Bilan viêm là gì

Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể

Có những xét nghiệm nào để đánh giá tình trạng viêm của cơ thể?

Phát hiện các protein phản ứng này sẽ giúp biết được cơ thể bạn có bị viêm hay không.  Các xét nghiệm thường dùng để phát hiện sự tăng nồng độ protein phản ứng này là: đo tốc độ máu lắng [ESR], định lượng CRP và xét nghiệm đo độ nhớt của máu [PV].

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng [ESRđược thực hiện như thế nào?

Mẫu máu của bạn sẽ được cho vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông, để ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Sau đó ống nghiệm được dựng thẳng đứng, để các hồng cầu lắng xuống đáy ống, chừa lại phần phía trên ống là cột huyết tương màu vàng, trong. Người ta sẽ đo chiều cao phần huyết tương phía trên tại thời điểm sau 1 giờ để tính ra tốc độ máu lắng, đơn vị là mm/hr.

Nếu Protein phản ứng bao quanh hồng cầu, sẽ khiến các hồng cầu dính vào nhau, làm các hồng cầu lắng càng nhanh hơn. Kết quả là tốc độ máu lắng tăng, chỉ ra rằng bạn có thể bị viêm ở đâu đó.

Bình thường tốc độ máu lắng ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, và tăng dần theo độ tuổi.

Giá trị bình thường của xét nghiệm tốc độ máu lắng [ESR] theo phương pháp Westergren [theo Medscaspe]:

                   - Nam giới dưới 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr

                   - Nam giới trên 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới dưới 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr

                   - Nữ giới trên 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr

                   - Trẻ sơ sinh: 0-2 mm/hr

                   - Trẻ em: 3-13 mm/hr

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện như thế nào?

CRP là viết tắt của C-reactive protein, là những protein được giải phóng ở giai đoạn viêm cấp tính. Xét nghiệm CRP cho phép định lượng nồng độ protein C – một loại protein đặc hiệu được giải phóng trong quá trình viêm. Nồng độ CRP tăng lên khi bạn bị bệnh, mà nguyên nhân có thể là do bị viêm. Bạn sẽ cần phải lấy máu để thực hiện xét nghiệm CRP.

Giá trị bình thường của xét nghiệm định lượng CRP [theo Medscape]: là 0-10 mg/L.

Xét nghiệm đo độ nhớt của máu được thực hiện như thế nào?

So với xét nghiệm đo tốc độ máu lắng thì xét nghiệm đo độ nhớt của máu khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá tình trạng viêm. Sự tăng độ nhớt của máu là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể bị viêm ở đâu đó.

Những bệnh lý nào làm thay đổi nồng độ CRP, tốc độ máu lắng, độ nhớt của máu?

Khi cơ thể bị viêm thì tốc độ máu lắng [ESR], độ nhớt của máu [PV] và nồng độ CRP có thể đều tăng. Trong đó, ESR và PV thay đổi chậm hơn CRP trong quá trình viêm, ngay từ khi bắt đầu và khi kết thúc quá trình viêm.

Xét nghiệm ESR, CRP, PV có thể tăng trong các bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn
  • Áp xe
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Một số bệnh lý về cơ và mô liên kết: Đau cơ dạng thấp, viêm động mạch thái dương, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Bỏng và tổn thương mô
  • Một số ung thư: u lympho Hodgkin, u tủy
  • Bệnh Crohn
  • Trong phản ứng thải loại tạng ghép
  • Sau phẫu thuật

Xét nghiệm tốc độ máu lắng có thể giảm trong các bệnh lý sau:

  • Suy tim, đa hồng cầu, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Các bệnh lý về gan, thận có giảm nồng độ protein

Khi nào thì cần làm các xét nghiệm này?

Hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm ESR, CRP, PV không đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể nào. Tức là, khi nồng độ của chúng tăng lên, có nghĩa là “có chuyện gì đó đang xảy ra” và cần làm thêm một số các xét nghiệm khác để biết chính xác nguyên nhân đó là gì. Ví dụ, nếu bạn không được khỏe và chưa rõ nguyên nhân gây ra là gì, khi làm xét nghiệm ESR, CRP, PV thấy kết quả đều tăng, chỉ ra có thể bạn đang bị viêm. Điều đó gợi ý cho bác sĩ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

Thường thì không thể chẩn đoán chắc chắn tình trạng bệnh từ kết quả của xét nghiệm ESR, CRP, PV. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm ESR, CRP, PV và lặp lại sau một thời gian điều trị. Nếu kết quả các xét nghiệm ban đầu tăng [do nguyên nhân nhiễm trùng] và sau đó trở về bình thường khi tình trạng bệnh đã được cải thiện, thì bạn không cần thực hiện thêm các xét nghiệm nào khác nữa.

Theo dõi tiến triển bệnh

Ví dụ, nếu bạn bị đau cơ dạng thấp, tình trạng viêm và tiến triển của bệnh có thể được đánh giá một phần thông qua kết quả các xét nghiệm này, theo nguyên tắc: nồng độ cao, bệnh tiến triển nặng. Và cũng có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị, đáp ứng điều trị tốt, nồng độ ESR, CRP, PV có thể giảm.

Cả 3 xét nghiệm đều rất hữu ích. Tuy nhiên, nồng độ CRP thay đổi nhanh hơn. Điều này là cực kỳ quan trọng trong điều trị một số nhiễm trùng nặng hoặc giai đoạn viêm cấp tính. Ví dụ, nồng độ CRP giảm sau điều trị vài ngày, chứng tỏ việc điều trị là đúng hướng, có hiệu quả. Nếu nồng độ CRP không giảm, thì có thể việc điều trị là không hiệu quả, gợi ý bác sĩ chuyển đổi hướng điều trị khác.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những phản ứng viêm bạn thường gặp mỗi ngày

Cơ thể con người thường xuyên xuất hiện tình trạng viêm do nhiều tác nhân gây nên như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,... Khi xuất hiện tình trạng viêm, cơ thể sẽ sản xuất ra chất giải phóng vào trong máu và di chuyển tới ổ viêm để chống lại các tác nhân gây viêm.

1. Xét nghiệm CRP

CRP [C  Reactive Protein] là một protein viêm giai đoạn cấp không đặc hiệu, được sản xuất bởi tế bào gan, khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây viêm, với nhiễm trùng và tổn thương mô. Sự tăng CRP chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố, và không phải luôn luôn tăng trong nhiễm trùng huyết có giảm bạch cầu hạt.

CRP vẫn duy trì sự tăng trong vòng 24-48 giờ sau khởi phát nhiễm trùng. Thời gian bán hủy sinh học là 19 giờ, giảm 50% nồng độ mỗi ngày sau khi kích thích viêm cấp tính đã được giải quyết.

Ứng dụng:

  • Lượng CRP tăng cao trong máu gợi ý cho thấy có viêm nhiễm cấp, lượng CRP trong máu giảm xuống có nghĩa là tình trạng bệnh nhân tốt hơn và tình trạng viêm nhiễm giảm. Khi phối hợp với các dữ kiện lâm sàng và xét nghiệm khác, giá trị CRP đo hàng loạt là một phương tiện hữu ích trong việc theo dõi và có thể góp phần trong việc giảm thiểu những trường hợp dùng kháng sinh không cần thiết.
  • Mức độ CRP có thể nhảy vọt lên gấp hàng ngàn lần để phản ứng với hiện tượng viêm và sẽ rất có giá trị trong việc theo dõi diễn biến của bệnh.
  • Xét nghiệm CRP có ích trong đánh giá các bệnh lý sau: Bệnh viêm loét đại tràng, một số dạng viêm khớp, các bệnh tự miễn, viêm nhiễm vùng tiểu khung [Pelvic Inflammatory Disease], viêm ruột thừa, bệnh tim mạch,...

Xét nghiệm CRP giúp đánh giá nhiều bệnh lý khác nhau

Tuy xét nghiệm CRP không đủ tính đặc hiệu để chẩn đoán một bệnh lý nào đó, nó vẫn có thể giúp ích với vai trò là một chỉ điểm tổng quát cho viêm nhiễm báo động cho thầy thuốc biết khi nào thì cần phải làm thêm xét nghiệm máu khác để chẩn đoán tình trạng viêm của cơ thể và điều trị.

2. Xét nghiệm tốc độ lắng máu [ESR]

Máu lắng [VSS] còn được gọi là độ lắng hồng cầu [tốc độ mà các hồng cầu của máu ngưng kết với nhau]. Đây là một xét nghiệm máu không chuyên biệt cho riêng bệnh nào, nhưng lại là một xét nghiệm được áp dụng để tầm soát trong rất nhiều bệnh để đánh giá tình trạng viêm của cơ thể. Xét nghiệm này thực hiện nhằm đo chiều cao cột hồng cầu lắng xuống [đơn vị là mm] của một thể tích máu đã được chống đông, đựng trong một ống nghiệm đặc biệt có chia vạch trong khoảng thời gian là 1 giờ.

Ứng dụng: Đo tốc độ lắng máu là một xét nghiệm thực hiện để theo dõi một tình trạng viêm nhiễm hay theo dõi một bệnh lý ác tính nào đó. Mặc dù đây là một xét nghiệm máu mang tính thường quy, tầm soát, nhưng lại rất cần thiết trong việc phát hiện và theo dõi bệnh lao, theo dõi quá trình hoại tử mô trong cơ thể, những rối loạn bệnh lý thuộc về thấp học [bệnh lý của khớp, gân, cơ vân, dây chằng,... và những cấu trúc liên quan], thậm chí còn có thể giúp phát hiện ra những bệnh lý mà triệu chứng lâm sàng khá mơ hồ, không rõ ràng.

Xét nghiệm máu giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe người bệnh

3. Xét nghiệm công thức bạch cầu

Bạch cầu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiễm trùng: Khi nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng viêm của cơ thể, chúng ta thường xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lượng và tỉ lệ các loại bạch cầu trong máu

Xét nghiệm công thức bạch cầu là xét nghiệm đơn giản rẻ tiền cho kết quả nhanh chóng đánh 2 thông số gồm tổng số lượng và phần trăm các loại bạch cầu. Bạch cầu có các loại sau: Bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu mono, bạch cầu ái toan, ái kiềm.

Bạch cầu là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Khi có tình trạng viêm, nhiễm, chấn thương, bạch cầu [BC] tiết ra chất CSF [colony-stimulating factor]. Chất này kích thích tủy tăng sản xuất BC, còn gọi là BC chuyền trái [khi đó BC non có số lượng lớn hơn BC trưởng thành] vì vậy số lượng BC có thể gấp đôi trong vài giờ. Cơ chế chống lại các tác nhân lạ của BC là qua cơ chế thực bào. Sự thực bào đó chỉ mang tính tạm thời khác với bệnh BC [sự thực bào luôn xảy ra và tiến triển].

Xét nghiệm công thức bạch cầu được chỉ định trong các bệnh viêm và nhiễm trùng, ung thư máu, ung thư hạch và bất thường tủy xương. Bất kì trường hợp viêm nhiễm hay căng thẳng cấp tính đều có thể làm tăng sản xuất BC. BC có giá trị bình thường 4500-10000/microlit máu. BC có số lượng thay đổi theo tuổi: tăng ở trẻ nhỏ, thai phụ, giảm ở người già. BC giảm trong suy tủy, bệnh collagen sinh ra chất gây độc tế bào [ví dụ như lupus ban đỏ], bệnh gan, lách, nhiễm xạ, nhiễm siêu vi, nhiễm trùng nặng. BC tăng trong bệnh nhiễm trùng, viêm [ví dụ như dị ứng, viêm khớp dạng thấp], và các bệnh không nhiễm trùng như thiếu máu, ung thư máu, stress nặng về thể chất và tinh thần, tổn thương mô.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm máu có thể cho biết nguy cơ mắc những bệnh gì?
  • Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máu

Video liên quan

Chủ Đề