Cá mè một lứa nghĩa là gì

Tại sao người ta thường nói: “cá mè một lứa” mà không nói “cá chép, cá trắm một lứa”?

05/01/14 03:44PM

      Có 2 nguyên nhân chính sau:

1. Trong suốt đời sống của mình, hầu như cá mè không thay đổi mồi ăn, chúng chuyên ăn những sinh vật nhỏ sống lơ lửng và phân bố đều trong nước tên gọi là "phù du sinh vật". Hiện tượng này chỉ riêng cá mè mới có. Cá trôi, trắm, chép... lúc còn nhỏ cũng ăn loại thức ăn như cá mè, nhưng từ cỡ cá giống [8-12cm] các loài cá này chuyển sang ăn loại thức ăn riêng: Cá trắm cỏ ăn bèo, rau và các loài thực vật lớn; Cá chép, cá trắm đen ăn giun, ấu trùng muỗi, ốc, hến v.v... Chính vì không có hiện tượng chuyển mồi ăn mà cá mè lớn đồng đều ở các giai đoạn.

2. Các loài cá khác thường đuổi bắt hay rình mồi, tranh giành thức ăn nên có tình trạng con đói, con no [con đói thì lớn chậm, con no thì lớn nhanh]. Riêng cá mè lại ăn mồi bằng cách bơi về phía trước để lọc nước qua mang giữ lại thức ăn. Kiểu dinh dưỡng như vậy của cá mè được xếp vào loại "cá hiền", không có hiện tượng cạnh tranh thức ăn như những loài cá khác.

Tóm lại, do tính ăn của cá mè từ nhỏ đến lớn ít có sai khác, thức ăn của chúng vốn sẵn và phong phú [được phân bố đều trong ao], chúng kiếm mồi bằng cách lọc nước, không có hiện tượng cạnh tranh thức ăn, nên cá mè lớn tương đối đồng đều trong cùng một lứa, trong cáng một vực nước. Nhờ đặc điểm độc đáo này của cá mè mà ta dễ dàng phân biệt đàn cá thả từng năm, từ đó phán đoán cơ sở thức ăn của cá, để quyết định số lượng cá cần thả tiếp theo.

[Nguồn: 30 câu hỏi đáp về nuôi cá ao nước ngọt / Phạm Văn Trang, Trần Văn Vỹ. - H. : Nông nghiệp, 2002. - 50 tr. ; 20.5 cm.- Đăng ký cá biệt: VB20031299]

‘Cá mè một lứa’: Thành ngữ nhắc chúng ta chọn bạn mà chơi

[VOH] - Là câu thành ngữ quen thuộc, “Cá mè một lứa” được rất nhiều người yêu thích và sử dụng trong nhiều trường hợp vì bài học nhân sinh ý nghĩa đằng sau.

Người xưa có câu “cá mè một lứa” để nói về đám hỗn loạn, không phân biệt trên dưới, không tôn ti trật tự, không ai bảo được nhau… và câu thành ngữ ấy dường như đúng trong mọi thời đại. Vậy cá mè một lứa là gì và nó đang muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

1. “Cá mè một lứa” có nghĩa là gì?

Ý nghĩa câu thành ngữ "cá mè một lứa"

Trước hết, “cá mè” là loài cá sống ở vùng nước ngọt, “một lứa” là chỉ những con cá ấy được nuôi chung trong một khu vực, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Thoạt nhìn qua, ta sẽ nghĩ đây là câu thành ngữ đơn giản với ý nghĩa hết sức nhẹ nhàng, tuy nhiên cha ông ta đã sử dụng câu nói dân gian này như một sự phê phán, khiển trách. 

Theo nghĩa đen, câu thành ngữ "cá mè một lứa" có thể được hiểu là dùng để trách mắng, chê bai những người không biết tôn trọng, phân biệt trên dưới. Nhắc nhở những người có thái độ coi thường, không cư xử đúng mực với bậc bề trên. Ví dụ như bố mẹ hay nhắc nhở chúng ta cần phải chào hỏi người lớn “Cô chú là bậc trên của con, con không thể coi như là cá mè một lứa được”. 

Tuy nhiên, “cá mè một lứa” thường được hiểu theo nghĩa những người cùng một giuộc với nhau, đồng lõa, quan hệ với nhau chỉ để đạt được mục tiêu xấu xa nào đó nhiều hơn. 

Thông thường, con người ta hay có thói quen nhìn vào bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết của một người để đánh giá xem người đó là người ra sao, bởi quan niệm “cá mè một lứa”, người cùng một giuộc mới chơi được với nhau. Bởi vậy, đôi khi nếu bạn không khôn khéo chọn những người bạn chất lượng, bạn sẽ bị đánh giá là “cá mè một lứa” với những người tồi tệ. 

Xem thêm: Cùng giải nghĩa câu thành ngữ ‘Nói có sách mách có chứng’

2. Cá mè một lứa tiếng anh là gì?

Câu tục ngữ “cá mè một lứa” được dịch sang tiếng Anh với nhiều câu nói thú vị. Nếu muốn dùng câu “cá mè một lứa” bằng ngôn ngữ nước ngoài, bạn có thể chọn một trong những cách nói sau đây:

  1. Dogs of the same street bark alike
  2. Tar Someone/Something with the Same Brush
  3. If you can't beat them, join them

3. Câu thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với “Cá mè một lứa”

“Cá mè một lứa” là câu tục ngữ với bài học nhân sinh sâu sắc, giúp ta hiểu rõ sự quan trọng của việc kết giao, tìm kiếm bạn bè. Bên cạnh đó, trong kho tàng văn học dân gian còn có rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ  khác có ý nghĩa tương tự giúp bạn có thêm góc nhìn đa dạng hơn. 

  1. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
  2. Nồi nào úp vung nấy
  3. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
  4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
  5. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn,…
  6. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
  7. Vật họp theo loài, người phân theo nhóm

Xem thêm: Cá không ăn muối là gì và liệu câu tục ngữ đó còn đúng trong cuộc sống hiện đại

4. Chọn bạn mà chơi thế nào để không bị đánh giá là “cá mè một lứa”

Trong cuộc sống, ai cũng có cho mình ít nhất một mối quan hệ bạn bè thân thiết, có những người bạn xấu và cũng có những người bạn tốt. Việc của chúng ta là hãy chọn lọc những người bạn đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta và giúp ta ngày một trưởng thành, tốt đẹp hơn chứ không phải khiến cuộc đời của ta chìm trong bê bối. 

Bạn bè là những người có sự ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành, phát triển và thành bại của mỗi người. Nếu kết giao với những người bạn tốt, mối quan hệ chất lượng, lành mạnh thì chính bản thân mỗi người cũng trở nên tốt hơn. Ngược lại, giao du với bạn xấu không chỉ khiến bản thân chúng ta đi xuống mà còn có thể phải đánh đổi bằng tiền bạc, tài sản và cả danh dự, bị người đời đánh giá là “cá mè một lứa”.

Chọn bạn để không bị đánh giá "cá mè một lứa"

Vậy chọn bạn như thế nào để tránh chơi với những người xấu, cùng đọc qua một số gợi ý sau:

4.1. Tránh xa những người ích kỷ

Những người bạn với quan điểm bảo thủ, ích kỷ, chỉ muốn bản thân bạn thua kém họ. Bởi những người như vậy sẽ luôn tìm cách kéo bạn đi xuống, ngăn cản bạn nắm lấy những cơ hội và luôn biện minh cho hành động của mình là vì muốn giúp đỡ bạn, hay cảm thấy bạn không phù hợp với vị trí đó. 

Những người bạn như vậy sẽ luôn làm bạn thấy mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, họ luôn khiến bạn cảm thấy mình thật tồi tệ. Lâu dần, chính bản thân bạn sẽ đánh mất sự tự tin, động lực cuộc sống và mọi thứ dần rơi vào bế tắc.

4.2. Chơi với những người luôn tôn trọng bạn

Sự tôn trọng là một trong những tiền đề để các mối quan hệ luôn luôn bền vững. Khi người đó tôn trọng cảm xúc của bạn, họ sẽ luôn tìm cách để bạn vui vẻ, luôn ở bên bạn những lúc bạn buồn và đưa ra cho bạn các lời khuyên bổ ích nhất. Vì tôn trọng bạn nên họ luôn dành cho bạn những lời khen ngợi có cánh và không bao giờ nói xấu bạn sau lưng. 

4.3. Chọn những người có tư duy tích cực

Tư duy, quan điểm lành mạnh, tích cực của một người chính là điểm sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, bình thản khi ở bên họ. Những người bạn như vậy không chỉ giúp bạn bình ổn cảm xúc tiêu cực mà còn khiến tư duy và thế giới quan của bạn thay đổi. 

Tiếp xúc với nguồn năng lượng tích cực trong thời gian dài sẽ giúp bạn học cách đối phó với khó khăn, thách thức mà mình đang gặp phải. Cho bạn thêm sự tự tin và năng lượng để sống một cuộc đời như mong muốn. 

4.4. Dám “hi sinh” vì chúng ta

Từ “hi sinh” ở đây không phải muốn nói đến nghĩa cái chết, mà là những người dù bận rộn vẫn sẵn sàng bỏ thời gian để đến bên bạn khi bạn cần, người không mạnh về tài chính nhưng vẫn có thể cho bạn vay một khoản tiền lớn. Những sự “hi sinh” như vậy cho thấy họ là con người luôn sẵn lòng vì bạn, họ yêu quý và trân trọng bạn. 

Chính những người bạn như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống dễ dàng, hạnh phúc và thoải mái hơn. Vì bạn biết rằng ngoài gia đình, vẫn luôn có người hết lòng ủng hộ, cổ vũ và ở bên bạn. 

Xem thêm: ‘Ở hiền gặp lành’ rốt cuộc câu tục ngữ này còn ẩn chứa điều gì mà ta chưa biết?

Câu thành ngữ “Cá mè một lứa” không chỉ cho chúng ta thấy bài học ý nghĩa sâu sắc mà còn là lời nhắc về tầm quan trọng của những mối quan hệ xung quanh ta. Chọn bạn mà chơi, chọn người để tiếp xúc sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn. 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Cá mè một lứa.
Thành ngữ tiếng Việt: “ cá mè một lứa” hàm ý chỉ sự không phân biệt trên dưới, không ai chịu ai, hàm ý phê phán.Có một gia đình thợ hồ đến thuê nhà, người con trai làm việc giỏi hơn người cha nên được trả công cao hơn, trong nói năng thiếu tôn trọng người cha. Những lần tranh cãi trong gia đình người vợ đều hùa theo con mà không biết trật tự phải trái. Ba rất khó chịu và tìm cách lấy lại nhà. Ba nói rằng ở gần với những người sống kiểu “cá mè một lứa” như thế rất là nguy hiểm.Một gia đình ở gần nhà Đức, bình thường họ rất hiền lành, nhưng khi có cải vả trong gia đình con cái đều hùa theo mẹ xỉ vả người cha. Một lần chịu hông nỗi ba góp ý thế là bị họ làm mình làm mẩy làm cho ba tịt luôn. Ba nói sống “ cá mè một lứa” như thế là không được.Bác bốn vì con đông nên các anh chị không được học hành tới nơi tới chốn. Bác bốn phải lệ thuộc vào tiền gửi cho hàng tháng của các con bác nên bác thật sự không quyết định được những việc trọng đại trong gia đình.Ba có hai ngôi nhà để trống từ 2005 đến bây giờ nhưng không cho người ta thuê nguyên căn vì giấy tờ chủ quyền chưa làm xong.Ba nói những người con của bác bốn đến ở vì các anh chị thuê nhà rất tốn kém.Có anh chị còn bảo ba phải viết cam kết cho mượn nhà gì đó nữa ba bực mình nói rằng: mấy đứa nó thích sống tự do, thích sống “cá mè một lứa” chứ không muốn tuân theo những phép tắt.Ngày xưa trong cải cách ruộng đất có những người viết đơn từ bố mẹ, thậm chí có những người đấu tố bố mẹ đẻ ra mình, có những người vợ đấu tố chồng…đó là những người hùa theo cách mạng, “ cá mè một lứa ” với cách mạng. Ngày nay có những con đường mang tên những người…ba nói rằng người này đã từ chối bố mẹ mình …Có những giá trị được để lên trên đạo lý… thật là xót xa.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề