Biểu hiện của sự kiên trì trong học tập

Tính kiên trì trong học tập.

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì. Một khi sự kiên trì không còn nữa, mọi sức mạnh cũng sẽ sụp đổ theo nó. Bởi thế, ở đâu có ý chí, ở đó có con đường. Trong học tập, nếu bạn không siêng năng và kiên trì, bạn khó có thể đi hết con đường học vấn để đạt đến thành công.

Kiên trì là gì?

Kiên trì là không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở lực, thậm chí là thất bại vẫn không buông bỏ mục tiêu trong công việc và trong cuộc sống.

Biểu hiện của tính kiên trì.

Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì.

Người có lòng kiên trì thường rất chăm chỉ trong công việc hàng ngày. Họ là người quyết tâm theo đuổi đam mê, mơ ước đến cùng, luôn cố gắng phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công.

Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. Người không có lòng kiên trì thường dễ chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.

Tại sao học sinh cần phải rèn luyện tính kiên trì trong học tập?

Tri thức là sức mạnh, nhưng để chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành sức mạnh dó không phải là việc dễ làm. Đã có biết bao con người theo đuổi con đường học vấn và đã không thể thành công. Một phần là do họ đã không may mắn, phần lớn là do họ không có đủ sức kiên trì. Dĩ nhiên, song hành với đức tính kiên trì, đòi hỏi chúng ta phải nghĩ đúng, làm đúng mới gặt hái  công được thành.

Ai cũng luôn khao khát dẫn đầu trong học tập. Ít nhất là đạt được kết quả mình mong muốn. Khát vọng ấy giúp chúng ta không ngừng nỗ lực để vươn lên. Bạn là một học sinh trung bình. Bạn luôn nỗ lực để trở nên tốt hơn. Để trở thành một học sinh xuất sắc trong học tập, không có gì quan trọng bằng học hành chăm chỉ. Có thể bạn thông minh hơn người khác. Nhưng khoảng cách ấy không quá nhiều giữa chúng ta. Nó rất dễ bị vượt qua. Chỉ cần bạn luôn có sự cố gắng thì điều kì diệu sẽ đến.

Học tập là một nhiệm vụ vô cùng gian khó đòi hỏi sự kiên trì. Chớ nên vội vàng kẻo lại rơi vào trạng thái mệt mỏi và chán nản. Không thể ngày một ngày hai mà bạn có thể làm thay đổi bản điểm và năng lực của mình. Học tập cần nhiều thời gian để tiếp cận, tiếp nhận, suy nghĩ, chọn lựa và thực hành. Cho nên, việc lập ra một kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện thành công kế hoạch ấy là việc cần thiết. Mặt khác, phải có mục đích đúng đắn trong học tập.

Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính kiên trì trong học tập?

Luôn luôn chuẩn bị bài, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp, tốt nhất là nên đặt ra thời khóa biểu về thời gian học và chơi hợp lý, cân bằng giữa học và chơi, kiên trì làm theo thời khóa biểu đã đặt ra.

Cần phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài và hướng dẫn thực hành. Nếu không hiểu thì lập tức hỏi lại giáo viên hoặc bạn bè. Đừng sợ hãi nếu không bạn sẽ chẳng thể nào học bài được nếu không hiểu bài. Mỗi ngày khi học ở trường các bạn đã biết thêm bài học mới nhưng về nhà chúng ta cần xem lại bài học ấy để chúng ta tăng cường kiến thức thêm. Thỉnh thoảng chúng ta dành ba mươi phút cho việc xem lại bài cũ. Việc xem lại bài cũ giúp chúng ta bồi thêm và củng cố vững chắc kiến thức.

  • Suy nghĩ về ý thức học tập của học sinh ngày nay

Trước khi học bài, hãy để đầu óc thật thoải mái. Sau khi học xong, nên giải trí bằng cách nghe một vài bài hát mình yêu thích, ăn nhẹ một ít trái cây. Như vậy có thể dễ thuộc hơn và làm tăng khả năng năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân. Nó cũng có thể giúp bạn vui vẻ, không bị căng thẳng khi học bài. Đó là những cách học đã giúp tôi trở thành học sinh giỏi.

Nên đọc sách hay học bài trong vườn cây thay vì trong phòng kín với một không gian chật hẹp và tù túng. Giữa khu vườn hay dưới một gốc cây, không gian thật yên tĩnh, mát mẻ và trong lành. Màu xanh của lá cỏ giúp thấy nhẹ nhàng, tiếp thu bài học nhanh hơn. Dĩ nhiên, bạn cũng phải có cách tự bảo vệ mình không bị côn trùng đốt.

Để có thể trở thành một học sinh giỏi, bạn phải chú ý chăm sóc sức khỏe và rèn luyện tinh thần kiên trì mỗi ngày. Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao. Phải chắc rằng bạn không cảm thấy mệt mỏi khi bắt đầu một ngày mới đến trường. Điều đó khiến cho bạn uể oải và không có tinh thần để học dẫn đến mất tập trung và không hiểu bài. Đừng bao giờ cố làm một lần cho hết nhiều bài tập mà sẽ chia nhỏ ra và làm nhiều lần. Làm như hãy chia nhỏ ra làm nhiều lần, bạn sẽ thấy bài tập về nhà không quá nặng nề.

Phê phán những người thiếu tính kien trì:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người thiếu kiên trì trong học tập. Nhiều học sinh tỏ ra lơ là việc học, ham chơi hoặc sa đà vào những việc làm vô bổ, không chăm chú học hành. Những người như thế không những kết quả học tập yếu kém, hiểu biết sơ sài mà còn thiếu khả năng làm việc thành công và năng lực sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Siêng năng, kiên trì là một đức tính tốt mà mỗi cá nhân đều cần cố gắng rèn luyện thật tốt. Đức tính này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân, đạt hiệu quả cao hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Cần sửa bỏ, lên án những hành động lười biếng, dễ dàng từ bỏ vì mỗi một hành động nhỏ từ một cá nhân sẽ trở thành những hành động xấu lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của xã hội.

Mỗi người đều có cách học riêng của mình, có thành công hay không là do bản thân bạn. Vì vậy, hãy cố gắng hết mình, kiên trì trong học tập để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích.

  • Đức tính cao cả
  • Tính kiên trì

+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.

+ Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.

+ Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,..

+ Đến lớp trực nhật sớm

+ Hà muốn học giỏi nên ngày nào cô ấy cũng làm bài tập

Em hiểu thế nào là siêng năng kiên trì?

Biểu hiện của siêng năng kiên trì. Phẩm chất siêng năng kiên trì được biểu hiện thế nào? Những biểu hiện của tính siêng năng kiên trì có thể bắt gặp trong đời sống hàng ngày, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì

Biểu hiện của siêng năng kiên trì có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống con người:

Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập: Hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập giáo viên giao, không nản lòng khi gặp những bài khó, tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.

Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng làm tốt những công việc trong phạm vi của mình.

2. Siêng năng kiên trì là gì?

Đức tính siêng năng kiên trì là đức tính thế nào? Người như thế nào được xem là người siêng năng, kiên trì?

  • Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.
  • Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

3. Những tấm gương về tính siêng năng, kiên trì

Những tấm gương về tính siêng năng, kiên trì có thể là những nhân vật lớn trong dòng lịch sử Việt Nam nhưng cũng có thể là những con người nhỏ bé, bình thường như những cậu bạn cùng lớp chăm chỉ, luôn cố gắng trong học tập.

Trong số những người có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta có thể nhớ đến một nhân vật nổi tiếng với lòng siêng năng, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, cho dù bị liệt cả 2 tay nhưng vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Cho dù số phận không mỉm cười và thiên vị mình nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại những điều khó khăn. Người ta tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần. Tuy là vậy nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của bản thân. Cuối cùng trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề