầu. Một số thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong sữa tươi có thể kể đến như: Chất béo, vitamin A, C, D, photpho, magie và selen. Đây đều là những dưỡng chất rất cần cho sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, trong thành phần sữa bò rất giàu amino acid, vitamin D, E, A giúp hình thành nên các tế bào của thai nhi, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong sữa bò khác cao, vào khoảng 285mg/cốc. 

Ngoài sữa bò, mẹ có thể lựa chọn sữa dê tươi - là nguồn cung cấp dồi dào protein, vitamin B2, MCTs và vitamin. Hơn nữa, sữa tươi dù là không đường cũng mang lại nhiều lựa chọn về hương vị hơn. Do vậy, khi uống sữa tươi, mẹ bầu bổ sung được các dưỡng chất thiết yếu mà vẫn cảm thấy ngon miệng. 

Tuy nhiên, trong sữa tươi không chứa một số dưỡng chất như: Axit folic, kẽm, DHA như sữa bầu nên mẹ cần chú ý bổ sung các chất này qua các nguồn thực phẩm khác như chế độ ăn hoặc các thực phẩm chức năng. 

Mẹ uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

Các loại sữa tươi không đường cho mẹ bầu 

Trên thị trường hiện nay có hai loại sữa tươi chính là: Sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng với những ưu, nhược điểm khác nhau. Mẹ nên tham khảo và lựa chọn loại sữa phù hợp nhất với bản thân mình nhé!

Sữa thanh trùng 

Đây là loại sữa tươi mới vắt được xử lý ở nhiệt độ thấp 72 - 90 độ C trong khoảng 15 - 30 giây. Phương pháp này giúp giữ lại các lợi khuẩn trong sữa, sau đó lại làm lạnh đột ngột xuống 4 độ C và được đóng gói bao bì. 

Sữa tươi thanh trùng cần được bảo quản liên tục trong môi trường lạnh từ 2 - 6 độ C nhằm khống chế vi khuẩn phát triển. Bởi vậy, nếu mua sữa tươi thanh trùng, bạn cần bảo quản ở ngăn mát và chỉ nên dùng trong khoảng từ 2 - 3 ngày để tránh sữa bị lên men, bị hỏng. 

Sữa tiệt trùng 

Đây là loại sữa đã được áp dụng công thức diệt khuẩn cực nhanh nên không cần bảo quản trong tủ lạnh và có thể bảo quản được trong vòng 6 tháng đến 1 năm ở nhiệt độ bình thường nếu chưa bóc vỏ hộp. Thông thường, sữa tiệt trùng thường được mẹ bầu ưu tiên lựa chọn hơn vì tiện lợi và bảo quản được lâu hơn. 

Ngoài sữa tươi, mẹ cũng có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, sữa bột,... cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Sữa tiệt trùng có nhiều hương vị hơn và thời gian bảo quản lâu hơn 

Lưu ý khi mẹ bầu uống sữa tươi 

Sữa tươi rất tốt nhưng việc lạm dụng hoặc uống không đúng cách có thể gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Vì vậy, khi uống sữa tươi, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Lựa chọn vị sữa yêu thích để giúp kích thích vị giác, dễ uống, uống được trong thời gian dài để tránh hiện tượng sợ sữa. 

  • Với các mẹ bầu thừa cân, mẹ có thể lựa chọn các loại sữa ít béo, sữa tách béo để hạn chế tối đa lượng chất béo có trong sữa gây tăng cân mất kiểm soát. 

  • Sữa tươi không đường là giải pháp phù hợp với những mẹ bầu có tiền sử bị tiểu đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Loại sữa này vừa cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, vừa kiểm soát được lượng đường trong máu. 

  • Mẹ nên xem kỹ hạn sử dụng trước khi chọn mua sữa tươi, đặc biệt là sữa thanh trùng vì hạn sử dụng của loại sữa này rất ngắn. Việc uống sữa quá hạn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu. 

  • Chọn mua sữa ở những nơi đảm bảo, sữa có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng. 

  • Tránh uống sữa lúc bụng đói. Mẹ nên ăn một ít thực phẩm có tinh bột và chia sữa thành từng phần nhỏ và uống trong nhiều lần. 

  • Trong sữa tươi đã chứa một lượng canxi dồi dào nên mẹ không nên uống kèm với chất sắt hoặc các thực phẩm giàu sắt vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. 

  • Không nên uống sữa vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ để hạn chế nguy cơ sỏi thận. 

Mẹ nên uống sữa tươi đúng cách 

Vậy mẹ uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Mẹ nên lựa chọn đúng loại sữa và uống đúng cách để vừa cung cấp dưỡng chất cho bé yêu, vừa không làm mẹ tăng cân nhé. 

Có bầu nên uống sữa tươi gì?

Mẹ bầu có thể tham khảo 7 thương hiệu sữa tươi ít đường tốt nhất như:.
3.1 Sữa tươi Vinamilk ít đường. ... .
3.2 Sữa tươi ít đường Dutch Lady. ... .
3.3 Sữa tươi Nutimilk ít đường. ... .
3.4 Sữa tươi TH True Milk ít đường. ... .
3.6 Sữa không đường tách béo Devondale Smart. ... .
3.7 Sữa tươi tiệt trùng Australia's Own tách béo..

Bà bầu uống sữa tươi không đường có tác dụng gì?

Sữa tươi không đường là giải pháp phù hợp với những mẹ bầu có tiền sử bị tiểu đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Loại sữa này vừa cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, vừa kiểm soát được lượng đường trong máu.

Bầu nên uống sữa tươi không đường như thế nào?

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng sữa tươi không đường vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng tốt nhất là nên uống sau bữa chính 1 - 2h để đảm bảo cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ra, sử dụng sữa tươi vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng rất tốt vì giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu hơn.

Có thai bao lâu thì uống sữa tươi không đường?

Thông thường, mẹ bầu thể bắt đầu uống sữa ngay từ khi biết mình em bé. Nếu không, khi thai nhi được 4 tuần tuổi là lúc mẹ cần bổ sung sữa bầu. Từ giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ về não bộ; hệ xương và răng. Đặc biệt, ống thần kinh của thai nhi hình thành trong khoảng 28 ngày đầu của thai kỳ.

Chủ Đề