Răng hàm mặt là gì

Trong vài năm gần đây, việc quan tâm tới sức khỏe, thẩm mỹ răng miệng ngày một nhiều hơn. Chính vì vậy ngành Răng – Hàm – Mặt cũng được nhiều các bạn sinh viên chọn lựa trở thành chuyên ngành chính và công việc sau này của mình. Vậy ngành Răng – Hàm – Mặt học gì và sinh viên ra trường có thể làm những công việc gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

1. Ngành Răng – Hàm – Mặt là ngành gì và mục tiêu đào tạo ra sao?

Ngành Răng – Hàm – Mặt là một ngành học hấp dẫn chuyên đào tạo các y, bác sĩ chuyên ngành về răng, hàm, mặt. Họ sẽ là người giúp mọi người giải quyết các vấn đề về các bệnh liên quan đến răng, hàm, mặt, đề xuất và tham gia chẩn đoán, điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe cho cá nhân có nhu cầu. 

Ngành Răng – Hàm – Mặt được ra đời với mục tiêu là đào tạo những người bác sĩ có đầy đủ các kiến thức chuyên môn và kỹ năng về y khoa, nha khoa đáp ứng giải quyết về sức khỏe răng miệng cũng như sắc đẹp của con người. Tuy ngành này không có nhiều trường đào tạo nhưng đầu vào lẫn đầu ra đều đảm bảo chất lượng, trình độ của các y, bác sĩ. 

2. Học ngành Răng – Hàm – Mặt cần rèn luyện những tố chất nào?

Khuôn mặt là phần quan trọng nhất đối với mỗi người, vậy nên những người học ngành Răng – Hàm – Mặt hay hoạt động trong lĩnh vực này cần có một tâm lý vững chắc và sự cẩn trọng 100% trong công việc. Dưới đây là những tố chất mà người học ngành Răng – Hàm – Mặt phải có ở bản thân mình:

  • Có đầy đủ kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập rồi mới đến bước thực hiện các công việc thực tế.
  • Có khả năng quan sát, sự sắc bén, phán đoán trong quá trình làm việc.
  • Biết cách giải quyết các tình huống khẩn cấp khi làm việc.
  • Sức khỏe tốt và có thể làm việc trong một khoảng thời gian dài.
  • Có sự kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, logic trong học tập cũng như công việc.
  • Có lòng nhân đạo và yêu thương người bệnh.
  • Chịu được áp lực công việc mỗi ngày.

Đây là những tố chất mà một người bác sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt cần phải trang bị cho chính bản thân mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Một người bác sĩ dù có chuyên môn giỏi mà thiếu đi cái tâm cũng không là gì cả, cả tâm cả tầm đều phải song hành với nhau thì công việc mới vững chắc được.

3. Thông tin chính về ngành Răng – Hàm – Mặt 

Mã ngành của ngành Răng – Hàm – Mặt có số hiệu là 7720501 và xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A16: Toán, Văn, KHTN [khoa học tự nhiên]
  • Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
  • Khối C02: Toán, Văn, Hóa
  • Khối D90: Toán, tiếng Anh, KHTN [khoa học tự nhiên]

3.1. Điểm chuẩn của ngành Răng – Hàm – Mặt

Ngành học Răng – Hàm – Mặt là ngành thu hút được khá nhiều thí sinh đăng ký theo học, đối với các bạn sinh viên có học lực khá trở lên thì đây sẽ là lựa chọn đầu tiên khi chọn ngành học. Điểm chuẩn vào ngành Răng – Hàm – Mặt không cao như các ngành y, dược khác nhưng trung bình vẫn trong khoảng khá cao từ 21 điểm trở lên. Tùy thuộc vào đề thi mỗi năm mà các trường Đại học sẽ đưa ra mức điểm khác nhau.

3.2. Các trường đào tạo ngành Răng – Hàm – Mặt

Ngành Răng – Hàm – Mặt vốn là một ngành học hot và có vô số sinh viên muốn theo đuổi ngành học. Chính vì điều này, nhiều trường đã mở ra chuyên ngành này và đào tạo một cách bài bản từ kỹ năng với chuyên môn.

Tìm hiểu ngay các trường đào tạo ngành này dưới đây để lựa chọn môi trường học phù hợp nhất với mình nhé!

Tại khu vực miền Bắc, có 5 trường có ngành Răng – Hàm – Mặt đó là Đại học Y Hà Nội; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Đại học Y Dược Hải Phòng; Đại học Y Dược [thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội] và Đại học Y Dược [thuộc Đại học Thái Nguyên].

Tại khu vực miền Nam, có 5 trường đào tạo là Đại học Y Dược Tp.HCM; Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; Đại học Y Dược [Cần Thơ]; Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Nếu như bạn đang ở miền Trung thì cũng đừng lo lắng, bởi tại đây cũng có 3 trường Đại học cho bạn lựa chọn đó là Đại học Duy Tân; Đại học Y Dược [thuộc Đại học Huế] và Khoa Y Dược [thuộc Đại học Đà Nẵng].

4. Học ngành Răng – Hàm – Mặt ra trường sẽ làm gì?

Ngành Răng – Hàm – Mặt là ngành có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều người nói rằng, chỉ cần vào được ngành Răng – Hàm – Mặt là bạn sẽ không cần lo tới vấn đề thất nghiệp khi ra trường. Quả thật đúng là vậy, các trường không nhận quá nhiều chỉ tiêu cho ngành này nên những người sau khi tốt nghiệp thường là những người cực kỳ xuất sắc. Bạn có thể làm việc tại những địa điểm như sau:

  • Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm có khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và phi chính phủ.
  • Làm việc tại Bộ y tế.
  • Tự mở các phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Tham gia vào các nghiên cứu về ngành Răng – Hàm – Mặt.
  • Làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành nghề.
  • Điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập, dân lập.
  • Làm các công việc liên quan đến ngành học này.

5. Mức lương ngành Răng - Hàm - Mặt

Mức lương của những người làm trong ngành Răng – Hàm – Mặt thường nhiều hơn so với các công việc khác của ngành nghề lĩnh vực y tế. Đối với những người mới ra trường, mức lương thấp nhất là từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người đã có kinh nghiệm hoặc có phòng khám riêng thì mức thu nhập khá cao, không bao giờ thấp hơn 10 triệu/tháng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Răng – Hàm – Mặt mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn có thể lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với bản thân và mong muốn của mình.

Theo thống kê của trường ĐH Y Hà Nội, ngành Răng – Hàm – Mặt là ngành được thí sinh quan tâm rất lớn, có thời điểm điểm chuẩn đầu vào ngành này bằng với điểm chuẩn của ngành Bác sĩ đa khoa. Qua đó chúng ta phần nào hình dung được độ HOT của ngành này trong thời đại kinh tế xã hội phát triển cao kéo theo nhu cầu làm đẹp của người dân cũng tăng cao. Răng – hàm – Mặt là ngành đi kèm với câu nói từ xưa: ” Cái Răng cái Tóc là góc con người”. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành học này nhé!

Khái niệm về ngành Răng Hàm Mặt [RHM]

Răng Hàm Mặt là một ngày học trong nhóm ngành Y Học, có tên tiếng anh là Odonto-Stomatology, Dentistry, Mã ngành 7720501

Xuất phát từ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Răng miệng, không chỉ đơn giản là khám chữa bệnh về Răng mà còn là chỉnh hình nâng cao tính thẩm mĩ cho mọi người. Sinh viên theo học ngành răng hàm mặt sẽ được đào tạo để trở thành bác sĩ chuyên khoa, có trình độ chuẩn đoán, điều trị các bệnh về Răng, hàm, chấn thương, chỉnh hình thẩm mĩ hàm mặt.

Chăm sóc sức khoẻ Răng miệng là một nhu cầu thiết yếu của con người

Đây là ngành học yêu cầu sinh viên có lực học khá trở lên. bao gồm các khối và tổ hợp xét tuyển sau:

  1. A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  2. A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  3. B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  4. C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  5. D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Điểm chuẩn vào ngành này ở mức tương đối cao, dao động từ 21 điểm trở lên, Trải dài từ bắc vào nam có nhiều trường đào tạo ngành học này tiêu biểu như [Thí sinh click vào từng trường để xem thông báo tuyển sinh cụ thể]:

Các trường đào tạo tại miền Bắc:

Các trường đào tạo tại miền Trung:

  • Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Đại học Duy Tân

Các trường đào tạo tại miền Nam:

Học phí ngành Răng Hàm Mặt

Học phí ngành răng hàm mặt ở mức khá cao, tuỳ vào giáo trình đào tạo mỗi trường mà mức học phí khác nhau. Ví dụ năm học 2020 mức học phí một số trường như sau: Khoa Y – Đại học Quốc gia TPHCM là 88 triệu đồng/ năm [Cao nhất cả nước] còn trung bình các trường đại học khác dao động trong khoảng 14 đến 15 triệu đồng/ năm

Sinh viên chuyên ngành Răng Hàm Mặt trong ngày thực tập tại bệnh viện

Sinh viên sẽ được đào tạo về những kiến thức cơ bản trong ngành Y nói chung và ngành Răng hàm mặt nói riêng. Có kiến thức chuyên sâu về chuẩn đoán, điều trị các vấn đề liên quan đến Răng hàm Mặt. Các môn chuyên ngành được học như:

  1. Giải phẫu răng
  2. Mô phôi răng miệng – Sinh học miệng
  3. Vật liệu – thiết bị nha khoa
  4. Mô phỏng lâm sàng răng trẻ em
  5. Mô phỏng LS nha khoa phục hồi
  6. Mô phỏng lâm sàng nội nha
  7. Mô phỏng LS phục hình cố định
  8. Mô phỏng LS phục hình tháo lắp
  9. Khớp cắn học
  10. Giải phẫu ứng dụng và phẫu thuật thực hành miệng hàm mặt
  11. Chẩn đoán hình ảnh RHM
  12. Phẫu thuật trong miệng
  13. Bệnh lý miệng 1, 2
  14. Phẫu thuật hàm mặt
  15. Chữa răng nội nha 1, 2
  16. Nha chu 1, 2
  17. Phục hình tháo lắp
  18. Tháo lắp hàm khung
  19. Phục hình cố định
  20. Răng trẻ em 1, 2
  21. Chỉnh hình răng mặt
  22. Nha khoa công cộng
  23. Nha khoa cấy ghép

Mức lương và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành Răng hàm mặt

Là một ngành vừa liên quan đến điều trị nâng cao sức khoẻ vừa thẩm mỹ nên việc làm rất đa dạng và mức lương khá cao. trung bình từ 10triệu/tháng trở lên đới với khởi điểm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt có thể làm việc tại:

+ Làm bác sĩ khoa Răng hàm Mặt tại các phòng khám, trung tâm y tế và các bệnh viện huyện, tỉnh, thành phố.

+ Làm giảng viên bộ môn tại các trường đại học có đào tạo ngành Răng hàm mặt

+ Tự mở phòng khám, thẩm mỹ Răng – Hàm Mặt

+ Trở thành chuyên gia nghiên cứu trong cùng lĩnh vực tại bộ y tế, và các tổ chức chính phủ

Video liên quan

Chủ Đề