Bé bị dị ứng sữa công thức phải làm sao

Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này để kịp thời phát hiện và chữa trị cho con.

Dị ứng khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Sữa là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng. Các bậc phụ huỵnh đã biết gì về dị ứng sữa ở trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bản chất của dị ứng sữa ở trẻ

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, lứa tuổi bị dị ứng nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi [khoảng 2-3% trẻ nhỏ]. Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này.

Khi trẻ em bị dị ứng với sữa, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng.

Trẻ em thường có biểu hiện dị ứng sữa trong tuần đầu tiên sau khi uống sữa. Các bé được bú sữa mẹ thường ít có nguy cơ bị dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể gặp phải dị ứng nếu trong khẩu phần dinh dưỡng của mẹ tại thời điểm cho con bú có các thành phẩn tương tự.

Dị ứng với sữa bò khác với chứng không dung nạp lactose khi cơ thể không thể tiêu hóa sữa. Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa bò ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác có thể phản ứng sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng năng của sốc phản vệ như co giật, hôn mê, đau bụng dữ dội, tím tái.

Một số dấu hiệu thường gặp của dị ứng sữa

Một số biểu hiện có thể gặp khi trẻ bị dị ứng sữa là:

  • Thở khò khè;
  • Khó thở;
  • Ho;
  • Khàn tiếng;
  • Cổ họng có cảm giác bị bóp nghẹn;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Đau rát, chảy nước mắt, sưng mắt;
  • Nổi mề đay;
  • Mẩn đỏ;
  • Sưng tấy.

Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da. Nếu trước đây con bạn có những phản ứng nhẹ không có nghĩa là trẻ sẽ không mắc phải ở những lần dị ứng sau.

Trong trường hợp phản ứng chậm hơn, mẹ có thể thấy một số biểu hiện sau ở trẻ:

  • Đi ngoài phân lỏng[có thể kèm theo máu];
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Chán ăn;
  • Cáu gắt;
  • Đau bụng;
  • Nổi mẩn trên da như chàm.

Phân biệt dị ứng sữa và chứng không dung nạp sữa

Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ do hệ thống phản ứng với các thành phần như protein có trong sữa. Nếu bé yêu của bạn bú sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ cũng có thể phản ứng với loại sữa này nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có chứa các thành phần làm từ sữa. Nếu trẻ uống sữa bột, cơ thể sẽ phản ứng với các thành phần protein trong sữa. Trong một vài trường hợp khác, hệ thống miễn dịch xem các protein trong sữa bò như là các chất lạ xâm nhập vào cơ thể và có nguy cơ gây hại, cơ thể sẽ giải phóng các chất histamine hoặc các chất khác để chống lại.

Chứng không dung nạp sữa

Chứng không dung nạp sữa thường không có biểu hiện phản ứng với protein trong sữa. Mặt khác, chứng không dung nạp sữa liên quan đến hệ thống tiêu hóa và thường xảy ra khi mẹ cho trẻ uống sữa bột hay bú sữa mẹ nhưng trẻ không thể tiêu hóa được lượng đường trong sữa.

Không dung nạp sữa bẩm sinh là hiện tượng trẻ không dung nạp sữa ngay từ lúc mới sinh ra và đây cũng là một hiện tượng hiếm khi xảy ra. Không dung nạp sữa có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Một số biểu hiện trẻ có thể gặp phải khi gặp chứng không dung nạp sữa là:

  • Ợ hơi;
  • Tiêu chảy;
  • Bụng phình to;
  • Sủi nước bọt;
  • Nổi chàm;
  • Đau bụng, chảy nước mắt hoặc kèm các dị ứng khác;
  • Không phát triển và tăng cân bình thường.

Phòng tránh hiện tượng dị ứng với sữa như thế nào?

Nếu trẻ bú sữa mẹ

Nếu đang trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm làm từ sữa vì protein trong sữa là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng dị ứng sữa. Các mẹ nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm bằng cách kiểm tra kỹ các thành phần cũng như hạn sử dụng để đảm bảo thức ăn đưa vào cơ thể là tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và nhận lời khuyên về việc bổ sung canxi hay các thực phẩm chức năng bổ sung thay thế cho các sản phẩm từ sữa.

Nếu trẻ bú sữa ngoài

Nếu bé yêu bị dị ứng với sữa bột, tốt nhất là bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn về loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Dị ứng sữa khiến cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ bị hạn chế và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển bình thường ở trẻ. Các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về tình trạng trên để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho con thời kỳ bú sữa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhận biết sớm 6 dấu hiệu trẻ dị ứng sữa là cách giúp bé tránh bị sốc phản vệ

Dị ứng sữa công thức là một trong những dị ứng phổ biến nhất ở trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi. Đây là một dạng dị ứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ như nổi mẩn ngứa, mề đay, thậm chí sốc phản vệ.

Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ dị ứng sữa công thức xảy ra ngày càng nhiều, khiến cho nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Để phần nào giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Cố vấn cao cấp Chuyên khoa dinh dưỡng, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc đã có những chia sẻ sau đây.

1. Dị ứng sữa công thức ở trẻ em là như thế nào?

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, sữa công thức là dạng sữa bột được lấy từ sữa bò và phần lớn trẻ dị ứng với sữa công thức chính là dị ứng phần thành phần chất đạm có trong sữa bò.

Có khoảng từ 10 – 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi dị ứng ứng với sữa công thức. Khi trẻ được hơn 1 tuổi tình trạng dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có khoảng 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, cũng có 1 một số trường hợp trẻ sẽ bị ứng với sữa công thức suốt đời.

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân vì sao trẻ lại bị dị ứng với sữa công thức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ dị ứng sữa công thức phần lớn là do yếu di truyền từ cha mẹ và một phần có thể do môi trường bên ngoài [khói bụi, ô nhiễm,...] tác động.

Tình trạng trẻ dị ứng sữa bò nói chung thường được chia thành 2 dạng là: phản ứng dị ứng nhanh và phản ứng dị ứng chậm.

  • Phản ứng dị ứng nhanh: Được hiểu là các phản ứng dị ứng xảy ra trong thời gian rất nhanh chỉ từ vài giờ, vài phút, thậm chí chỉ vài giây sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Phản ứng dị ứng chậm: Là dạng phản ứng có biểu hiện ra bên ngoài rất chậm, cha mẹ chỉ nhận biết sau 1, 2 ,3 tháng kể từ khi trẻ có sự tiếp xúc với thành phần chất đó.

Trẻ bị dị ứng với sữa có thể nổi chàm sữa, lác sữa trên mặt [Nguồn: Internet]

2. Những dấu hiệu trẻ dị ứng sữa công thức là gì ?

Bác sĩ Yến Thủy cho biết, triệu chứng của từng phản ứng dị ứng rất khác nhau, một số biểu hiện điển hình nhất khi trẻ dị ứng với sữa bò là:

  • Xuất hiện các chấm đỏ trên da ở vùng mặt, má hoặc toàn thân.
  • Nổi các mảng mề đay dày, sừng lên, kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
  • Trẻ bị nổi chàm sữa, lác sữa.
  • Một số triệu chứng ở hệ tiêu hóa như: trẻ bị đầy bụng, sôi bụng, chứng hơi, bị tiêu chảy, đi tiêu ra máu…
  • Các biểu hiện về hô hấp là hắt hơi, chảy nước mũi hoặc xảy ra các cơn co thắt phế quản dẫn đến trẻ bị khò khè, hen suyễn.
  • Đặc biệt, trẻ có thể bị sốc phản vệ với những dấu hiệu đỏ da toàn thân, phù ở hốc mắt, miệng, cổ và phù vùng thanh quản có thể gây tử vong ở trẻ.
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

3. Làm thế nào để hạn chế được tình trạng trẻ dị ứng sữa công thức?

Có không ít các trường hợp trẻ phản ứng vô cùng mạnh mẽ với sữa công thức và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do cơ địa trẻ quá mẩn cảm. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này chính là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.

Trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể cho trẻ bú sữa công thức, tuy nhiên, nên cho trẻ bú từng chút một và xem trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không. Nếu không thì cha mẹ có thể tăng lượng sữa ở những lần tiếp theo.

Lưu ý: Với những trẻ gặp phải tình trạng dị ứng với sữa bò thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng với nhiều các loại thực phẩm khác. Do vậy, ở giai đoạn cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tiến hành tầm soát dị ứng cho trẻ bằng cách test lẩy da và xét nghiệm máu. Việc không phát hiện tình trạng dị ứng sữa ở trẻ có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng, phát triển thể chất và sức khỏe không được toàn vẹn.

4. Chọn đúng sữa để giúp trẻ tránh được tình trạng bị dị ứng

Sữa mẹ chính là loại sữa ít gây dị ứng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên, có nhiều trẻ lại không thể bú được sữa mẹ thì có thể thay thế bằng sữa công thức và sữa bò lại là lựa chọn phổ biến.Thế những, với những trẻ bị dị ứng với chất đạm trong sữa bò thì làm sao để trẻ có thể sử dụng được loại sữa này?

Theo bác sĩ Yến Thủy, hiện nay có một số loại sữa công thức được thủy phân chất đạm một phần hoặc toàn phần để phù hợp với cơ thể của trẻ sơ sinh.

Một số loại sữa công thức đã được thủy phân đạm để giảm tình trạng dị ứng sữa ở trẻ [Nguồn: Internet]

Các mẹ có thể nhận biết cách lựa chọn các loại sữa có chữ HA trên bao bì sản phẩm. Đây là những loại sữa đã được thủy phân chất đạm 1 phần để giúp làm giảm khả năng dị ứng ở trẻ.

Với những trẻ bị dị ứng nặng với sữa công thức thì các mẹ nên chọn loại sữa công thức đã thủy phân toàn phần chất đạm hoặc mẹ có thể đổi sang các loại sữa được làm từ thực vật như: sữa đậu nành [dạng sữa công thức], sữa gạo hoặc các dạng ngũ cốc khác.

Tuy nhiên, các dạng sữa thực vật sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, do vậy, với những trẻ dị ứng với sữa công thức thì cha mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm sớm và khi trẻ được trên 3 tuổi thì các mẹ cũng nên tập cho trẻ uống lại sữa công thức vì có thể lúc này cơ thể trẻ đã không còn dị ứng với sữa công thức.

Khi cho trẻ sử dụng sữa công thức, các bậc cha mẹ cần phải đọc kỹ các thông tin và thực hiện đúng những hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng đối với những trẻ bị dị ứng với sữa công thức là mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ đưa ra được những lời tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.

Lưu ý: Sữa dê cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với 100 trẻ bị dị ứng sữa bò thì sẽ có đến 80% trẻ cũng sẽ bị dị ứng với sữa dê.

Bạn có thể nghe lại những trao đổi của bác sĩ Đào Thị Yến Thủy tại audio bên dưới:

Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Video liên quan

Chủ Đề