Bộ máy chính quyền thời Pháp thuộc

Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Đề bài

Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 137 để nhận xét, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

- Tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ, bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

- Có sự kết hợp giữa Nhà nước thực dân và chính quyền phong kiến

=> Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

  • Nêu tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn cuối thể kí XIX - đầu thế kỉ XX?
  • Nhận xét tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp trong giai đoạn này

Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn cuối thể kí XIX - đầu thế kỉ XX:

  • Việt Nam chia thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, mỗi xứ nhiều tỉnh.
  • Đứng đầu xứ là tỉnh
  • Dưới tỉnh là huyện, châu
  • Dưới huyện, châu là đơn vị hành chính cơ sở xã.

Nhận xét bộ máy cai trị của thực dân Pháp:

  • Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ và đều do thực dân Pháp chi phối.
  • Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
  • Chia Việt Nam thành 3 quốc gia riêng biệt


Quá trình ra đời bộ máy chính quyền thuộc địa của Pháp ở Việt Nam được tính từ khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì đến trước khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương [1887].

1. Chính quyền Pháp ở Nam Kì.

Sau khi không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh tại Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng tấn công vào Nam kì. Ngày 5/6/1962, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Nhâm Tuất. Theo đó, 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa trở thành đất thuộc địa của Pháp. Từ đây, Pháp bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị, chính quyền thuộc địa của Pháp manh nha hình thành ở Nam Kì và sau đó là trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sau khi Pháp chiếm Nam Kì,  chính quyền đầu tiên của Pháp là chính quyền quân sự, đứng đầu là các Thủy sư đô đốc.Sở dĩ Pháp thiết lập chính quyền quân sự vì phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta tiếp tục bùng nổ. Bộ máy cai trị đầu tiên của Pháp được lập ra ở Nam Kì trực thuộc Bộ Hải quân thuộc địa Pháp. Người đứng đầu 3 tỉnh miền Đông Nam Kì [sau là 6 tỉnh Nam Kì], được gọi là Đô đốc toàn quyền Nam Kì. Dưới có Sở tham biện, rồi đến Tổng, Xã.

Đến năm 1879, chính quyền quân sự đổi thành chính quyền dân sự, đứng đầu chính quyền Nam kì là một viên quan Toàn quyền, giúp việc có một số sĩ quan thực dân làm nhiệm vụ quản lí nội chính, chia thành các bộ phận đối nội, đối ngoại để cai trị và liên hệ với chính quốc.

Từ 1864 đến 1867 thực dân Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam kì, các cấp quản lí chính quyền từ Trung ương đến địa phương bắt đầu hình thành và tồn tại đến 1887.

Về đơn vị hành chính ở Nam Kì: Giai đoạn đầu,trong khoảng thời gian Nam kì chưa được triều đình Huế thừa nhận là thuộc địa của Pháp, Pháp không chia Nam kì thành các tỉnh mà chia thành 4 khu hành chính lớn, dưới là các tiểu khu hành chính. Đó là: Sài Gòn [có 5 tiểu khu], Mỹ Tho [có 4 tiểu khu], Vĩnh Long [có 4 tiểu khu] và Bát Sát [có 6 tiểu khu], [các tiểu khu hành chính này đến năm 1901 thì đổi thành các tỉnh]. Cấp khu và tiểu khu do quan chức người Pháp trực tiếp cai quản. Dưới các tiểu khu hành chính, người Pháp đặt cácSở đại lí, thường giao cho quan chức người Việt cai quản với chức Đốc phủ sứ. Cấp chính quyền địa phương [thôn, xã] giữ nguyên như trước: Tổng do Chánh tổng, Phó tổng cai quản; cấp Xã do Lý trưởng, Phó lý quản lý.

Về việc bổ nhiệm quan chức: Đối với quan lại cấp cao:  Toàn quyền Nam Kì [sau đổi thành Thống đốc] thì do Tổng thống Pháp ra quyết định bổ nhiệm.Các quan chức ở cấp tiểu khu [cấp tỉnh] trở lên đều phải tốt nghiệp trường thuộc địa, phải có thời gian tập sự trước khi được bổ nhiệm chính thức. Đối với cấp địa phương, các chức danh từ Lý trưởng trở lên đều xếp vào ngạch nhân viên quản lý nhà nước, được bổ nhiệm thông qua thi tuyển và cũng được nâng ngạch bậc sau 3 năm 1 lần.

Từ năm 1874, sau khi Pháp buộc triều đình Huế thừa nhận cho Pháp chiếm cả 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì và thực chất 6 tỉnh Nam kì từ đây tách khỏi triều đình Huế và chấm dứt ảnh hưởng của 6 tỉnh Nam Kì đối với triều đìnhphong kiến trung ương, thì toàn bộ hệ thống quan lại từ bổ nhiệm, thay đổi, thăng giáng và các nếp sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội ở Nam kì từ nay trở đi đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người Pháp.

Về việc đào tạo quan chức: Vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, để phục vụ cho công cuộc quản lý và khai thác, bóc lột thực dân, đào tạo quan lại cho chính quyền thuộc địa, Pháp lập ra trường thuộc địa ở Nam Kì. Lúc đầu, trường có cơ sở tại Pari, là nơi đào tạo quan chức người Pháp để cung cấp cho các thuộc địa của Pháp ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ. Về sau, trường này mở một chi nhánh ở Sài Gòn [có tên là trường thuộc địa, sau đổi thành trường thông ngôn]. Hiệu trưởng lúc đầu là người Pháp, nhưng sau thay bằng người Việt, đó là ông Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Pétrus Ký. Trường này có nhiệm vụ dạy cho người Pháp biết nói tiếng Việt, biết phong tục tập quán Việt, luật pháp của nước Nam; đồng thời dạy cho người Việt biết những điều trên của nước Pháp.

2. Chính quyền Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì

Năm 1874, bộ máy cai trị của thực dân Pháp còn mở ra cả Trung Kì và Bắc Kì thông qua Hiệp ước Giáp Tuất được kí với triều đình Huế. Theo bản Hiệp ước này, Pháp được quyền cử đại diện của mình – những viên quan giám sát bên cạnh triều đình Huế. Từ năm 1874 đến 1883, Pháp cử chức danh Toàn quyền lưỡng kì, trông coi cả Bắc và Trung Kì, viên quan này chịu trách nhiệm giám sát hành vi của quan lại người Việt ở cả Bắc Kì và Trung Kì, giám sát việc thi hành các Hiệp ước với Pháp của triều đình Huế. Đồng thời lập Trụ sở đóng tại Huế, [sau này là tòa Khâm sứ Trung kì]. Từ đây, chức Công sứ đầu tỉnh của Pháp đã bắt đầu ra đời ở Việt Nam.

Từ sau 1884, bộ máy chính quyền của Pháp ở Việt Nam dần dần có sự thay đổi.Ngoài Nam Kì được cắt hẳn cho Pháp, là thuộc địa, không còn liên hệ gì với triều đình phong kiến, các vùng đất còn lại: Trung Kì, Bắc Kìđược Pháp coi là khu vực bảo hộ và nữa bảo hộ.

Ở Trung Kì là xứ bảo hộ, giao cho triều đình Huế quản lí[từ Thanh Hóa đến Bình Thuận]. Pháp cử một viên Tổng trú sứ tiếp tục quản lí Bắc Kì và Trung Kì. Tổng trú sứ thay mặt Chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối nội, đối ngoại của phong kiến Nam triều. Vì theo Hiệp ước 1884, toàn bộ quyền ngoại giao của triều đình Huế bị thủ tiêu thay bằng quyền ngoại giao của người Pháp. Triều đình Huế không được kí hiệp ước tay ba nào nếu Pháp không đồng ý. Chế độ Tổng chú sứ chấm dứt vào 5/1889.

Đến tháng 1/1886 để tăng cường quyền lực của mình, Pháp cho thiết lập ở Bắc Kì và Trung Kì một viên chức cao cấp người Pháp, đứng đầu Bắc kì là Thống sứ, đứng đầu Trung Kì là Khâm sứ, hai chức quan này đều thuộc Tổng trú sứ lưỡng kì.

Tháng 6/1886, để buộc triều đình Huế có trách nhiệm với một số vấn đề ở Bắc Kì, Pháp yêu cầu vua Đồng Khánh ra một đạo dụ bổ nhiệm một viên quan cao cấp thường trực ở Bắc Kì để báo cáo tình hình với người Pháp gọi là Kinh lược sứ. Như vậy, từ 1886 – 1897, viên Kinh lược sứ là đại diện của vua của Việt Namở Bắc Kì. Các quan lại ở phía Bắc được bổ nhiệm, thăng giáng, khen thưởng hay bị kỉ luật đều thông qua viên Kinh lược sứ để thi hành, sau khi có ý kiến của viên Thống sứ Bắc kì.

Ở Bắc Kì, trước năm 1887 [trước khi thành lập Liên bang Đông Dương], Pháp cố gắng khống chế chính quyền cấp tỉnh. Ở mỗi tỉnh Bắc Kì, Pháp cử ra một viên Công sứ người Pháp đứng đầu.

Công sứ có 3 chức năng: Hành chính: kiểm soát việc cai trị của quan lại người Việt, báo cáo lại với Thống sứ Bắc Kì để điều chỉnh nếu cần thiết; Tài chính: phụ trách kiểm soát việc thu thuế và việc sử dụng tiền thuế khi đã thu được; Tư pháp: Công sứ chịu trách nhiệm xét xử các vụ án dân sự và thương mại xảy ra giữa người Âu với người Âu, người Âu với người Việt, hay giữa người Việt với người Châu Á. Còn các vụ án giữa người Việt với người Việt sẽ giao cho Án sát người Việt xử lí. Việc giám sát của Công sứ được thực hiện trên cơ chế giám sát 3 quan: Tổng đốc, Tuần phủ và Án sát [Tổng đốc phụ trách chung, Tuần phủ phụ trách thuế và Án sát phụ trách điều tra xét xử].

Ở các tỉnh Trung kì, nhiệm vụ của Công sứ có khác với các tỉnh Bắc Kì, ngoài các nhiệm vụ thông thường, Công sứ Trung Kì nắm cả thương chính và công chính, ví dụ vấn đề thương mại, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng… Về quản lí nhà nước, Công sứ Bắc Kì thuộc Thống sứ Bắc kì, Công sứ Trung kì thuộc Khâm sứ Trung kì.

Tóm lại, trước 1887, bộ máy chính quyền thực dân Pháp bước đầu đã thiết lập ở trung ương, cấp kì và cấp tỉnh,đây là cơ sở để Pháp tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ máy này ở giai đoạn sau.

Nguồn: Phan Trọng Sơn

Video liên quan

Chủ Đề