Bồi thường toàn bộ không có hóa đơn năm 2024

Trả lời công văn số 0103/CV/PDC-2022 ngày 15/03/2022 của Công ty TNHH Phát Triển Đệ Nhất [sau đây gọi tắt là Công ty] về việc có lập hóa đơn cho thời gian khách hàng hủy hợp đồng hay không, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngàỵ 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng

  • Tại Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền [bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền], tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tố chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định…. ”

Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

  • Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua [bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng đế khuyến mại, quảng cáo; hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đối, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ đệ tiếp tục quá trình sản xuất]; xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá] và phải ghì đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đon điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…. ”

Căn cứ các quy định trên Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng theo hợp đồng thì Công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tính thuế GTGT, xác định doanh thu chịu thuế TNDN theo quy định.

Khoản bồi thường thiệt hại bằng tiền do bị hủy hợp đồng thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, khi nhận tiền về bồi thường thì Công ty không phải lập hóa đơn mà lập chứng từ thu theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC và phải kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website //hanoi.gdt,gov.vn hoăc liên hệ với Phòng Thanh tra – Kiểm tra số 5 để được hỗ trợ giải quyết.

Căn cứ Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, sử dụng hoá đơn thì trường hợp Công ty có thu các khoản tiền bồi thường của khách hàng do vi phạm hợp đồng thì lập chứng từ thu, không lập hóa đơn GTGT.

Nhận tiền bồi thường có phải xuất hóa đơn không? Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều trường hợp doanh nghiệp nhận về các khoản tiền như tiền bồi thường, tiền hỗ trợ hay tiền quảng cáo. Các trường hợp này có phải lập hóa đơn, kê khai thuế không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vướng mắc theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Nhận tiền bồi thường có phải xuất hóa đơn không?

Nhận tiền bồi thường có phải xuất hóa đơn không?

1. Khái niệm về vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.

Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng thoả mãn các yếu tố căn bản như thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết [không có dấu hiệu của ép buộc hoặc lừa dối], hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể có đầy đủ năng lực kí kết hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể mà điều kiện về năng lực chủ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với những hợp đồng không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi thì người chưa thành niên có thể không được tham gia giao kết; nội dung và hợp đồng không trái pháp luật và hình thức của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật. Hợp đồng không có đầy đủ các yếu tố trên sẽ vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng.

Không thể coi là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Các đạo luật này cũng đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm hợp đồng và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.

2. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định: Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc hoặc theo thỏa thuận của các bên.

3. Nhận tiền bồi thường có phải xuất hóa đơn không? Quy định về các khoản bồi thường của doanh nghiệp

Theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC, các trường hợp tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền, tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng và một số khoản thu tài chính khác thì xử lý như sau:

  • Cơ sở kinh doanh thu tiền về: Lập các chứng từ thu theo quy định.
  • Cơ sở kinh doanh chi tiền: Căn cứ vào mục đích chi tiền để lập chứng từ chi tiền.
  • Trường hợp bồi thường bằng hiện vật [hàng hóa, dịch vụ]: Cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT tương tự như với bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Bên nhận bồi thường thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, quảng cáo, khuyến mại thì phải kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.

Như vậy, theo các quy định trên:

  • Nếu nhận tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thì không cần phải lập hóa đơn, chỉ cần lập phiếu thu, phiếu chi.
  • Nếu khoản tiền doanh nghiệp nhận về để phục vụ cho các mục đích như: Bảo hành, sửa chữa, quảng cáo, khuyến mại thì cần phải lập hóa đơn và kê khai thuế, nộp thuế.
  • Nếu khoản bồi thường được thay thế bằng hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp cũng cần phải lập hóa đơn và kê khai thuế như khi bán hàng.

Ví dụ minh họa: Công ty A và công ty có ký hợp đồng bảo hiểm với hình thức bồi thường bằng tiền. Khi phát sinh rủi ro bảo hiểm, công ty A phải bồi thường cho công ty B bằng tiền theo quy định của pháp luật. Công ty B không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với số tiền bồi thường bảo hiểm nhận được.

Căn cứ theo Khoản 1b, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014, khi viết hóa đơn đối với tiền nhận bồi thường, kế toán cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nội dung trên hóa đơn phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Trên hóa đơn không được tẩy xóa, sửa chữa thông tin.
  • Sử dụng cùng một màu mực khi viết hóa đơn, mực không phai, không sử dụng mực màu đỏ.
  • Phần chữ số và chữ viết trên hóa đơn phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè chữ lên phần chữ in sẵn trên hóa đơn, gạch chéo phần còn trống.
  • Nếu là hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính có phần còn trống trên hóa đơn thì không cần phải gạch chéo.

Trên đây là bài viết Nhận tiền bồi thường có phải xuất hóa đơn không? Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Chủ Đề