Thí nghiệm vì sao nến tắt

2. Đọc nội dung sau [sgk trang 66]

3. Làm thí nghiệm, thảo luận và viết

a. Chuẩn bị dụng cụ [Sgk trang 66]

b. Tiến hành thí nghiệm:

  • Úp lọ thủy tinh không có đáy vào một cái đế có gắn cây nên đang cháy
  • Ngọn nến cháy được một lúc rồi tắt

Thí nghiệm 2:

  • Cũng làm như thí nghiệm 1 nhưng thay bằng đế đã bị cắt một phần
  • Quan sát và mô tả hiện tượng.

c. Thảo luận và viết vào vở câu trả lời cho các câu hỏi:

  • Trong thí nghiệm 1, tại sao nến bị tắt?
  • Trong thí nghiệm 2, tại sao nến không bị tắt?
  • Để sự cháy diễn ra liên tục cần phải có điều kiện gì?

Trong thí nghiệm 1, nến bị tắt vì nến cháy đã đốt hết ô xi ở phía trong lọ thủy tinh.

Trong thí nghiệm 2, nến không bị tắt vì lọ thủy tinh được cắt đi một phần, khi ô xi trong lọ bị đốt cháy thì ô xi bên ngoài tràn vào giúp cây nến tiếp tục cháy.

Để sự cháy liên tục thì cần cung cấp liên tục không khí có chứa ô-xi.


Tại sao nến lại cháy được? Tại sao không thổi mà nến tắt? Tại sao nước lại dâng lên trong cốc úp ngược?

A. Chuẩn bị

– 2 cái cốc thủy tinh [một to, một bé].

– Vài cái khay nến tròn, nến cây cũng được.

– Bật lửa.

– Đĩa sứ.

– Nước.

– Màu nước hoặc màu thực phẩm.

B. Video thí nghiệm

Chi tiết cách làm và giải thích hiện tượng ở dưới bài viết nhé 👇👇👇

Xem thêm thí nghiệm với nến khác

› Rắn xoắn ốc

C. Thí nghiệm cuộc đua của nến

1. Cách làm

– Đặt 3 ngọn nến đang cháy trước mặt bé.

– Úp đồng thời 2 cốc lên 2 ngọn nến và để một ngọn nến để bên ngoài không úp cốc.

– Sau đó cho bé quan sát xem nến nào tắt trước, nến nào cháy sau cùng.

2. Giải thích

  Do nến khi cháy cần tiêu thụ khí Oxi [O2] và sinh ra khí Cacbonic [CO2]. Khi nến đốt cháy hết O2, đồng thời CO2 nặng chìm xuống dưới sẽ làm nến tắt.

  Nến ở trong cốc to sẽ tắt chậm hơn cốc nhỏ, vì cốc to có nhiều không khí, nhiều oxi hơn. Còn ngọn nến ở ngoài đương nhiên cháy lâu nhất vì nó có cả một bầu trời không khí, cháy đến khi hết bấc luôn!

  Giải thích gì với bé?

  → Oxi trong không khí giúp ngọn lửa của nến không bị tắt. Nhưng khi úp cốc lên ngọn nến, oxi trong cốc dần bị đốt hết và nến sẽ tắt. Giống như thức ăn giúp bé no, tiêu hóa hết thức ăn rồi bé sẽ bị đói vậy.

D. Thí nghiệm nước dâng lên trong cốc úp ngược

1. Cách làm

– Bôi một ít màu vào bên trong thành cốc thủy tinh

– Đốt một ngọn nến và để vào đĩa, để so sánh trực quan hơn có thể để 2 ngọn nến vào đĩa

– Đổ nước vào đĩa sao cho nước đừng làm tắt nến là được

– Úp 1 cái cốc lên một ngọn nến rồi quan sát

– Làm lại thí nghiệm vài lần cho bé xem, thay đổi cách làm bằng cách pha màu vào nước thay vì bôi màu vào thành cốc.

  Thí nghiệm nước dâng lên trong cốc rất được bọn trẻ ưa thích. Bé sẽ thấy thú vị hơn nếu bạn dùng loại nến khay như hình, có thể nổi trên mặt nước thay vì dùng nến cây. Khi nước dâng lên nến cũng nổi lên theo như thuyền vậy.

2. Giải thích

  Sở dĩ nước dâng lên trong cốc là vì khi úp cốc lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa sẽ làm nóng không khí trong cốc lên, không khí nở ra, áp suất trong cốc tăng đẩy không khí tràn ra khỏi miệng cốc. Bạn có thể quan sát thấy những bọt khí nhỏ nổi lên lúc mới úp cốc [khi nến chưa tắt].

  Khi nến bắt đầu lụi dần, nhiệt độ không khí trong cốc giảm xuống, không khí co lại và chiếm ít không gian trong cốc hơn. Cộng thêm sự thất thoát một lượng không khí lúc đầu → áp suất trong cốc giảm. Áp suất ngoài cốc cao hơn đẩy nước vào trong cốc chiếm chỗ. 

  Lý do thay đổi thể tích vì đốt cháy hết Oxi nên nước tràn vào chiếm chỗ là không đáng kể, bởi phản ứng đốt cháy ở đây sinh ra Carbonic, thể tích Oxi bị mất đi thì thể tích Carbonic sinh ra cũng với tỉ lệ ngang nhau.

  Nước ngừng dâng khi áp suất trong và ngoài được cân bằng. Nếu trong đĩa quá ít nước thì khi kéo hết nước bên ngoài vào, không khí sẽ tiếp tục được đẩy vào trong cốc, bạn sẽ thấy nước trong cốc sủi bọt lên như hình dưới.

  Giải thích với bé như thế nào?   > Nến đốt nóng không khí trong cốc làm không khí thoát ra ngoài [không khí sợ thoát ra ngoài], khi nến tắt không khí lại muốn chui vào trong cốc, nhưng bị nước chặn rồi, nên không khí sẽ đẩy nước vào trong cốc trước, nếu như đủ khỏe để đẩy hết nước trên đĩa vào cốc thì sau đó không khí mới chui vào cốc được ^^ [chỉ cho bé thấy hiện tượng sủi bọt như hình trên]   > Pha màu cho nước sẽ giúp bé dễ quan sát hơn và hứng thú hơn là dùng nước lọc nhé ;]. Bạn có thể bôi chút màu lên gần miệng cốc, phía trong. Hoặc cho bé pha màu luôn vào đĩa.

Nguyễn Việt Anh

Ban đầu mình gửi con vào trường cũng lo lắng lắm. Con khóc nhiều, nhưng được sự quan tâm, chăm sóc của các cô con đã sớm quen với việc đi lớp. Cảm ơn các cô và nhà trường nhiều lắm, mẹ cháu có thể an tâm đi làm được rồi ~!

Video liên quan

Chủ Đề