Ca đang điều tra dịch tễ là gì

          Thực hiện Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19; để thích ứng tình hình mới và bảo đảm an toàn, linh hoạt phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương, Sở Y tế ban hành văn  bản số 6312/SYT-NVY ngày 04/01/2021 v/v điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 trong triển khai công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn các đơn vị có nhiệm vụ thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với các nhóm đối tượng như sau:

1. Ca bệnh giám sát [ca bệnh nghi ngờ] là một trong số các trường hợp sau:

a] Là người tiếp xúc gần [F1] và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

b] Là người có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1] và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.

Người có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1] là:

- Người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định [F0] đang trong thời kỳ lây truyền.

- Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

c] Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 [trừ trường hợp nêu tại điểm b, c và d mục 2 công văn này].

2. Ca bệnh xác định [F0] là một trong số các trường hợp sau:

a] Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút [PCR].

b] Là người tiếp xúc gần [F1] và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

c] Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 [ca bệnh nghi ngờ tại điểm a mục 1 công văn này] và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1].

d] Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp [xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1] với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ [không bao gồm F1].

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

3. Người tiếp xúc gần [F1] là một trong số các trường hợp sau:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp [bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…] với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định [F0] khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định [F0] khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân [PPE].

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định [F0] được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát [đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính] cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc dương tính giá trị CT≥30.

Sáng ngày 14/7/2021, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố [HCDC] đã tổ chức họp trực tuyến với 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức để triển khai hướng dẫn điều tra bao vây dập dịch khi phát hiện trường hợp dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Tại cuộc họp, ThS. BS. Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố đã hướng dẫn 10 bước cần thực hiện khi các quận, huyện, thành phố Thủ Đức phát hiện trường hợp dương tính SARS-CoV-2 [F0] trong cộng đồng như tại khu dân cư, khu công nghiệp, chợ, trường học, …

Theo đó, việc đầu tiên cần làm là đưa F0 đến chỗ cách ly tạm thời ngay tại nơi phát hiện. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, liên hệ để chuyển F0 đến bệnh viện điều trị và điều tra thông tin dịch tễ trong vòng 1 giờ. Việc điều tra cần thực hiện theo nguyên tắc nơi nào phát hiện ca F0, nơi đó chịu trách nhiệm điều tra với 4 nội dung gồm nơi ở, nơi làm việc, nơi tiếp xúc khác [siêu thị, quán ăn, …] và danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp [F1 gần].

Sau khi hoàn thành điều tra, thông tin F0 phải được gửi ngay cho HCDC để thông báo cho các nơi liên quan tiến hành khoanh vùng, truy vết trong vòng 1 giờ. Các Trung tâm Y tế sau khi tiếp nhận thông tin cần khẩn trương khoanh vùng tiếp xúc của F0 để tiến hành phong tỏa trong vòng 1 giờ. Nhanh chóng tuyển chọn và tập huấn 2-5 người đang sống tại khu vực phong tỏa để thành lập Tổ quản lý, làm cầu nối với bên ngoài và hỗ trợ dân cư bên trong khu phong tỏa trong vòng 1 giờ, đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ chống lây nhiễm.

Trong vòng 4-6 giờ tiếp theo, triển khai thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho tất cả người trong khu phong tỏa theo nguyên tắc từ khu vực có nguy cơ đến khu vực nguy cơ cao và cuối cùng là khu vực nguy cơ rất cao. Đối với người có kết quả dương thì trong vòng 1-3 giờ đưa ngay đến khu cách ly tạm thời trong vòng để làm sạch cơ bản khu phong tỏa và thực hiện các bước tương tự như đối với F0 chỉ điểm. Đối với F1 có kết quả âm thì lấy mẫu RT-PCR [mẫu gộp] và đưa đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà nếu đáp ứng đủ điều kiện cách ly theo quy định. Những người có kết quả âm còn lại thì lấy mẫu RT-PCR [mẫu gộp] và cách ly tại nhà.

Để hạn chế lây nhiễm tại khu phong tỏa, cần đảm bảo cách ly nhà với nhà, người dân tuyệt đối không được ra khỏi nhà; bố trí 1 bàn trước cửa nhà để nhận thực phẩm, vật dụng thiết yếu và đặt rác thải trước cửa nhà để được thu gom theo thời gian quy định.

Tùy vào vị trí địa dư, yếu tố dịch tễ và nguy cơ lây truyền, các Trung tâm Y tế có thể triển khai tầm soát diện rộng bên ngoài khu phong tỏa bằng phương pháp RT-PCR [mẫu gộp]. Ngoài ra, để tránh bỏ xót các trường hợp tiếp xúc tại khu phong tỏa, Trung tâm Y tế cần tiếp tục điều tra F0 để bổ sung những thông tin còn thiếu; thực hiện xét nghiệm định kỳ tại khu phong tỏa để xác định lại mức độ nguy cơ tiếp xúc với F0 và thực hiện xử lý theo quy định. Thông qua đó xét duyệt giải tỏa sớm từng phần tiến đến giải tỏa toàn bộ khu phong tỏa ngay khi có đủ thông tin.

Lệ Thu - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh

Điều tra dịch tễ

Định nghĩa điều tra dịch tễ

- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, hay tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng nếu công nhận bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh và trở thành dịch hoặc cần phải điều tra nguyên nhân phát bệnh hay khả năng nhiễm bệnh chưa rõ ràng thì ngay lập tức phải tiến hành điều tra dịch tễ, phải cung cấp thông tin kết quả trong phạm vi cần thiết cho cơ quan y tế có liên quan [Nguyên tắc thuộc Khoản 1 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

※ Tuy nhiên phải cung cấp thông tin về kết quả điều tra dịch tễ cho cơ quan y tế khác trong trường hợp cần phòng ngừa lây lan trong cộng đồng địa phương [Điều kiện Khoản 1 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

- Báo cáo dịch tễ phải bao gồm các nội dung sau [Khoản 1 Điều 12, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Thông tin cá nhân về bệnh nhân bệnh truyền nhiễm

· Ngày, nơi phát bệnh của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm

· Nguyên nhân nhiễm, lộ trình nhiễm bệnh

· Hồ sơ khám chữa các bệnh nhân bệnh truyền nhiễm

· Các vấn đề khác làm rõ nguyên nhân bệnh truyền nhiễm

- Phương pháp điều tra dịch tễ như sau [Điều 14 và Phụ lục 1.3, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Phiếu khảo sát và phỏng vấn

Phân loại

Phương pháp điều tra

Phiếu khảo sát

- Thực hiện khảo sát bằng phiếu câu hỏi đối với bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, người tiếp xúc với họ, người phơi nhiễm hay nghi ngờ phơi nhiễm với cùng yếu tố rủi ro lây nhiễm.

- Phiếu khảo sát là văn bản điều tra dịch tễ được chỉ định bởi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, có thể được chỉnh sửa, sử dụng tại đội điều tra dịch tễ tùy theo tình hình dịch.

- Văn bản điều tra dịch tễ bao gồm các hạng mục nhằm làm rõ lộ trình lây nhiễm, nguồn lây nhiễm bệnh truyền nhiễm.

- Nhân viên đội điều tra dịch tễ phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi và soạn thảo. Tuy nhiên, xem xét tình trạng bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, đặc tính nơi phát sinh bệnh truyền nhiễm, trong trường hợp bất đắc dĩ có thể dùng điện thoại, thư hay thư điện tử.

Phỏng vấn

- Thực hiện phỏng vấn đối với người quản lý y tế, vệ sinh, môi trường của cơ sở hay cơ quan phát sinh bệnh truyền nhiễm.

- Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề về quản lý y tế, vệ sinh, môi trường liên quan đến phát sinh bệnh truyền nhiễm.

- Thành viên đội điều tra dịch tễ trực tiếp gặp mặt đối tượng để điều tra phỏng vấn.

· Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người

√ Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người được thực hiện trên các đối tượng: bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, người tiếp xúc với họ, người phơi nhiễm hay bị phơi nhiễm với cùng yếu tố rủi ro lây nhiễm.

√ Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người phải được thực hiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh truyền nhiễm.

√ Cơ quan xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người là cơ quan có thể xác định bệnh nhân bệnh truyền nhiễm và người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được quy định tại Khoản 1 Điều 16.2, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm.

√ Đội điều tra dịch tễ nộp lại giấy yêu cầu xét nghiệm và mẫu vật cho cơ quan xét nghiệm rồi yêu cầu xét nghiệm.

· Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ môi trường

√ Mẫu vật môi trường được lấy ra từ đất, nước [nước dùng công cộng như nước máy, nước ngầm, nước máy làm lạnh, bể bơi, suối nước nóng, phòng tắm…], thực phẩm, dụng cụ [những vật dụng có thể lây lan mầm bệnh như dụng cụ nấu ăn…], thiết bị… đã nhiễm hay nghi nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm.

√ Có thể xét nghiệm mẫu vật môi trường, tìm ra mầm bệnh nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm tương ứng, hoặc xét nghiệm xác định một cách gián tiếp việc nhiễm bẩn làm phát sinh truyền nhiễm. Các loại xét nghiệm được phân loại theo mẫu vật như sau.

Các loại xét nghiệm

Đối tượng mẫu vật

Xét nghiệm tìm khuẩn Legionella

Nước máy, nước ngầm, nước các công trình công cộng

Xét nghiệm tìm khuẩn E-coli

Nước bể bơi, máy nước nóng lạnh

Xét nghiệm tìm virus Noro

Nước máy, nước ngầm, thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản

Xét nghiệm nước ăn theo Luật Quản lý nước ăn

Nước máy, nước ngầm, nước máy nước nóng lạnh

Xét nghiệm quy cách thực phẩm theo mã thực phẩm chung

Thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản khi phát sinh nhiễm trùng đường ruột tập thể

Xét nghiệm quy cách dụng cụ nấu ăn theo mã thực phẩm chung

Dụng cụ nấu ăn [thớt, dao, khăn lau, bộ chén bát, nước bể cá…] khi phát sinh nhiễm trùng đường ruột tập thể

Xét nghiệm tìm động vật nguyên sinh sống trong nước

Nước máy, nước ngầm, bể bơi

√ Đội điều tra dịch tễ nộp lại giấy yêu cầu xét nghiệm và mẫu vật cho cơ quan xét nghiệm rồi yêu cầu xét nghiệm.

√ Cơ quan xét nghiệm mẫu vật môi trường là cơ quan có thể xác định bệnh nhân bệnh truyền nhiễm và người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chỉ định bởi Quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi. Riêng xét nghiệm tìm ra virus Noro của nước máy hay nước ngầm được thực hiện bởi Viện khoa học môi trường quốc gia hoặc Cục an toàn dược phẩm và thực phẩm.

· Lấy và xét nghiệm mẫu vật của côn trùng, động vật trung gian truyền nhiễm

√ Làm xét nghiệm để tìm ra mầm bệnh truyền nhiễm tương ứng từ côn trùng [muỗi, ve, chí, bọ chét…] hay động vật [bò, lợn, gà, hươu, lợn rừng, mèo hoang, chuột đồng…] là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được cho là có liên quan về mặt dịch tễ với các bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay người được phỏng đoán là bị phơi nhiễm cùng loại rủi ro với những người đó.

√ Đội điều tra dịch tễ nộp lại giấy yêu cầu xét nghiệm và mẫu vật cho cơ quan xét nghiệm rồi yêu cầu xét nghiệm

√ Cơ quan xét nghiệm mẫu vật của côn trùng, động vật trung gian bệnh truyền nhiễm là cơ quan có thể xác định bệnh nhân bệnh truyền nhiễm và người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chỉ định bởi Quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi, hoặc là Viện kiểm dịch khoa học thú y quốc gia hay cơ quan phòng dịch gia súc thành phố, tỉnh có chức năng đánh giá bệnh lý, chẩn đoán bệnh của gia súc theo Khoản 1 Điều 12, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm gia súc.

· Điều tra hồ sơ y khoa và phỏng vấn bác sĩ

√ Trường hợp bệnh nhân bệnh truyền nhiễm đã điều trị tại bệnh viện, phòng khám, đội điều tra dịch tễ có thể xem hồ sơ y khoa của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, phỏng vấn bác sĩ phụ trách để tìm hiểu lộ trình lây nhiễm, đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị, có lây lan sang người khác không.

- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thành lập đội điều tra dịch tễ riêng [Khoản 2 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

- Khi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng thực hiện điều tra dịch tễ, bất cứ ai cũng không được thực hiện các hành vi dưới đây [Khoản 3 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Hành vi cản trở, từ chối hay né tránh điều tra dịch tễ mà không có lý do chính đáng

· Hành vi khai báo gian dối hay nộp tài liệu gian dối

· Hành vi cố ý gây thiếu sót, che giấu sự thật

Thời kỳ điều tra dịch tễ

- Điều tra dịch tễ được thực hiện khi phát sinh lý do tương ứng được phân loại như dưới đây [Điều 13, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Trường hợp Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật phải điều tra dịch tễ

√ Cần điều tra dịch tễ đồng thời ở 2 tỉnh, thành phố trở lên

√ Trường hợp cần khẩn cấp điều tra việc phát sinh và dịch bệnh truyền nhiễm

√ Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, tỉnh trưởng, thị trưởng cho rằng điều tra dịch tễ không đầy đủ hoặc không thể tiến hành

· Trường hợp tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thực hiện điều tra dịch tễ

√ Trường hợp bệnh truyền nhiễm phát sinh và có nguy cơ trở thành dịch ở khu vực quản lý

√ Trường hợp bệnh truyền nhiễm phát sinh bên ngoài khu vực quản lý có nguy cơ trở thành dịch, nghi ngờ bệnh truyền nhiễm đó có liên quan về mặt dịch tễ với khu vực quản lý

Cán bộ điều tra dịch tễ

- Để xử lý các sự vụ về điều tra dịch tễ bệnh truyền nhiễm, cử từ 30 người trở lên là công chức trực thuộc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, và 2 người trở lên là công chức trực thuộc tỉnh, thành phố làm cán bộ điều tra dịch tễ [Nội dung chính Khoản 1 Điều 60.2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

※ Riêng Đội điều tra dịch tễ tỉnh, thành phố phải có từ một người trở lên là bác sĩ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Y khoa, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, tỉnh trưởng có thể bổ nhiệm chuyên viên điều tra dịch tễ ở cấp quận trong trường hợp cần thiết để xử lý sự vụ liên quan đến điều tra dịch tễ [Điều kiện Khoản 1 Điều 60.2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

- Bổ nhiệm cán bộ điều tra dịch tễ từ những người thuộc một trong các hạng mục sau và đã hoàn thành khóa đào tạo, huấn luyện về điều tra dịch tễ [Khoản 2 Điều 60.2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Công chức phụ trách phòng dịch, điều tra dịch tễ hay tiêm chủng

· Bác sĩ theo Khoản 1 Điều 2, Luật Y khoa

· Các chuyên gia khác về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ như dược sĩ theo Điểm 2 Điều 2, Luật Dược sĩ; bác sĩ thú y theo Điểm 1 Điều 2, Luật Bác sĩ thú y

- Công việc của cán bộ điều tra dịch tễ trên như sau [Khoản 2 Điều 26, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Lập kế hoạch điều tra dịch tễ

· Thực hiện và phân tích kết quả điều tra dịch tễ

· Đưa ra tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện điều tra dịch tễ

· Chỉ đạo kỹ thuật điều tra dịch tễ

· Đào tạo, huấn luyện điều tra dịch tễ

· Nghiên cứu dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm

- Cán bộ điều tra dịch tễ có thể thực hiện tạm thời các biện pháp sau trong trường hợp tình hình cấp bách, bệnh truyền nhiễm được dự đoán sẽ lây lan rộng, nếu không xử lý ngay thì bệnh truyền nhiễm lan rộng, gây hại nghiêm trọng cho vệ sinh công cộng, và phải báo cáo ngay lập tức cho Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, tỉnh trưởng [Điểm 1 Điều 47 và Khoản 4, Khoản 6 Điều 60.2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

· Phong tỏa tạm thời

· Cấm người dân thường ra vào

· Hạn chế di chuyển trong khu vực liên quan

· Các biện pháp khác cần để chặn thông hành

- Sở cảnh sát, người đứng đầu cơ quan phòng cháy chữa cháy, trưởng trạm y tế và các công chức có liên quan khác phải hợp tác với biện pháp của cán bộ điều tra dịch tễ trừ khi có lý do chính đáng [Khoản 5 Điều 60.2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

- Cục trưởng cục quản lý bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, tỉnh trưởng có thể hỗ trợ cán bộ điều tra dịch tễ chi phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi ngân sách [Khoản 4 Điều 26, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

Trường hợp không khai báo

Hình phạt khi không khai báo bệnh truyền nhiễm v.v.

- Người từ chối, cản trở, né tránh điều tra dịch tễ bị phạt tiền đến 2 triệu won [Điểm 8 Điều 81, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

Quyền yêu cầu bồi thường

- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, Trưởng Cục kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, thị trưởng, tỉnh trưởng hay thị trưởng, quận trưởng có thể yêu cầu người gây lây lan hoặc tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, vi phạm "Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm" bồi thường tổn thất về chi phí phát sinh trong việc phòng ngừa và quản lý bệnh truyền nhiễm theo "Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm" như chi phí điều trị nội trú, chi phí kiểm dịch, phí xét nghiệm chẩn đoán và bồi thường tổn thất v.v [Điều 72-2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm].

Video liên quan

Chủ Đề