Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt song ngữ

Theo Thông tư 200 và Thông tư 133, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt được xác định theo mẫu 08a-TT. Nhiều kế toán vẫn còn loay hoay trong cách tạo lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt. Để hỗ trợ kế toán lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ MISA.

1. Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt là gì? Vai trò của biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt 

Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt [dùng cho VND] là tài liệu phản ánh số tiền bằng VND tồn quỹ thực tế tại một thời điểm nhất định. Đồng thời phản ánh số quỹ thừa, thiếu so với sổ quỹ. 

Mục đích sử dụng của Bảng kiểm kê quỹ là nhằm xác định tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ. Dựa trên cơ sở đó để tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

Kiểm kê quỹ là việc vô cùng quan trọng đối với kế toán. Kế toán phải tiến hành kiểm kê theo:

  • Kiểm kê định kỳ vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
  • Kiểm kê đột xuất khi cần thiết.
  • Kiểm kê khi bàn giao quỹ.

>> Đọc thêm: Quy trình thu chi tiền mặt chuẩn chỉnh tại doanh nghiệp

Sử dụng bảng kê quỹ tiền mặt cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Trước khi tiến hành kiểm kê, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi. Đồng thời thủ quỹ phải tính số tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.
  • Khi kiểm kê phải lập Ban kiểm kê. Thành viên của Ban kiểm kê phải có kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán và thủ quỹ. Đây là những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với quỹ tiền mặt.
  • Khi kiểm kê, ban kiểm kê phải kiểm kê chi tiết từng loại tiền và ghi chi tiết trên Bảng kiểm kê.
  • Nếu kết quả kiểm kê phát sinh chênh lệch, Ban kiểm kê phải báo cáo giám đốc để xem xét tìm cách giải quyết hợp lý.

>> Đọc thêm: Kế toán vốn bằng tiền và những lưu ý khi làm kế toán vốn bằng tiền

2. Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

>>> DOWNLOAD BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

Chủ Đề