Bệnh thủy đậu là gì

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu?
– Thủy đậu [Varicelle] do virus varicella-zoster gây ra.

Hình 1: Virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu

2. Nguồn truyền nhiễm bệnh thủy đậu?
– Người là nguồn bệnh duy nhất

3. Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào? – Qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.

– Gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

4. Ai là người dễ mắc bệnh thủy đậu? – Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vaccine đều cảm nhiễm với bệnh.

– Cơ địa nguy cơ: suy giảm miễn dịch,…

5. Có thể mắc bệnh thủy đậu nhiều lần hay không? – Hầu hết người mắc thủy đậu sẽ miễn dịch vĩnh viễn với bệnh sau lần nhiễm đầu.

– Thủy đậu có thể gặp lần hai ở người có tổn thương hệ thống miễn dịch, đa số dưới dạng zona.

6. Nhận biết bệnh thủy đậu như thế nào? – Bệnh khởi phát đột ngột, sốt nhẹ, ho, chóng mặt, nhức đầu, và chán ăn. Sau đó xuất hiện ban phỏng nước.

– Ban mọc không tuần tự nên trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 – 4 ngày.

7. Người mắc bệnh thủy đậu có thể lây bệnh trong bao lâu?
– Trong 1-2 ngày trước khi phát ban và tiếp tục lây trong 4-5 ngày đầu tiên hoặc cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy.

8. Sau phơi nhiễm với thủy đậu bao lâu thì triệu chứng bệnh xuất hiện?
– Triệu chứng bệnh xuất hiện 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm thủy đậu, khoảng thời gian thông thường là 14-16 ngày.

9. Những biến chứng của bệnh thủy đậu? – Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan,… – Biến chứng viêm phổi ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

– Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

10. Chữa trị bệnh thủy đậu ra sao? [Theo chỉ định bác sỹ] – Điều trị triệu chứng: chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần; chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi.

– Điều trị đặc hiệu [khi có chỉ định dùng thuốc của bác sỹ]: dùng kháng sinh chống virus loại acyclovir, nên sử dụng trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu.

11. Chăm sóc bệnh thủy đậu như thế nào? – Cách ly cho đến khi tất cả các nốt phỏng nước đã đóng vảy – Khử khuẩn đồ dùng cá nhân hàng ngày. – Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi – Tuyệt đối không làm vỡ các nốt phỏng nước, khi tắm cần phải rất nhẹ nhàng.

– Vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng.

12. Biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu? – Cách ly tránh lây lan. – Tiêm chủng: vaccine thủy đậu sống giảm độc lực. + Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da. + Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 6-10 tuần. + Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu – zona [VZIG] có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.

+ Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng thủy đậu, cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin thủy đậu.

13. Các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thủy đậu? – Nên ăn: cần phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, có thể uống nước lọc, nhưng tốt nhất nên uống nước ép trái cây từ chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, dưa hấu, ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua,…

– Không nên: sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa [thịt, các sản phẩm từ sữa,…] tránh ăn thức ăn cay và mặn vì có thể gây kích ứng loét trong miệng và cổ họng .

14. Những điều lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu? – Không sử dụng Asprin vì có thể gây hội chứng Reye

– Khi có các triệu chứng như: sốt kéo dài hơn 4 ngày, sốt cao >39ºC, bất kì khu vực nào trên cơ thể trở nên nóng, đỏ, chảy mủ nhiều, mủ có màu khác lạ, cứng cổ, nôn thường xuyên, ho nặng, khó thở, đau bụng nặng, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu, các biến chứng của bệnh để lại và cách hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào? Cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia tìm hiểu bạn nhé.

Thủy đậu [còn gọi là bệnh trái rạ] là một căn bệnh lây nhiễm do virus. Khi 1 người đang mắc bệnh thủy đậu thực hiện các hành vi nói, ho, hắt hơi… thì virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Thủy đậu ở người lớn nguy hiểm hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ, vì vậy cách chữa trị đặc biệt cần chú ý hơn.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu

Nguyên nhân bệnh thủy đậu là do virus Varicella-zoster gây ra và bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa đông xuân. Loại virus của bệnh có acid nhân là AND, kích thước của chúng khoảng từ 150 – 200mm. Varicella-zoster thường gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh.

Thủy đậu bị nặng nhất xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có lây không? Thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu có khả năng lây từ người này sang người khác và lây qua đường hồ hấp. Cụ thể bệnh lây lan nếu có sự tiếp xúc với chất dịch của người bệnh qua da, quần áo, hay lây lan bệnh qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người bệnh thủy đậu.

Kết luận: Như vậy nguyên nhân bị thủy đậu là do virus Varicella-zoster gây ra và thường xảy ra vào mùa đồng xuân. Bệnh này có khả năng lây lan thông qua việc tiếp xúc với chất dịch như nước bọt của người bệnh qua hành động nói chuyện gần, hắt hơi, ho,… hoặc tiếp xúc qua da với chất dịch từ mủ thủy đậu tiết ra.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do virus

Triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu

1. Triệu chứng ở trẻ em

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến khám ngay tại các phòng khám da liễu để hỗ trợ điều trị sớm.

  • Bị sốt cao liên tục, không hạ sốt.
  • Hay khóc, ho ít, nước mũi loãng trong.
  • Xuất hiện nốt thủy đậu có mủ và tấy đỏ xung quanh các bóng nước.
  • Có hiện tượng bỏ ăn kèm theo xuất hiện triệu chứng co giật.

2. Triệu chứng ở người lớn

  • Có biểu hiện sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn.
  • Thời gian từ khi nhiễm virus gây bệnh cho đến khi bệnh bắt đầu có các triệu chứng rõ rệt trên cơ thể trung bình khoảng 12 – 14 ngày. Một số người có các biểu hiện sớm hơn [10 ngày], một số người trên 20 ngày mới phát bệnh.
  • Sau đó sẽ xuất hiện những nốt tròn nhỏ trong khoảng 12 – 24 giờ. Những nốt rạ sẽ tiến triển thành các mụn nước, bóng nước có kích thước từ 3 – 10mm có chứa dịch trong. Dịch này sau 24 giờ sẽ hóa đục và bóng nước này có thể mọc ở niêm mạc miệng.
  • Số lượng trung bình các nốt thủy đậu khoảng 100 – 500 nốt, có thể mọc rải rác trên cơ thể hoặc mọc khắp toàn thân. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Bệnh thường kéo dài trong khoảng 4 – 5 ngày.

Kết luận: Triệu chứng thủy đậu ở người lớn và trẻ nhỏ có khá nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì sẽ khó phát hiện hơn bởi những triệu chứng như sốt, bỏ ăn, quấy khóc liên tục khá giống với bệnh ốm sốt thông thường. Vì vậy các bậc phụ huynh nên quan sát kĩ các triệu chứng trên cơ thể của bé và đưa trẻ đến khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Hình ảnh bệnh thủy đậu

Những biến chứng thường gặp khi bị bệnh thủy đậu

Viêm nhiễm: Khi nốt thủy đậu bị vỡ hay trầy xước do người bệnh gãi có thể gây viêm, sưng tấy, nhiễm khuẩn có mủ, loét thậm chí để lại sẹo xấu và nhiễm trùng huyết.

Viêm phổi: Là biến chứng thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, xuất hiện vào ngày thứ 3 – 5 của bệnh. Người bệnh có những biểu hiện như: sốt cao, thở nhanh, khó thở, đau ngực, tím tái… dẫn tới suy hô hấp, phù phổi và có thể gây tử vong.

Viêm não: Thường để lại di chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần vận động…

Bệnh zona: Là biến chứng muộn của bệnh thủy đậu, do virus gây bệnh vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt. Khi có điều kiện thuận lợi, virus sẽ tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh.

Sảy thai, di tật: Phụ nữ bị thủy đậu trong thời kỳ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: đầu nhỏ, bại não, sẹo bẩm sinh…tùy ở thời điểm thai phụ nhiễm thủy đậu.

Kết luận: Những biến chứng thủy đậu gây ra rất nguy hiểm, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Do đó phát hiện bệnh sớm và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời là vô cùng cấp thiết. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu

  • Để người bệnh nằm phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.
  • Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%.
  • Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
  • Nếu ngứa nhiều và khó chịu nên đi khám tại các cơ sở y tế.
  • Trường hợp sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng dung dịch xanh Metylan để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
  • Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt thủy đậu nhiễm trùng: có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh…

Kết luận: Cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn và trẻ nhỏ tốt nhất đó là đến thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh cũng như kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. 

Hình ảnh: Ths.Bs Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân.

Những lưu ý khi hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu:

  • Cắt ngắn móng tay và tránh việc gãi, cào các nốt thủy đậu
  • Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để tổn thương bởi bụi, bẩn, ruồi muỗi,…
  • Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh [phát ban] cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu về các bệnh về da

Vì sao bạn nên hỗ trợ điều trị thủy đậu tại phòng khám Maia&Maia?

Hình ảnh: Đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Maia & Maia

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
  • Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
  • Cơ sở vật chất hiện đại.
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
  • Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề