Biến thể kết hợp là gì cho ví dụ

Ngay từ khi từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm thanh. Và hình thức âm thanh của ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ.

Ngữ âm học [phonetics] là khoa học nghiên cứu mặt ngữ âm của ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó không chỉ nghiên cứu những dòng âm thanh cụ thể của tiếng nói mà còn cả những đơn vị ngữ âm, những quy luật tổ chức, kết hợp các âm.

- Ngữ âm học đại cương nghiên cứu những quy luật ngữ âm chung cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, những nguyên lí cấu tạo chung của các âm, những phương pháp nghiên cứu ngữ âm, lí luận chung về cách viết và chính tả…

- Ngữ âm học cục bộ nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể. Nó bao gồm hai bộ phận:

+ Ngữ âm học miêu tả: nghiên cứu ngữ âm ở trạng thái hiện tại [đương đại] của nó.

+ Ngữ âm học lịch sử: nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của hệ thống ngữ âm.

        Ngoài ra, ngữ âm học còn nghiên cứu cả chữ viết – một phương tiện ghi lại ngôn ngữ bằng văn tự.

    1. Bản chất và cấu tạo của ngữ âm
      1. Về mặt âm học [vật lý học]: Sự truyền tải vật lý của âm thanh lời nói từ người nói đến người nghe.
  1. Cao độ:

Do tần số dao động [chu kỳ dao động của vật thể được thực hiện trong một giây] của vật thể quyết định và tỷ lệ thuận với tần số dao động.

Đơn vị để do cao độ là Hertz [Hz].

Dây thanh chấn động càng nhanh - tần số càng cao, thì cho ra những âm càng cao. Dây thanh chấn động chậm - tần số càng thấp, thì cho ra những âm càng thấp. 

Cao độ tuyệt đối: cao độ tồn tại giữa những chủ thể nói năng khác nhau khi so sánh giọng của họ với nhau.

Cao độ tương đối: cao độ tồn tại giữa những thời điểm phát âm của cùng một chủ thể khi so sánh chúng với nhau. Cao độ này mới có giá trị trong việc biểu đạt tư tưởng và cần được quan tâm. Cao độ tương đối là yếu tố cơ bản tạo nên những cái gọi là thanh điệu, ngữ điệu và cả trọng âm.

  1. Cường độ [Độ mạnh]

Do biên độ dao động [trị số lớn nhất có thể đạt được của một vật thể biến thiên tuần hoàn trong một nửa chu kì] của vật thể quyết định.

Đơn vị đo cường độ là Decibel [dB].

Dây thanh chấn động mạnh so với tư thế nghỉ -> biên độ giao động lớn thì âm thanh phát ra mạnh và ngược lại.

Trong lời nói, cường độ tương đối giữa các bộ phận mới là quan trọng.

  1. Âm sắc: là sắc thái của âm thanh.

Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh của thế giới tự nhiên đều là phức hợp gồm: một âm trầm nhất [có tần số thấp nhất] - âm cơ bản và một loạt âm cao hơn [có tần số bằng bội lần tần số âm cơ bản] - hoạ âm. Chính mối tương quan giữa âm cơ bản và các họa âm về độ cao và cường độ đã tạo nên âm sắc khác nhau.

Nguồn gốc của sự khác nhau về âm sắc là do sự khác nhau của các hộp cộng hưởng- do các khoang cộng hưởng khác nhau có tần số dao động riêng khác nhau.

  1. Trường độ: Là độ dài của âm thanh.

Tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong một ngôn ngữ.

      1. Về mặt cấu âm [sinh lí học]
  1. Bộ máy phát âm:
  • Dây thanh: là 2 cơ quan mỏng nằm sóng nhau theo chiều dọc trong thanh hầu, nằm ở phí trên của khí quản. Thanh hầu được tạo thành bởi một sụn hình giáp, vốn nhô ra phía trước cổ. Phía dưới có một sụn hình nhẫn mà mặt nhẫn quay về phía sau, khiến cho phía sau vừa đủ che kín, làm thành một cái hộp. Trong hộp này có hai sụn hình chóp điều khiển sự hoạt động của dây thanh.

Cơ chế hoạt động của dây thanh: Do dây thần kinh chỉ huy, hai mép của hai dây thanh khép lại làm cho áp suất của không khí trong khí quản ở phía dưới tăng lên. Sau một thời gian ngắn, thanh môn mở ra cho phép một luồng không khí từ khi quản đi lên và thoát ra ngoài. Thanh môn tiếp tục đóng lại, rồi lại mở ra, cứ như thế và người ta bảo dây thanh chấn động. Nó làm cho luồng không khí từ phối ra ngoài thành từng đợt cách nhau đều đặn, tạo nên sóng âm. Các sóng âm này tiếp tục đi ra ngoài qua các khoang cộng hưởng.

  • Các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu. Miệng và mũi được ngăn ra bởi vòm miệng mà phía trước gọi là ngạc, phía sau là mạc. Trong miệng, lưỡi khi nâng lên lại tạo ra hai khoang: khoang miệng ở phía trước, khoang yết hầu ở phía sau. Yết hầu có một lỗ nhỏ thông lên mũi và được đóng lại khi cần thiết bởi lưỡi con. Mỗi khi ăn uống, đường vào phổi phải được đóng lại bởi nắp họng.

Riêng yết hầu và miệng do hoạt động của lưỡi và môi mà có thể thay đổi a] thể tích b] hình dáng và c] lối thoát của không khí bất cứ lúc nào. Vì thế hai khoang này có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thay đổi âm sắc của âm thanh vốn được tạo ra do sự chấn động của dây thanh, đi lên-> Hai khoang miệng và yết hầu là hai hộp cộng hưởng quan trọng nhất.

Hộp cộng hưởng mũi tạo nên một âm sắc riêng. Bình thường, khi phát âm lưỡi con giương lên đậy kín lối thông lên mũi. Nếu nó hạ xuống thì âm thanh sẽ qua mũi, chịu sự cộng hưởng của khoang mũi và âm có một màu sắc riêng, được gọi là tính chất mũi.

    1. Các đơn vị đoạn tính
      1. Âm tố

 “Âm tố là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn ra được nữa của ngữ âm”. Âm tố là sự thể hiện cụ thể của âm vị, nó chứa đựng cả một loạt những đặc trưng cần yếu và không cần yếu của âm vị.

Dựa theo cách thoát ra của luồng âm không khí khi phát âm, các âm tố thường được phân ra làm hai loại chính: nguyên âm và  phụ âm.

  1. Nguyên âm

- Đặc trưng chung của nguyên âm [âm học và cấu âm]:

Về cơ bản âm học, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, có đường cong biểu diễn tuần hoàn.

Về mặt cấu âm, để cấu tạo nguyên âm thì luồng hơi ra tự do, luồng hơi của nguyên âm yếu. Nguyên âm được cấu âm với sự căng thẳng toàn thể khí quan phát âm, vốn cần thiết để tạo ra một âm sắc nhất định.

-> Nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, có đường cong biểu diễn tuần hoàn, được tạo ra bằng luồng không khí phát ra tự do, không bị cản trở.

- Phân loại nguyên âm: theo vị trí của lưỡi, theo độ mở của miệng, theo hình dáng của môi [biểu đồ hình thang nguyên âm].

  1. Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép
  2. Lưỡi trước hay sau
  3. Môi tròn hay dẹt

Theo tiêu chuẩn 1: cao-thấp hay mở-khép có thể có 4 mức và phân các nguyên âm ra thành 4 nhóm.

  • Nguyên âm thấp [nguyên âm mở]: “a” trong tiếng việt
  • Nguyên âm thấp vừa [nguyên âm mở vừa]: “e”, “o” [tiếng Việt]
  • Nguyên âm cao [khép vừa]: “ê”, “ô” [tiếng Việt]
  • Nguyên âm cao [khép]: “i”, “u”, “ư” [tiếng Việt]

Theo tiêu chuẩn 2: Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước– giữ – sau.

  • Nguyên âm trước: như “i”, “ê”, “e” [tiếng Việt] vd: chi, bề, nhé,...
  • Nguyên âm giữa: nguyên âm trong từ “bird” trong tiếng Anh, có nghĩa là “chim”
  • Nguyên âm âm sau: như “u”, “ư”, “ô”, “o” vd: cố,...

Theo tiêu chuẩn 3: Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi [dẹt]

  • Nguyên âm tròn: “u”, “o”, “ô” [tiếng Việt] vd: chu, cho, tô,...
  • Nguyên âm dẹt: “i”, “ê”, “ư”, “ơ” [tiếng Việt] vd: ly, tê,...

Hình thang nguyên âm quốc tế:

+ 3 vạch đứng biểu thị 3 hàng nguyên âm trước, giữa, sau.

+ Bên trái mỗi vạch đứng dành cho ký hiệu của các nguyên âm không tròn, bên phải mỗi vạch đứng là chỗ ghi các nguyên âm tròn.

+ Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống dưới lần lượt ghi các nguyên âm cao đến các nguyên âm thấp hơn

- Bán nguyên âm: âm tố có thuộc tính trung gian giữa nguyên âm và phụ âm xuất hiện ở đường biên giới âm tiết. Khi phát âm, luồng hơi đi ra gần như tự do, rất ít bị xát. Bán nguyên âm không thể làm đỉnh âm tiết, còn gọi là “phi âm tiết”.

Vd: Trong tiếng Việt, trước nguyên âm chính có như oan, sau nguyên âm chính có , như trong đây, đâu. Đó là những bán nguyên âm tương ứng với các nguyên âm /i/, /u/.

- Nguyên âm đôi: sự kết hợp hay sự tổ hợp của hai nguyên âm - âm tiết tính và phi âm tiết tính - trong phạm vi một âm tiết, xét thuần tuý về mặt ngữ âm học. Nguyên âm đôi được cấu âm trượt từ một yếu tố hẹp đến một yếu tố rộng, hoặc ngược lại, từ một yếu tố rộng đến một yếu tố hẹp.

Do đặc trưng ngữ âm và chức năng trong cấu trúc của âm tiết, nguyên âm đôi được phân biệt theo hai loại: Nguyên âm đôi thật là nguyên âm đôi đồng chất, cân bằng và cố định. Nguyên âm đôi giả là sự tổ hợp của nguyên âm có độ căng không như nhau, tức là một yếu tố âm tiết tính, một yếu tố phi âm tiết tính.

Cách miêu tả nguyên âm:

Miêu tả một nguyên âm miệng là nói rõ nguyên âm đang xét thuộc  những nhóm nào, lần lượt theo 3 tiêu chuẩn: cao-thấp hay mở-khép, trước-sau, tròn-dẹt.

Trong một số ngôn ngữ còn có nguyên âm mũi hoá đối lập với nguyên âm không mũi hoá

Phân biệt nhau về trường độ. Nguyên âm có trường độ lớn hơn nguyên âm bình thường [nguyên âm dài] Ký hiệu

 Ngược lại [ nguyên âm ngắn]. Ký hiệu

-Nguyên âm mũi hóa: đối lập với nguyên âm không mũi hóa

VD: an, en, in, ian, uan...[t.Trung]

-Nguyên âm dài: có trường độ lớn hơn nguyên âm bìnhthường.Kí hiệu "dài" của nguyên âm là dấu hai chấm đặtở bên cạnh

VD: /ә:/ trong từ "bird"[t.Anh]

- Nguyên âm ngắn: Nếu trường độ nhỏ hơn thường lệta có nguyên âm ngắnVD: /i/, /æ/,/e/,/^/,...: nguyên âm ngắn[t.Anh]

  1. Dấu phụ: Dấu phụ là ký hiệu được thêm vào chữ cái. Tác dụng chính của các dấu phụ trong văn tự Latin là để thay đổi âm thanh của ký tự mà nó thêm vào, ví dụ để phân biệt trọng âm, thanh điệu, nguyên âm... Tiếng Việt sử dụng dấu phụ để tạo ra chữ cái mới [ă, â, ô...] và ghi thanh điệu [á, à, ả, ã, ạ]. Trong một số trường hợp, chữ cái được sử dụng như "dấu phụ trong dòng", với chức năng giống giống dấu phụ lệ thuộc khác, trong đó chúng thay đổi âm thanh của ký tự trước nó.
  1. Phụ âm

- Đặc trưng chung của phụ âm [âm học và cấu âm]:

Về cơ bản âm học, phụ âm về cơ bản là tiếng động có đường cong biểu diễn không tuần hoàn.

Về mặt cấu âm, phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí, vốn cần thiết để gây ra tiếng động. Luồng hơi cần cho sự phát âm các phụ âm bao giờ cũng mạnh, khi cấu âm các phụ âm, bộ máy phát âm chỉ căng thẳng cục bộ, tức chỉ ở nơi gây nên sự trở ngại cho luồng không khí đi ra hoặc đi vào.

  • Phụ âm về cơ bản là tiếng động, có đường cong biểu diễn không tuần hoàn, được tạo ra bằng luồng không khí khi phát ra bị cản trở.

- Phân loại phụ âm:

  1. Về phương thức cấu âm: có thể nói đến ba phương thức chính: tắc, xát, rung.
  • Âm tắc: là nhóm phụ âm kiểu . Khi phát âm, lưỡi con nâng lên bịt kín lối thông lên mũi và không khí bị cản trở hoàn toàn, do những bộ phận khác nhau ở miệng, muốn thoát ra phải phá vỡ sự cản trở ấy, nên tạo một tiếng nổ. Những âm cũng là âm tắc.

Sự hoạt động của dây thanh, sự tham gia của yết hầu, thanh hầu phải được kể trong phạm vi phương thức cấu âm để tạo nên những âm vô thanh, hữu thanh, bật hơi, âm thở, âm đóng, âm thanh hầu hóa, âm bật. Mỗi kiểu âm này làm thành một tiểu nhóm của âm tắc.

Có một kiểu âm đặc biệt: âm tắc xát [vd: từ child trong tiếng Anh]. Nó bắt đầu bằng một yếu tố tắc và tiếp theo là một yếu tắc xát. Nó được kí hiệu, nối nhau bằng một dấu móc ở trên hoặc dưới. ví dụ: là âm tắc xát trong từ “judge” của tiếng anh, là âm tắc xát trong từ “Pflug” .

  • Âm mũi: Khi phát âm, lưỡi con hạ xuống, không khí không qua miệng được, trở ra bằng đường mũi. Vì vậy thanh chấn động mà không khí ra tự do nên tỉ lệ so với tiếng động rất lớn và những âm này được gọi là âm vang, đối lập với những âm có tiếng động lớn hơn- âm ồn. Trong đa số ngôn ngữ âm mũi đều là âm vang. Vd: các âm ɲɲ,=">," >ŋŋ=">"> trong tiếng Việt, Anh, Nga, Hán đều là âm vang.
  • Âm xát: là nhóm phụ âm điển hình của phương thức xát. Các từ Việt như “phải về, giục, gồ ghề” đều bắt đầu bằng âm xát ,,ɣɣ=">">, các từ Anh this [này], thing  [đổ vật] cũng bắt đầu bằng các âm xát.

Có hai cách sản sinh ra âm xát. Có thể không khí đi qua một khe hẹp mà thành như cách cấu tạo âm . Có thể luồng hơi, trước hết là ra nhanh do bị tống mạnh ra qua một khe hẹp, và phải vượt qua một bờ sắc, khi sản sinh ra âm . Vì vậy căn cứ thuần tuý trên thính giác có thể chia ra hai loại âm xát: một loại như ,=">," ʃʃ="z," ʒʒ=">"> được gọi là âm rít, một loại như θθ,=">," v,="v," ð="ð"> là âm không rít. Âm rít có năng lượng âm học lớn hơn, tức là tiếng to hơn, và cao độ cao hơn các âm xát bình thường khác. Một số tác giả Pháp theo truyền thống, còn chia âm xát ra âm gió như và âm xuýt như .

Thuộc phương thức này có cả những âm như , , được gọi là âm nữa xát, trong đó có nửa sát bên ví dụ trong từ Việt “làm lụng”, và nửa sát giữa ví dụ trong từ Anh yes [vâng].

  • Âm bên: là thuộc loại âm nữa xát. Phương thức nửa xát được đặc trưng bởi luồng không khí đi ra qua một lối thoát lớn. Khi ta phát âm từ oan của tiếng Việt hoặc từ red [đỏ] của tiếng Anh, thì môi, mặt lưỡi hoặc đầu lưỡi có tạo ra sự cản trở không khí nhưng chưa đủ hẹp để tạo ra một âm xát. Bên cạnh dó còn có âm bên nữa xát và âm bên xát.
  • Âm giữa: hay âm giữa nữa xát. Không thể nói đây là một âm xát vì khe hở giữa mặt lưỡi và ngạc lớn hơn so với những âm xát kiểu nhưng cũng chưa đủ lớn để tạo ra một nguyên âm. Mặt khác nó cũng không thể là âm bên.
  • Âm rung: Thuộc phương thức rung có nhóm âm rung [trill] nhóm âm vỗ [lap]. Không khí từ phổi đi ra bị chặn lại ở một vị trí nào đó, như đầu lưỡi chẳng hạn, nó vượt qua chướng ngại, rồi lại bị chặn, cứ như thế diễn ra liên tiếp, người ta bảo đầu lưỡi rung.
  1. Về vị trí cấu âm:
  • Âm môi: không khí đi qua bị cản trở bởi môi. Có hai tiểu nhóm:

Môi –môi:

, , là những âm phổ biến. Âm là âm sát hai môi, vô thanh. là âm tương ứng, hữu thanh.

Môi –răng: , , . Hai âm đầu là âm xát, âm thứ ba là nữa xát, được phát âm gần như bán nguyên âm . là âm mũi, môi- răng.

  • Âm đầu lưỡi: tùy theo cách đặt lưỡi mà có sự phân loại:

trong tiếng Nga là âm răng, trong tiếng Anh là âm lợi, còn trong tiếng Việt âm đầu là âm răng trong khi là âm lợi. Khi phát âm những âm này đầu lưỡi đặt vào chân răng hoặc lợi của hàm răng trên.

Trong tiếng Anh có âm θθ=">"> được phát âm với đầu luỡi đặt vào giữa hai hàm răng cửa sao cho không khí có thể thoát ra qua một khe nhỏ giữa lưỡi và răng. Người ta gọi chúng là âm giữa răng. Vd: this, think.

Trong nhiều ngôn ngữ có âm ʐʐ=">"> trong Tiếng Việt theo cách phát âm miền Trung và Nam vd: tre, sông, rộng. Các âm này được phát với đầu lưỡi nâng cao và quặt về phía sau để mặt dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phần sau lợi, tức giữa lợi và ngạc. Lưu ý người Bắc VN phát âm các từ trên với âm tắc xát =">" ʃ và âm xát trong tiếng Đức, âm xát ngạc, vô thanh như từ “ich” çç=">">.

  • Âm mạc: khá phổ biến trong ngôn ngữ là ŋŋ=">">. Khi phát âm mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc tạo nên một chướng ngại. Hai âm đầu là âm tắc, âm sau là âm mũi. Chữ “g” trong tiếng Nga, Anh, Pháp dùng để ghi âm ngạc tắc, hữu thanh. Trong khi đó ở Việt Nâm dùng để ghi âm xát tương ứng
  • Âm lưỡi con: Nâng cao mặt lưỡi sau về phía lưỡi con để cản trở không khí, tạo nên một âm tắc hoặc một âm xát hoặc một âm mũi , hoặc những âm tắc . Âm tương ứng với là , đó là một âm sâu.
  • Âm yết hầu: được cấu tạo bằng cách lui nắp họng về phía sau, tới vách sau của yết hầu. Do cách phát âm này nên chỉ có âm xát. Kí hiệu là với âm vô thanh và đối với âm hữu thanh. Âm xát yết hầu hữu thanh thường có hiện tượng thanh hầu hóa rõ rệt.
  • Âm thanh hầu: được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh. Vì vậy ở vị trí này chỉ có thể là âm tắc hoặc âm xát. Khi nghe thanh hẹp, không khí qua được và trong chừng mặc nào đó dây thanh có chấn động, ta có hữu thanh. Còn khi dây thanh chỉ nhích lại gần nhau đơn thuần ta có âm vô thanh.
    1. Cấu âm phụ
    1. Ngạc hóa: là cấu âm bổ sung vào cách phát âm thường. Vị trí lưỡi hơi cao và hơi trước một chút. Khí hiệu là j>. Người ta gọi đó là phụ âm mềm.
    2. Mạc hóa: cấu âm bổ sung vào cách phát âm bình thường. Vị trí sau lưỡi được nâng cao như tư thế phát âm nhưng không tròn môi. Đó là xu hướng nhích phần sau lưỡi hơn thường lệ về phía mạc khi phát âm. Kí hiệu là .
    3. Yết hầu hóa: là hiện tượng thêm vào cách phát âm thông thường sự thu hẹp khoang yết hầu, dường như thêm vào màu sắc của một âm cực sau. Kí hiệu .
    4. Môi hóa: là thêm vào hiện tượng tròn môi. Nó có thể kết hợp với bất cứ một kiểu nào trong số đó. Dấu phụ của kí hiệu phiên âm quốc tế chính thức để chỉ môi hoá là ghi ở dưới kí hiệu nhưng thông thường môi hoá được ghi bằng w> hay o> đài cao.

    -Trong tiếng Việt, các cấu âm bổ sung có vai trò quan trọng hơn cả là bật hơi [âm ]; thanh hầu hóa, tức là bổ sung động tác tắc kèm theo sự nâng lên của thanh hầu, như trong các tiếng “ăn”, “uống”, “uể”, “oải” hoặc trước các phụ âm hữu thanh như , và ; và yết hầu hóa, bổ sung động tác khép của yết hầu. Hai hiện tượng này góp phần hiện thực hóa một số phụ âm đầu và thanh điệu tiếng Việt.

        1. Âm vị, biến thể, nét khu biệt
    1. Khái niệm
    1. Âm vị:: đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thể của những nét khu biệt xuất hiện đồng thời và có giá trị khu biệt ý nghĩa.

    Vd: Cơm ¹ Rơm ¹

     Cơm ¹ Câm ¹

     Cơm ¹ Cơn ¹

    • Từ “Cơm” có 3 đơn vị: , , vì từ đó đã khu biệt với những từ khác bằng cả ba bộ phận.  , , là âm vị.
    1. Biến thể âm vị: những dạng thức khác nhau cùng thể hiện một âm vị.

    Vd: âm vị : các âm các nhau của mõi cá nhân và tùy vào chu cảnh mà khi thì ngạc hóa, khi thì môi hóa, khi thì đôi chút bật hơi, khi thì  được phát âm sâu hơn thành .

    1. Nét khu biệt:

    So sánh các âm đầu trong ba từ tiếng Nga:

    /pastj/ [cái mõm]:

    được coi là trung hòa

    /pjaj/ [năm- số đếm]: j>j> có đặc điểm chặc trưng là tính ngạc hóa

    /putj/ [con đường]: w>w> có đặc trưng môi hóa.

              Xét về mặc sinh học tính ngạc hóa và tính môi hóa đều là những động tác cấu âm bổ sung và ngang nhau.

              Xét về mặt xã hội, hai hiện tượng trên không hề được coi ngang nhau.

    • Đặc trưng cấu âm- âm học có chức năng xã hội, tức chức năng khu biệt từ [hoặc hình vị] được gọi là nét khu biệt.
    • Nét khu biệt là thành tố nhỏ nhất có tính quan yếu âm vị học của âm vị và chung cho tất cả các biến thể của âm vị đó, khu biệt âm vị đó với các âm vị khác.
    1. Các loại biến thể của âm vị:

    - Biến thể tự do là những cách thể hiện âm vị ở mỗi cá nhân. Mỗi người có một cách phát âm riêng, dường như không bị lệ thuộc nhân tố nào cả, tuy nhiên vẫn bị xã hội chi phối. Mối cá nhân nếu phát âm theo cách của mình vượt khỏi phạm vi nào đó sẽ bị coi là ngọng, tật nguyền.

    Vd: Người này phát âm âm sâu hơn, người kia phát âm âm có xu hướng tròn môi, người nọ lại phát âm âm này hẹp hơn, v.v...; hay phụ âm /ɣ/ có người phát âm sâu hơn như phụ âm họng trong khi nó là phụ âm gốc lưỡi.

    - Biến thể kết hợp, bị coi là bắt buộc, do bối cảnh quy định. Xảy ra do sự chi phối ảnh hưởng lẫn nhau của các âm phân bố cạnh nhau.

    Vd: biến thể môi hóa o>o> khi phát âm /t/ trong từ “two” của tiếng Anh là biến thể kết hợp. /t/ không thể phát âm không tròn môi được vì xuất hiện sau .

    1. Phương pháp xác định âm vị và các biến thể:
    1. Phân xuất âm vị bằng bối cảnh đồng nhất:

    Bối cảnh đồng nhất là những bối cảnh trong đó có hai âm đang xét đứng sau những âm như nhau và đứng trước những âm như nhau [tức là cùng một chu cảnh]. Đồng nhất còn có nghĩa là một vị trí: hai âm đang xét cùng âm tiết có trọng âm, hay cùng ở âm tiết không có trọng âm, cùng ở đầu từ, cùng ở giữa từ hay cuối từ.

    Vd: Câm và cơm trong tiếng Việt là hai từ cận âm [ hai từ khác nghĩa nhau, có vỏ âm thanh khác nhau ở mức tối thiểu ]. và ở vào bối cảnh đồng nhất, vì cùng xuất hiện sau và cùng trước , cùng đi với thanh điệu bằng cao [ hay thanh không dấu ]. Nhưng và là hai âm khác nhau khá rõ, ít khả năng được gọi là “khả nghi”.

      và thì trong nhiều ngôn ngữ chỉ là một và có thể coi là khả nghi. Đặt chúng vào bối cảnh: mệt và mẹt trong tiếng Việt là hai từ khác nghĩa nhau. Sự khu biệt về âm thanh giữa hai từ này là do /e/ và /e/ đảm nhiệm, vậy chúng là hai âm vị riêng biệt.

    Định lí:  Hai âm gần gũi nhau xuất hiện trong những bối cảnh đồng nhất hoặc tương tự phải được coi là những âm riêng biệt.

    1. Xác định các biến thể bằng bối cảnh loại trừ nhau:

    Hai âm ở vào bối cảnh loại trừ nhau khi một âm đã xuất hiện trong bối cảnh này thì âm kia không bao giờ xuất hiện vào bối cảnh ấy. Người ta còn bảo chúng vào thế phân bố bổ sung.

    Bằng cách thống kê, trong phạm vi có thể có được, những từ trong đó có các âm khả nghi, phân loại chúng theo từng âm khả nghi. Phân tích bối cảnh trong đó mỗi âm xuất hiện. Trình bày các âm khả nghi và bối cảnh trên trong một bảng, mỗi loại bối cảnh là một cột.

    Định lí: Các âm gần gũi nhau, xuất hiện trong những bối cảnh loại trừ nhau phải được coi là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất.

      1. Các hiện tượng ngôn điệu:
    1. Âm tiết: đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất.

    Âm tiết là đơn vị mang những sự kiện ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm.

    Phân loại âm tiết: căn cứ vào cách kết thúc âm tiết. Âm tiết mở khi tận cùng bằng nguyên âm [vd: ma], âm tiết khép khi tận cùng bằng phụ âm [vd: học tập]. Còn có những loại trung gian như nữa mở, nữa khép trong tiếng Việt.

                Cách cắt âm tiết: tùy thuộc vào từng ngôn ngữ:

              + Mỗi ngôn ngữ có tập quán riêng. Vd: cyclo Pháp , Việt

              + Sự phân bố năng lượng phát âm trong âm tiết cho các thành phần cấu tạo âm tiết. Hai tình hình có thể diễn ra: 1] là khi phát âm nguyên âm đầy đủ rồi 2] là khi nguyên âm chưa được phát âm đầy đủ.

    1. Thanh điệu: sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.

    Vd: Trong tiếng Việt: “ba, bà” có nghĩa khác nhau, phân biệt nhau do chỗ được phát âm với cao độ khác nhau.

    + Thanh điệu âm vực: là loại đơn giản, trong đó các thanh về các mức trên bậc cao độ. Thanh ở đây không có sự biến đổi cao độ từ đầu đến cuối quá trình phát âm, sự phân biệt giữa chúng chỉ đơn thuần là mức cao thâp khác nhau mà thôi. Có ba mức: thanh cao , thanh thấp , thanh trung bình không được đánh dấu. 

     + Thanh điệu hình tuyến: trong đó các thanh phân biệt nhau bằng sự di chuyển cao độ từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, được miêu tả có đường cong lên xuống. Thanh điệu tiếng Hán, Việt, Thái là thuộc loại này. Gồm có 5 mức hay bậc.

    1. Trọng âm: Trọng âm có thể là trọng âm từ [thường thấy trong các ngôn ngữ biến hình], trọng âm logic và trọng âm ngữ đoạn.

    Trọng âm có chức năng khu biệt trong một số ngôn ngữ, hoặc chức năng phân giới, hoặc chức năng tạo đỉnh trong ngôn ngữ khác.

    • Trọng âm từ: trọng âm tự do, có chức năng khu biệt mà trước hết là khu biệt từ. Mỗi từ thường có một trọng âm. Khi phiên âm người ta dùng một dấu gạch nhỏ thẳng đứng, đặt ở phía trên ngay trước âm tiết mang trọng âm. Vd: /əd.ˈmɑɪ.ə/ [admire]. Đôi khi một từ có hai trọng âm, trọng âm chính và trọng âm phụ.
    • Trọng âm ngữ đoạn: một phát ngôn có thể chia thành từng nhóm, vốn là đơn vị hoàn chỉnh về ngữ nghĩa trong một văn cảnh nhất định. Có tính chất của một thể thống nhất do những tiêu chí của ngữ âm học nhất định:
    • Do sự tăng cường trọng âm ở từ nào đó, thường là cuối cú đoạn.
    • Không thể dừng ở giữa cú đoạn mà không làm sai nghĩa đi.
    • Chỗ dừng ở sau cú đoạn [không bắt buộc]
    • Có một âm điệu nhất định.

    [Vd: Tối qua/ tôi đi xem hát, có hai cú đoạn. Mỗi cú đoạn gồm những đơn vị ngữ nghĩa nhỏ hơn, tức là những từ. ]

    1. Trọng âm logic: là một kiểu trọng âm đặc biệt. Thông thường một từ nào đó trong câu quan trọng về mặt logic, về mặt ngữ nghĩa mà sự chú ý cần tập trung vào đó, thì được nên bật lên bằng một trọng âm logic. Trọng âm logic có thể đặt ở bất cứ từ nào, ngay cả ở những từ thường là tiền tiếp [những từ không có trọng âm đứng trước từ có trọng âm và tiếp liền với nó] hay hậu tiếp [những từ không có trọng âm theo sau từ có trọng âm].
    2. Ngữ điệu: là đường nét âm thanh lên cao hay xuống thấp, nhấn mạnh hay lướt nhẹ, liên tục hay ngắt quãng của giọng nói. Ngữ điệu thường được dùng làm phương tiện để phân đoạn câu, biểu thị tình thái của hành động phát ngôn [mục đích phát ngôn], các sắc thái biểu cảm trong câu.

    Ngữ điệu có thể hoàn thành những chức năng khác nhau trong ngôn ngữ:

    1. Chức năng cú pháp [quan trọng]
    2. Chức năng khu biệt
    3. Chức năng biểu cảm rõ rệt
    4. Là nét đặc trưng cho từng ngôn ngữ
      1. Sự biến đổi ngữ âm trong lời nói:

    •Mỗi âm tố, dù là phụ âm hay nguyên âm khi phát ra [cấu âm] đều phải trải qua ba giai đoạn:

    – Khởi lập: Các cơ quan phát âm chuyển từ vị trí cũ tới vị trí cần thiết cho việc phát ra âm tố đó. Đối với các âm tắc nó được gọi là giai đoạn khép lại.

    – Thủ vị: Các cơ quan giữ nguyên vị trí đã tiến tới, không thay đổi. Ở những âm tắc nó được gọi là giai đoạn tắc.

    – Thoái hồi: Các cơ quan rời khỏi vị trí trên. Ở âm tắc gọi là nổ ra.

    Trong chuỗi lời nói sự biến đổi thường xảy ra do đoạn thoái hồi của âm tố trước đó chưa kết thúc mà giai đoạn khởi lập của âm tố sau đã bắt đầu và hai giai đoạn đó chồng lên nhau.

    Những biết đổi vốn là kết quả của biến đổi kết hợp- là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các âm tố trong ngữ lưu. Bản chất của nó là sự thay đổi ranh giới giữa các giai đoạn của quá trình cấu âm một âm tố. Các hiện tượng cơ bản của biến đổi kết hợp:

    1. Thích nghi:

    Hiện tượng thích nghi khi có sự kết hợp giữa một phụ âm và một nguyên âm. Đó là hiện tượng một trong hai âm tố biến đổi đi để phù hợp, thích nghi với âm bên cạnh.

    – Hiện tượng thích nghi ngược: Âm đi trước biến đổi cho phù hợp với âm đi sau.

    Vd: /t-/ trong tiếng Việt không tròn môi, khi đi với /-u-, -o-/ [trong các âm chẳng hạn như “tu”, “tô”] nó cũng bị tròn môi o>o>.

    – Hiện tượng thích nghi xuôi: Âm đi sau biến đổi cho phù hợp với âm đi trước.

    Vd: trong từ “tinh nghịch” các phụ âm cuối do chịu ảnh hưởng của nguyên âm đi trước, bị ngạc hoá, được phát âm thành

    1. Đồng hóa: là sự biến đổi do tiếp xúc giữa một âm tố với âm tố bên cạnh nhằm làm cho hai đơn vị có những nét cấu âm tương đồng, xảy ra giữa các âm tố cùng loại: nguyên âm – nguyên âm, phụ âm – phụ âm. Có hai loại: đồng hóa toàn bộ và đồng hóa bộ phận: ngược và xuôi.

    Trong tiếng Việt, đồng hoá thường gặp ở các thanh điệu.. Vd: “năm mười” → “năm mươi”.

    1. Dị hóa: hiện tượng giữa hai nguyên âm hoặc hai phụ âm có cấu âm gần nhau có một âm biến đổi đi để cho chúng trở nên khác nhau.

    Trong tiếng Việt, hiện tượng dị hoá hay xảy ra ở các từ láy và theo một quy luật khá chặt chẽ:

    – như ở âm cuối: /p/ → /m/, /t/ → /n/, /k/ → /ŋ/.

    – hay ở thanh điệu, ví dụ: chậm chậm → chầm chậm; đỏ đỏ → đo đỏ…

      1. Chữ viết
        1. Khái niệm

    Thuật ngữ chữ viết chỉ hệ thống ký hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ với chữ viết.

    Đối với lịch sử phát triển của XH loài người, chữ viết có một vai trò rất lớn. Chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác nên có thể thắng được không gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng “tam sao thất bản”. Nhờ có chữ viết, ta mới hiểu được lịch sử quá khứ của nhân loại. Chữ viết giúp cho con người có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trong tấc cả các lĩnh vực. Trong phạm vi nhất định, chữ viết còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thống nhất ngôn ngữ, chuẩn hóa ngôn ngữ.

        1. Các kiểu chữ viết
    1. Chữ ghi ý:

     Chữ ghi ý là chữ viết cổ nhất của loài người, là loại chữ viết mà mỗi chữ biểu thị một nội dung, ý nghĩa của một từ. Trong loại chữ này, từ được biểu hiện bằng một kí hiệu duy nhất không liên quan đến những âm thanh cấu tạo nên từ.

    Giai đoạn phát triển của chữ ghi ý:

    + Giai đoạn đầu: chữ ghi ý giai đoạn này chỉ là những hình chữ [thường là các hình v ] kí hiệu biểu thị cho ý nghĩa của từ. Mỗi hình vẽ là một từ, kế thừa hình thức giao tiếp bằng hình vẽ vốn đã xuất hiện trước đó.

    + Giai đoạn tiếp theo: chữ ghi ý lúc này phát triển thành chữ tượng hình. Giai đoạn này các hình chữ [hình vẽ] được đơn giản đi và mức độ kí hiệu hóa của các hình chữ được tăng cường. Ví dụ: Hình vẽ tượng hình

    + Giai đoạn sau: hình chữ của chữ ghi ý phát triển thành những kí hiệu võ đoán. Những kí hiệu này chẳng có gì nhắc nhở tới hình ảnh của sự vật, cũng không giống với hành động được biểu thị bằng từ. Vd : Các chữ số 1,2,3,4........và những kí hiệu toán học như là +, -, x, : ,...Số 3 chẳng giống gì với số lượng được biểu thị bằng từ ba,dấu chia “ : “ cũng không có gì giống với hành động được biểu thị bằng từ chia.

    Nhìn chung có thể nhận thấy rằng:

     • Chữ ghi ý biểu thị được khái niệm sự vật tính [ quan sát được ] lẫn khái niệm trừu tượng.

    • Chữ ghi ý truyền đạt khái niệm trong từ không biểu thị từ ở dạng định hình và ngữ âm, ngữ pháp.

    • Hình chữ ngày càng đơn giản có tính quy ước cao.

     - Nhược điểm: Mỗi chữ biểu thị từ trọn vẹn cho nên số chữ sẽ rất nhiều mà khả năng ghi nhớ của con người lại có hạn.

    Để khắc phục, người ta đã bổ sung một số biện pháp khác vào những nguyên tắc của chữ ghi ý.  Đối với chữ Hán và chữ Nôm, người ta dùng một số biện pháp:

    • Hội ý: ghép hai chữ đã có để tạo nên một chữ thứ 3, biểu thị một từ thứ ba trên cơ sở nghĩa của hai từ đầu, góp phần gợi nhắc đến nghĩa của từ thứ ba.
    • Hình thanh: ghép hai chữ đã có để tạo nên chữ thứ ba, trong đó một chữ gợi nhắc tới nghĩa, một chữ gợi nhắc tới âm của từ thứ ba.
    • Chuyển chú: lấy một chữ đã có để biểu thị một từ khác trên cơ sở hai từ có liên hệ về nghĩa với nhau. 
    • Giả tác:  lấy một chữ đã có để biểu thị một từ khác đồng âm hoặc gần âm với từ cũ.
    1. Chữ ghi âm:

    Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ mà tái hiện chuỗi âm thanh tiếp nối ở trong từ. Chữ ghi âm nảy sinh từ trong lòng chữ ghi ý.

    Những bước phát triển của chữ ghi âm:

    • Chữ ghi âm tiết: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết ở trong từ. Chữ ghi âm tiết cổ nhất là chữ Su Me hậu kì [2000 năm trước CN], sau đó là chữ Atsiri- Babilon, chữ triều tiên và chữ Nhật Bản hiện nay cũng là chữ ghi âm tiết.

    • Chữ ghi âm tố: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị một âm tố trong từ. Chữ ghi âm tố đầu tiên là chữ ghi phụ âm, các phụ âm biểu thị các căn tố, nguyên âm biểu thị các dạng thức ngữ pháp. Người ta dùng chữ cái để biểu thị phụ âm, vài dấu phụ để biểu thị nguyên âm. Giai đoạn tiếp theo là chữ ghi cả phụ âm lẫn nguyên âm.

    Nhìn chung, so với chữ ghi ý thì chữ ghi âm đặc biệt là chữ ghi âm đó có ưu thế hơn:

    • Số lượng kí hiệu giảm xuống hàng trăm lần, tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian.

    • Đảm bảo ghi lại một cách chính xác và chặt chẽ nội dung của câu nói, các yếu tố hình thái và đặc điểm cú pháp. Người đọc có thể nắm được đầy đủ, chính xác cả nội dung lẫn hình thức của lời nói của người viết.

    • Là loại chữ khoa học nhất, thuận lợi nhất. Chữ viết ghi âm hiện nay đều đã hoàn thiện đến mức đơn giản nhất.

    => Chữ viết ra đời là một sáng tạo kì diệu của con người, trải qua một qua trình phát triển lâu dài, chữ viết đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp của xã hội loài người.

    1.6.3 Chữ Tiếng Việt

    - Chữ Nôm: có từ khoảng thế kỉ X-XII, là lối chữ ghi ý.Đây là kiểu chữ sáng tạo của người Việt theo cách người Việt dùng âm Hán Việt để ghi âm lời nói của mình.

    Chủ Đề