Bs ckii so sánh tiến sỹ

Bác sĩ chuyên khoa là những người sở hữu chuyên môn cao và làm việc trong các lĩnh vực Y khoa cụ thể. Họ phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu sau khi hoàn thành bậc đại học ngành Y khoa, có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống khám, chữa bệnh của các bệnh viện.

Trong bác sĩ chuyên khoa lại được chia thành hai trình độ khác nhau: bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Để biết bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 là gì và khác nhau thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Học bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 có khác nhau?

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Bác sĩ chuyên khoa là bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao trong một lĩnh vực Y khoa cụ thể. Ví dụ như: bác sĩ chuyên khoa thần kinh, xương khớp, răng hàm mặt, khoa nhi, sản.

Ngoài trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về bệnh lý chuyên biệt mà mình được đào tạo, cập nhật những thông tin mới nhất để sẵn sàng ứng phó với tình huống lâm sàn, khám hữa bệnh khác nhau.

Tùy vào cấp bậc, khái niệm, trình độ, nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa cũng khác nhau. Trong hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng.

Phân biệt bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2

STTSo sánhBác sĩ chuyên khoa 1Bác sĩ chuyên khoa 21Khái niệm

- Là người có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong Y khoa.

- Thông thường sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần học thêm 18 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề. Sau khi có chứng chỉ, các bác sĩ có thể chọn học lên cao để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1. Thời gian học 2 năm.

- Là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong y khoa. Bác sĩ chuyên khoa 2 có vị trí cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1.

- Bác sĩ chuyên khoa 2 áp dụng đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa 1 hoặc trình độ thạc sĩ.

2Trình độ

- Bằng chuyên khoa 1 tương đương với bằng thạc sỹ.

- Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2 tương đương với bằng tiến sỹ.

3Nhiệm vụ

- Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu.

- Thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân.

- Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu.

- Thường làm việc tại các cơ sở y tế [phòng khám, bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân] và cơ sở thực hành lâm sàn.

Trên đây là những so sánh việc học và làm bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 có khác nhau hay không, mọi người có thể tham khảo.

Giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Bộ GD-ĐT đã chính thức thông qua thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2018 quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ các ngành đào tạo giáo viên, trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ.

Theo đó, đối với khối ngành sức khỏe, giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Giảng viên có bằng bác sĩ nội trú bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ thạc sĩ."

Chính thức công nhận giảng viên là bác sĩ chuyên khoa II tương đương tiến sĩ [Ảnh: VietNamNet]

Đối với khối ngành nghệ thuật, giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Giảng viên là nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, ngoài những tiêu chuẩn cũ, ngành đào tạo có chương trình đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội, nhưng không vượt quá 120% chỉ tiêu đào tạo của ngành đó trong năm trước liền kề.

Cơ sở giáo dục trong ba năm liền kề không vi phạm quy định về tuyển sinh, được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng đào tạo, nhu cầu xã hội và các quy định:

Ngành chưa có chương trình kiểm định, kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ từ 90% trở lên không được tăng chỉ tiêu hoặc được tăng không quá 10% so với năm trước liền kề.

Nếu tỷ lệ việc làm trung bình của sinh viên trong một năm kể từ khi tốt nghiệp đạt từ 90% trở lên, có sinh viên bị sàng lọc, chỉ tiêu tuyển sinh tăng thêm không quá 25% số trung bình cộng của sinh viên bị sàng lọc trong bốn năm trước liền kề năm tuyển sinh.

Cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng thì không tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề.

Chủ Đề