Cá ba sa còn gọi là cá gì năm 2024

Nhưng theo em biết tên gọi "cá ba sa" là tiếng Việt thuần túy. Thuở nhỏ sinh ra ở miền Tây Nam bộ, em vẫn thường ăn cá ba sa nấu canh chua hay kho tộ. Khi nước mình xuất khẩu cá ba sa của nước mình ra nước ngoài, họ mới lấy tên tiếng Việt mà dùng theo nên viết là "basa" hay "catfish" tức là loại cá có râu như con mèo.

Vậy sao bây giờ báo chí mình không dùng tiếng Việt gọi là "cá ba sa" mà lại viết theo tiếng nước ngoài là "cá basa"?

ANH PHÓ trả lời: Em Ngọc Thành thân mến,

Tôi đồng ý với em là từ lâu ở nước ta có giống cá da trơn gọi là "cá ba sa". Chữ "ba sa" là tiếng Việt thuần túy, mang tính "truyền thống" của người Nam bộ. Từ điển từ ngữ Nam bộ của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam [do Huỳnh Công Tín biên soạn], NXB Khoa học xã hội có giải thích: "Ba sa là loại cá da trơn, bụng trắng, to có ba sa mỡ ở bên trong, cá sống ở sông lớn thuộc nhóm cá tra, nay được nuôi bè, có ngạnh hai bên thân, con lớn đến vài ký-lô. Nông dân An Giang, Đồng Tháp hiện nay đang nuôi rất nhiều cá ba sa để xuất khẩu" [Sđd, trang 100].

Như vậy "ba sa" vốn gốc là tiếng Việt, được người nước ngoài mô phỏng theo mà viết là "basa". Nay báo chí Việt Nam lại viết theo chữ nước ngoài, không dùng chữ Việt thì có lẽ cũng là vi phạm nghĩa vụ của báo chí Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Báo chí: Báo chí có nhiệm vụ "góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".

Cá tra, cá ba sa là loại cá nước ngọt, có nhiều đặc điểm bên ngoài giống nhau nên không phải ai cũng phân biệt được. Hôm nay chúng ta hãy cũng tìm hiểu về cá tra, cá ba sa và cách nhận biết chúng trong chuyên mục Thực phẩm tươi sống nhé! 1. Cá tra là gì? Cá tra thuộc bộ siluriformes - cá da trơn, chúng chuyên sống ở vùng nước ngọt và vẫn có thể sống ở vùng nước lợ, cá tra có thân chứa nhiều thịt, kích thước đầu nhỏ hơn tỷ lệ cơ thể và có kích thước cơ thể lớn, có 2 râu.

Thịt cá tra dày và chắc nên khi chế biến thành các món ăn, đặc biệt là các món lẩu, các món kho, cuốn bánh tráng giấm, ... đều rất ngon và có mùi vị hấp dẫn. 2. Cá ba sa là gì? Cá ba sa hay còn gọi là cá sát bụng hay cá giáo, thuộc bộ siluriformes - cá da trơn. Cá ba sa đóng góp vào nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cá ba sa sống tốt trong môi trường nước ngọt, dễ nuôi, sinh sản tốt và mau thành thục ngoài môi trường tự nhiên.

Cá basa có thịt dày với lớp mỡ béo và mềm, khi chế biến thành các món ăn mang lại hương vị riêng. Các món ăn từ cá basa như canh chua cá basa, cá basa nướng hay cá basa kho tộ được nhiều người yêu thích. 3. Mẹo phân biệt cá tra và cá basa đơn giản Thoạt nhìn sẽ khó phân biệt hai loại cá này với nhau nhưng nếu để ý sẽ dễ dàng phân biệt được chúng qua những đặc điểm sau: Dựa trên hình dạng đầu cá Cá tra có đầu khá to, hình dẹt và bè sang hai bên, khi ngậm miệng cá tra sẽ không nhìn thấy răng bên trong. Cá ba sa có phần đầu nhỏ gọn hơn cá tra, đầu ngắn và không bè sang hai bên. Do hàm trên của cá basa rộng hơn hàm dưới nên khi ngậm miệng vẫn có thể nhìn thấy răng bên trong. Dựa trên chiều dài râu Cá tra có râu dài hơn râu của cá basa, cặp râu của chúng thường kéo dài từ mắt đến mang cá và độ dài giữa râu hàm trên và hàm dưới bằng nhau. Cá ba sa có râu hàm trên ngắn bằng 1/2 chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn râu trên. Dựa trên cơ thể của cá Thân cá tra có màu trắng bạc, lấp lánh, lưng thường có màu xanh đen, bụng thường dài và nhỏ hơn cá ba sa. Cá ba sa có bụng to tròn màu trắng, trên lưng thường có màu nâu xanh nhạt, thân cá ba sa ngắn và hơi dẹt ở hai bên.

Dựa vào màu sắc của thịt cá Cá tra khi cắt ra thấy thớ thịt to, căng mọng, màu hơi đỏ hồng. Mỡ cá tra thường không có màu trắng trong mà nghiêng về màu vàng, thường có mùi hôi nên khi làm cá tra, người ta thường làm sạch mỡ. Khi cắt ra, cá basa sẽ lộ ra phần thịt cá màu trắng pha chút hồng nhạt, thớ thịt của cá basa nhỏ hơn cá tra. Vì bụng to nên khi cắt ra sẽ thấy lớp mỡ màu trắng sữa, cá basa sẽ có những đường mỡ trắng đục xen kẽ trên lưng và dưới bụng cá. Với bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn biết được cá tra là gì, cá basa là gì và cách phân biệt giữa cá tra và cá basa. Hãy truy cập Măng tây xanh để tham khảo thêm nhiều kiến thức hay nhé! Bài viết khác:

Cá ba sa và cá tra khác nhau như thế nào?

Cá ba sa có sợi râu hàm trên bằng ½ chiều dài đầu còn phần râu hàm dưới chỉ ngắn bằng ⅓ chiều dài đầu. Còn cá tra thì có đôi râu dài hơn cá ba sa, nó kéo dài từ mắt đến tận mang cá và râu hàm trên với râu hàm dưới bằng nhau.

Cá tra còn có tên gọi khác là gì?

Cá basa là cá gì? Cá basa có tên khoa học là Pangasius bocourti, người ta cũng thường gọi chúng với các tên gọi khác như cá giáo, cá sát bụng. Cũng giống như cá tra, cá basa là loại cá da trơn, đây cũng chính là lý do khiến nhiều người không biết cách phân biệt cá tra và cá basa.

Cá Saba còn gọi là cá gì?

Cá saba là cá biển, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cá thu Nhật, cá thu Thái Bình Dương, cá thu lam, cá thu bống hoặc cá thu mắt bò, và có tên gọi khoa học là Scomber japonicas. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương với độ sâu từ 50 - 200m và nhiệt độ dao động khoảng 10 - 27 độ C.

Cá tra và cá hú khác nhau như thế nào?

Cá tra: Đầu to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng. Cá hú: Đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra. Cá tra: Có hai đôi râu. Dài hơn so với cá basa, dài tới mắt và mang cá.

Chủ Đề