Bón phân chuồng cho cây bưởi vào mùa nào

Để cây bưởi Diễn ra nhiều trái, cho năng suất cao, người trồng cần có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Trong đó, kỹ thuật bón phân cho cây bưởi chính là yếu tố quan trọng. Bón phân đúng cách giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, từ đó góp phần gia tăng chất lượng và sản lượng cây trồng.

Bón phân cho cây bưởi Diễn được chia làm nhiều giai đoạn ứng với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Từ giai đoạn cây non đến lúc bón bổ sung sau thu hoạch, bà con cần bón phân nhiều lần giúp cây phát triển khỏe mạnh, đầy đủ.

Video: Hướng dẫn cách bón phân cho cây bưởi Diễn đạt hiệu quả kinh tế cao

1. Cách bón phân chuồng cho cây bưởi Diễn

Phân chuồng là loại phân giúp tạo độ ngọt của cây bưởi Diễn. Tùy theo độ tuổi của cây mà có thể điều chỉnh lượng phân sao cho phù hợp. Bón vào thời điểm 7-10 ngày sau khi thu hoạch. Đây là thời điểm cây đã cạn kiệt chất dinh dưỡng nên cần bổ sung kịp thời để cung ứng được nguồn dinh dưỡng cho cây bưởi Diễn.

- Trong trường hợp có điều kiện, nên kết hợp phối trộn Tricoderma bón cho cây bưởi Diễn, để phòng ngừa được các bệnh từ nấm trong đất gây hại, điển hình như bệnh thối rễ, xỉ mủ,… làm ảnh hưởng đến cây. Có thể bón thêm 5-7 kg vôi bột và lân supe.

Bón phân chuồng cho cây bưởi vào mùa nào

Cách bón phân chuồng co cây bưởi Diễn.

2. Bón phân phục hồi cho cây bưởi Diễn

Đối với cây bưởi từ 3-4 năm tuổi, bón 1-2kg AT1/gốc, cây bưởi 5-6 năm tuổi bón 2-3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất xung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

- Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

- Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: bón 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 - 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

- Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc phân vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán bưởi, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân chuồng cho cây bưởi vào mùa nào

Cách bón phan phục hồi cho cây bưởi Diễn.

3. Cách bón phân hóa học cho cây bưởi Diễn

- Tùy vào độ tuổi của cây trồng mà ta có thể điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp. Thường đối với cây bưởi Diễn người ta sẽ tiến hành bón NPK+TE, loại phân bón có bổ sung thêm các loại vi lượng. Chẳng hạn đối với cây tuổi được 8-10 năm tuổi ta bón lượng phân NPK là 8-10kg nếu trong trường hợp đất xấu thì nên bổ sung thêm 2-3 kg nữa cho cây. Có thể chia thành 4 đợt để bón phân cho cây, với số lượng phân có thể bằng nhau:

+ Đợt 1: Trước khi cây ra hoa khoảng 4 tuần

+ Đợt 2: Sau khi cây đậu quả 2-3 tuần

+ Đợt 3: Sau đợt 2 từ 1-1,5 tháng

+ Đợt 4: Trước khi thu hoạch 4 tuần.

- Ở các giai đoạn phát triển của cây bưởi Diễn ngoài phân chuồng, phân hóa học thì cũng có thể sử dụng thêm các chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng như: Giảm rụng trái non dùng 4-CPA-Na, tăng kích thước quả CPPU-KT 30, các chất hữu cơ như: bột rong biển, Acid Fulvic cho cây trồng.

Bón phân chuồng cho cây bưởi vào mùa nào

Cách bón phân hóa học cho cây bưởi Diễn.

Bón phân giúp cho cây bưởi diễn phát triển khỏe, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, tăng số hoa và đậu quả. Để có được quả bưởi ngọt bên cạnh việc bón phân đúng cách còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: cách chăm sóc, lượng nước tưới, điều kiện môi trường, tình hình và diễn biến dịch hại… để cây bưởi cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bưởi da xanh sẽ cho thu hoạch rất lớn về sản lượng nếu được trồng đúng cách. Tùy vào từng giai đoạn tăng trưởng của cây mà áp dụng chế độ chăm sóc khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn mang trái.

Theo Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Chợ Lách – Bến Tre thì, trong giai đoạn mang trái, tùy từng thời điểm khác nhau mà nhà vườn áp dụng phương pháp bón phân khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo sự cân đối, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật thì hiệu quả phân bón sẽ tăng lên, đảm bảo được năng suất và chất lượng của bưởi da xanh, duy trì cây bưởi luôn khỏe mạnh.

.jpg)

Tùy vào từng giai đoạn tăng trưởng của cây mà áp dụng chế độ chăm sóc khác nhau để đạt năng suất tốt. Ảnh: internet

Lưu ý: Cách bón phân, hàm lượng phân bón tùy thuộc độ tuổi của cây cũng như năng suất cây trồng. Theo đó, đối với cây tầm 8 năm tuổi, hàm lượng phân bón như sau:

- Phân chuồng hay hữu cơ hoai mục: 20 – 30kg/cây

- Phân hữu cơ chế biến trên thị trường: từ 10 – 20kg/cây

- Phân hóa học: ure từ 1,5 – 3kg/cây; lân từ 2 – 4kg/cây; kali từ 1,5 – 2kg/cây

Ngoài những loại phân trên, hằng năm, nhà vườn cũng cần bón bổ sung phân vôi từ 3 – 4kg/cây nhằm cải tạo đất và tăng chất lượng trái.

Bưởi da xanh từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch mất từ 7 – 8 tháng. Tùy từng thời điểm mà xác định lượng phân bón cho phù hợp. Đối với vườn nuôi trái tập trung, cần chia làm 4 lần bón:

- Lần 1 - Cây mang trái từ 1,5 – 2 tháng: Cây cần bón phân hũu cơ hoai mục, đối với phân hóa học sẽ theo công thức 30:10:10. Thời điểm này cây cần nhiều đạm để thúc trái lớn. Nếu cây lớn, nhiều trái thì bón từ 0,5 – 1kg/cây.

- Lần 2 - Khi trái được 3 – 4 tháng: Điều chỉnh lại phân bón theo công thức 20:20:15 với hàm lượng từ 1 – 1,5kg/cây giúp trái phát triển cân đối hơn, cây trong quá trình tạo ruột trái.

- Lần 3 - Trái được 5,5 – 6 tháng: Duy trì lượng phân bón theo công thức 20:20:15 với hàm lượng từ 1,2 – 1,7kg/cây. Lúc này, quan sát thấy trái lớn và đạt kích thướt tối đa.

- Lần 4: Đây là thời điểm tăng chất lượng trái, nên cây cần tăng hàm lượng kali nhiều hơn. Nếu cây bình thường, bón theo công thức 10:15:15 với hàm lượng từ 1,2 – 1,7kg/cây.

Nếu phân được bón thường xuyên trong 4 đợt này, trái sẽ phát triển bình thường và tốt.

Nếu thấy cây có nhiều trái, màu lá không xanh nhiều, cần bổ sung thêm phân bón lá. Tuy nhiên, nàh vườn nên sử dụng phân bón lá với hàm lượng cân đối NPK để không làm giảm chất lượng trái.

Phương pháp bón: Nếu trồng thưa thì bón theo hình chiếu tán cây; nếu vườn giao tán thì bón hết mặt liếp. Trước khi bón, cần xới nhẹ mặt liếp, bón phân, sau đó lấp đất và tưới ẩm cho cây.

Với vườn có trái xen kẽ quanh năm, cách bón sẽ khác. Nhà vườn sẽ bón phân vào thời điểm trái nhiều nhất, trái sẽ đảm bảo chất lượng, đẹp và quyết định mùa vụ chính của vườn.