Bình bài thơ mẹ của đỗ trung lai năm 2024

Mẹ là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà văn Đỗ Trung Lai được đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 7. Nhằm giúp bạn củng cố lại kiến thức, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ khái quát nội dung và phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai ngay trong bài viết dưới đây, cùng chúng tôi tham khảo nhé!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

MỤC LỤC

1. Khái quát chung về bài thơ Mẹ.

Trước khi tiến hành phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai, hãy cùng Limosa tìm hiểu sơ lược về nhà văn cũng như nội dung, hoàn cảnh sách tác của tác phẩm.

1.1 Nhà văn Đỗ Trung Lai.

Đỗ Trung Lai sinh vào ngày 07/04/1950 tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là tham gia vào Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ những năm 1991.

Ông theo học và tốt nghiệp khoa Vật lý tại Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó ông nhập ngũ vào năm 1972 và ở lại dạy học trong quân đội về lĩnh vực báo Quân đội Nhân dân

Ngoài là nhà thơ, nhà báo, Đỗ Trung Lai còn biết vẽ tranh, có phòng thơ, ông có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam công nhận và trưng bày.

Nhiều năm qua, người đọc đã biết đến ông với nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng như Đêm sông cầu [1990], Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy, Tha hương [2008], Anh,em và những người khác [1990],…

1.2 Tác phẩm Mẹ.

Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai thuộc thể thơ 4 chữ với phương thức biểu đạt chính được sử dụng là biểu cảm. Qua bài thơ, tác giả muốn người độc cảm nhận nỗi lòng đau đớn, xót xa của người con khi thấy hình ảnh của mẹ ngày một hao mòn, lưng còng, thấp đi, mái đầu bạc mà không thể làm gì.

Mẹ là bài thơ được trích từ tuyển tập thơ Đêm sông Cầu được xuất bản bởi Quân đội nhân dân vào năm 2003.

Từ nhan đề, ta có thể hiểu được phần nào ý nghĩa của bài thơ. Mẹ chính là người có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta, nhưng khi thời gian dần trôi, ta ngày càng trưởng thành nhưng mẹ lại một già khiến cho thân hình mẹ càng còng đi, ốm yếu hơn và đứa con chỉ có thế chấp nhận sự thật mà không thể ngăn cản được dòng chảy của thời gian.

Bố cục bài thơ được chia làm 2 phần:

  • Phần 1: [từ câu 1 đến câu 14] là hình ảnh người mẹ khi được đối sánh với hình ảnh của cau.
  • Phần 2: [từ câu 15 đến câu 20] là những cảm xúc của người con.

2. Lập dàn ý phân tích bài thơ mẹ của Đỗ Trung Lai.

Dưới đây là gợi ý chi tiết giúp dễ dàng lập dàn ý phân tích hoặc nêu cảm nhận về tác phẩm Mẹ.

2.1 Mở bài.

Dẫn dắt và giới thiệu qua tác giả, tác phẩm cùng yêu cầu đề bài.

2.2 Thân bài.

Hình ảnh người mẹ: được đối chiếu với hình ảnh của cây cau – loài cây quen thuộc ở những làng quê Việt Nam. Cụ thể:

  • Lưng mẹ ngày càng “còng” – cau “thẳng”.
  • Mẹ “đầu bạc trắng” – cau “ngọn xanh rờn”.
  • Mẹ “ngày một thấp” đi – cau “ngày càng cao”.
  • Mẹ “gần đất” – cau “gần giời”.

\=> Người mẹ đang dần già đi theo năm tháng, hình ảnh cây cau như đang tượng trưng cho người con, cau càng lớn thì mẹ càng già.

Tình cảm của người con đối với mẹ:

  • Hình ảnh so sánh của “một miếng cau khô/khô gầy như mẹ” thể hiện nỗi xót xa đau đớn khi tuổi tác của mẹ ngày càng cao, sức khỏe yếu dần.
  • “Con nâng trên tay” là thái độ nâng niu, trân trường của con dành cho mẹ.
  • “Không cầm được lệ” – nỗi cay đắng, đau thương như bị dồn nén.
  • Sử dụng câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”, dù không nhận được lời hồi đáp nhưng đã để lại rõ cảm giác cô đơn, trống vắng của người con.
  • “Mây bay về xa” tựa như mái tóc bạc của mẹ hòa cùng mây trời cao vít bộ lộ niềm tiếc nuối, như sự xa cách giữa con và mẹ.

\=> Nội dung đoạn thơ bộc lộ những nỗi niềm thương cảm, đau xót và trân trọng của người con dành cho mẹ mình.

2.3 Kết bài.

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật và nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ Mẹ của nhà văn Đỗ Trung Lai.

3. Mẫu văn hay phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

Bài thơ Mẹ có thể được tiến hành phân tích như sau:

Có không ít tác phẩm viết về mẹ đã để lại được sự ấn tượng và đồng cảm trong lòng người đọc. Và bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai là một trong số đó. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau – loài cây đã rất quen thuộc ở những làng quê Việt Nam, đặt đối sánh với hình ảnh người mẹ:

“Lưng mẹ còng rồi … Mẹ thì gần đất!”

Sự đối lập giữa mẹ và cau được thể hiện rõ qua các cụm từ đối xứng như “còng – thẳng”, “xanh rờn – bạc trắng”, “gần với trời – gần đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào những thay đổi của người mẹ trước tuổi tác, ngoại hình khi thời gian ngày một trôi qua. Đặc biệt với hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ kế tiếp lại càng làm nổi bật sự già nua, héo hon của người mẹ.

“Một miếng cau khô … Không cầm được lệ”

“Miếng cau khô” gợi ra sự khô héo, thiếu sức sống. Và khi tuổi già kéo đến, hình dáng của mẹ cũng trở nên hao gầy, bởi một nửa cuộc đời hy sinh cho con cái. Từ “nâng” và “cầm” đã bộc lộ tình cảm của người con dành cho mẹ. Càng yêu thương và trân trọng bao nhiêu, thì người con lại cảm thấy đau xót bấy nhiêu. Cảm xúc đó bị dồn nén để rồi tuôn chảy thành những giọt nước mắt.

“Ngẩng đầu hỏi giời … Mây bay về xa.”

Câu hỏi tu từ không được đáp để lại sự cô đơn, trống vắng, không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai có thể ngăn được guồng quay của thời gian khắc nghiệt. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng tựa như mái tóc mẹ bạc cùng với mây trắng thể hiện một niềm xót xa tiếc nuối, khoảng cách xa xôi của cả con và mẹ.

Bài thơ kiệm lời nhưng hàm chứa biết bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động cho mỗi người đọc bởi cảm xúc chân thành và đồng cảm, chạm tình mẫu tử – điều thiêng liêng nhất của con người.

Hy vọng qua nội dung trên, các bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm Mẹ, bên cạnh đó, có thể giúp các em học sinh củng cố kiến thức và hoàn thành phân tích bài thơ mẹ của Đỗ Trung Lai một cách hoàn chỉnh nhất. Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hân hạnh đem đến cho người đọc những nội dung hay và hữu ích.

Chủ Đề