Cá chép đưa bao nhiêu ông táo về trời năm 2024

Lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp hàng năm của các gia đình không thể thiếu cá chép, tuy nhiên ít ai biết lý do loài vật này được chọn làm phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều chuẩn bị chu toàn các lễ vật như đồ hương hoa, quần áo vàng mã, mâm cơm thịnh soạn, bánh kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu và đặc biệt không thể thiếu cá chép để làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

Theo nghi lễ cổ truyền của Việt Nam, cá chép chính là “ngựa” đưa ông Công ông Táo về trời, báo cáo công việc trong gia đình 1 năm vừa qua. Tuy nhiên, không ít người lại thắc mắc vì sao ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép mà không phải một con vật khác?

Quan niệm dân gian cho rằng cá chép sẽ đưa ông Công ông Táo về trời. Ảnh minh họa

Dân Việt dẫn lời GS Kiều Thu Hoạch - Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết tục cúng ông Công ông Táo ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc.

Tài liệu cổ ghi lại rằng vào đời Tống [Trung Quốc], người dân cúng một con ngựa giấy làm phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi và có 2 con cá [không nói rõ cá gì], một thủ lợn linh nhừ làm đồ ăn cho Táo.

Ở Việt Nam, theo tài liệu của ông Phan Kế Bính ghi lại, năm 1915, người Việt cúng ông Công ông Táo một con cá chép để làm “ngựa” đưa các vị thần này lên trời.

GS Kiều Thu Hoạch chia sẻ: “Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời”.

Trong khi đó, GS Trần Lâm Biền - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam tiết lộ trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng nên có thể bay lên được.

VTC News lại dẫn lời chia sẻ của TS Nguyễn Ngọc Thơ cho hay cá chép gắn liền với môi trường sông nước, phù hợp bối cảnh sống truyền thống của nước ta là những vùng sông nước hoặc nghề làm lúa nước. Bởi vậy, những loài vật sống dưới nước được ưu tiên hơn các loài sống trên cạn.

Từ lâu, dân gian vẫn kể cho nhau nghe sự tích “cá chép vượt vũ môn”, nói về việc cá chép hóa rồng bay lên trời. Cá chép hóa rồng mang ý nghĩa của sự thăng hoa, là biểu tượng cho tinh thần vượt khó, kiên trì và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng tới một kết quả tốt đẹp.

"Cá chép theo truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng, rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cá chép hóa rồng tức là có được thần lực đặc biệt, do đó có thể trở thành vật để ông Táo cưỡi về trời.

Cũng có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên Thiên đình, vì bị lỗi nên xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp được ông Táo dùng để cưỡi về trời", TS Nguyễn Ngọc Thơ giải thích.

Theo GS Trần Lâm Biền, dân gian đã nhận thức như vậy, chỉ có cá chép mới có thể đưa ông Công ông Táo lên chầu trời, những con vật khác đều không có năng lực. Hiện nay, miền Bắc nước ta duy trì tục thả cá chép xuống sông, hồ nhiều hơn trong khi miền Nam thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã.

Đinh Kim [T/h]

Link nguồn: //doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-ong-cong-ong-tao-cuoi-ca-chep-ve-troi-a526294.html

  • Tết ông Công ông Táo 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?

    Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình Việt Nam đều tổ chức lễ cúng tết ông Công ông Táo trước khi các Táo quân chầu trời báo cáo với Ngọc hoàng mọi việc trong năm qua.
  • Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào tốt nhất năm 2022?

    Năm nay, 21 tháng Chạp [23/1 dương lịch] và 23 tháng Chạp [25/1 dương lịch] là hai ngày đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo.
  • Ông Công ông Táo là ai? Sự tích tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

    Vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình Việt bắt đầu làm lễ cúng ông Táo, đây là phong tục rất thú vị của người Việt ẩn chứa sự tích li kì và nhiều điều hấp dẫn về vị thần này.

Cùng chuyên mục Cộng đồng mạng

  • Xúc động chàng trai bí mật về nhà ăn Tết sau 7 năm xa cách khiến người mẹ vui mừng suýt ngất

    09/02/2024 10:52 Sau 7 năm làm việc tại Nhật Bản, chàng trai bí mật trở về Việt Nam ăn Tết mà không báo trước khiến người mẹ vỡ òa trong hạnh phúc.
  • Địa điểm du lịch lý tưởng gần Hà Nội cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

    09/02/2024 08:00 Những địa điểm du lịch Tết gần Hà Nội được nhiều du khách lựa chọn để tận hưởng phút giây thư giãn và vui vẻ bên gia đình và người thân. Dưới đây là một số địa điểm vui chơi cho bạn tham khảo.
  • Ăn vạ khi đụng xe, người phụ nữ bỗng chốc biến thành trò cười chỉ vì hành động này

    07/02/2024 14:00 Màn ăn vạ kỳ quặc khi đụng xe đã khiến người phụ nữ thành trò cười của mọi ngườim thu hút được không ít sự quan tâm chú ý của cư dân mạng.
  • Độc lạ đám cưới tổ chức trong chuồng lợn, dân mạng phải thốt lên: Không có gì là không thể

    06/02/2024 19:55 Các hình ảnh được lan truyền cho thấy, các ô chuồng lợn có tường cao ngang thắt lưng, trong mỗi ô được đặt một chiếc bàn tròn màu đỏ, xung quanh là vị khách dự tiệc cưới.
  • Kết hôn lúc nửa đêm, cô gái khiến hàng xóm “khóc thét” khi chứng kiến cảnh tượng này

    06/02/2024 19:40 Hình ảnh một đám cưới lúc nửa đêm về sáng tại thành phố Tam Minh, Trung Quốc mới đây khiến nhiều người thấy choáng, cho rằng khung cảnh chẳng khác nào đám cưới ma, thực sự có phần rợn người.
  • Bị cô dâu "cắm sừng" ngay trước đám cưới, chú rể có hành động khiến nhiều người bất ngờ

    06/02/2024 10:16 Màn trả thù của chú rể khi bị "cắm sừng" đang được chia sẻ ầm ầm trên mạng xã hội Trung Quốc.
  • Hai chàng trai cơ bắp 6 múi bán cúc mâm xôi Tết gây sốt ở Đồng Nai: Sự thật bất ngờ phía sau

    05/02/2024 16:22 Những ngày cuối năm, mạng xã hội truyền tay nhau bộ hình 2 anh chàng lực lưỡng, 6 múi đang bán cúc mâm xôi ven đường, nhiều người sau khi thấy bức hình đã vô cùng thích thú, không ít người còn “tràn” vào xin địa chỉ để tới mua. Câu chuyện phía sau khiến nhiều người bất ngờ.
  • Đặt cháu vào cũi đi ngủ, ông nội khiến dân mạng không thể nhịn nổi cười chỉ vì hành động này

    05/02/2024 11:09 Cú ngã chỉ bị phát hiện sau khi ông Aranda nhờ gia đình giúp tìm kiếm chiếc điện thoại mà ông đã vô tình bỏ quên trong cũi.
  • Món cà phê pha ớt gây sốt mạng xã hội Trung Quốc, người khen sáng tạo, người không bao giờ dám thử

    05/02/2024 10:52 Món uống mới này đang được ưa chuộng ở Trung Quốc và đã thu hút sự tò mò trên mạng xã hội.

Chàng thanh niên trẻ mắc bệnh của người già vì thói quen độc hại mà ai cũng một lần mắc phải

05/02/2024 09:35

Tiểu Hoàng vào bệnh viện cấp cứu sau khi bị khó thở và đau tức ngực. Trong lúc được thăm khám, bệnh nhân đột ngột ngất xỉu.

ông Công ông Táo 2023 là ngày bao nhiêu?

- Ngày 23 tháng Chạp [14/1/2023 dương lịch]: Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh. Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023: - Ngày 17 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Tí [23h-1h]; Sửu [1h-3h]; Thìn [7h-9h]; Tỵ [9h-11h]; Mùi [13h-15h]; Tuất [19h-21h].

cúng ông Táo cần bao nhiêu con cá chép?

Vì vậy, vào ngày ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép sống, thường loại nhỏ và khỏe, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem những con cá này phóng sinh ở sông, ao, hồ... nghĩa là để đưa ông Táo về trời.

Tại sao ngày 23 tháng chạp là ngày đưa ông Táo về trời?

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt sẽ thường làm mâm cơm để đưa ông Công ông Táo lên chầu trời.

Thả cá ông Công ông Táo ngày nào?

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, sau khi hoàn thành lễ cúng, các gia đình sẽ tiến hành thả chép đưa ông Công ông Táo về trời. Cá chép được xem là "phương tiện" để ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Do vậy, trong lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường sẽ cúng cá chép sống và sau đó thả xuống sông, hồ.

Chủ Đề