Các câu Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây hay là quay về làng mang đặc điểm hình thức ngôn ngữ nào

Các câu Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây hay là quay về làng mang đặc điểm hình thức ngôn ngữ nào
ctvtoan5

Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Bài tập tự luyện: Làng (có đáp án)". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

LÀNG

Giáo viên: Nguyễn Ngọc Anh

Đề bài: Cho đoạn văn:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng?...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (…) Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

( Trích “Làng” – Kim Lân )

a. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của ai, tâm trạng ấy nảy sinh trong hoàn cảnh nào?b. Nét đặc biệt trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của cách miêu tả đó?

c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu, theo cách qui nạp, nội dung phân tích tâm trạng nhân vật được miêu tả trong đoạn văn đã dẫn. Trong đoạn có câu ghép dùng cặp quan hệ từ ( gạch chân )d. Tình cảm của nhân vật được thể hiện trong đoạn văn trên mang tính truyền thống. Em nghĩ gì về việc tiếp nối truyền thống ấy trong cuộc sống hôm nay?

=> GỢI Ý:

a. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Tâm trạng ấy nảy sinh khi bà chủ nhà ở nơi tản cư ngỏ ý không muốn cho gia đình ông ở nhờ bởi tin làng Dầu của ông theo Tây.

b. Nét đặc biệt trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn văn là chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Khi trả lời câu hỏi này, các em cần nêu dẫn chứng biểu hiện của độc thoại nội tâm trong đoạn văn và phân tích để làm rõ tác dụng của cách miêu tả đó.

c. 

* Về hình thức: đoạn văn quy nạp, có sử dụng câu ghép dùng cặp quan hệ từ ( gạch chân )

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phẩm "Làng" của tác giả Kim Lân

Câu 2:

-Hoàn cảnh sáng tác:

+ Được viết và đăng báo trên tạp chí văn nghệ năm 1948 - giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

-Ý nghĩa nhan đề:

+"Làng" là tên gọi thân mật, gần gũi với bất kì ai `→` nhan đề truyện mang tính khái quát cao: tình yêu làng, yêu nước không phải chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người nông dân VN thời kháng Pháp

+Tên truyện góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm

Câu3:

-TH1: Ở nơi tản cư, ông Hai lúc nào cũng da diết nhớ và tự hào về làng Chợ Dầu của mình thì bỗng nghe được tin làng mình theo giặc

-TH2: Ông Hai đang trong tận cũng nổi khổ đau thì nghe tin cải chính- làng Chợ Dầu không theo Tây

Câu4:

-Lời dẫn trực tiếp: "Không thể được!....thì phải thù" `→` Câu nằm trong dấu ngoặc kép `→` lời dẫn trực tiếp

Câu5:

- Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm `→`  Tác dụng:

+Thể hiện tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông hai

+Diễn tả cụ thể biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật: nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nỗi đau xót tủi hỏi của ông

Câu6:

- Ta thấy được những sự khổ tâm của ông Hai trước việc phải lựa chọn làng hay nước. Nhưng cuối cùng ông dứt khoát chọn "thù làng", như vậy, tình yêu đất nước với ông Hai đã mạnh mẽ hơn bao trùm cả tình yêu làng quê

Câu 7:

-Truyện được kể theo ngôi thứ ba `→` Tác dụng:  làm câu chuyện có tính khách quan

Câu 8:

-Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông Hai `→` Tác dụng:

+ tạo sự chân thực, gần gũi, đi vào lòng người

+ Dễ đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật trong những tình huống khác nhau

+ Đặc biệt làm nổi bật tâm trạng, tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm.

Câu 1: 

- Đoạn trích trên trích từ văn bản "Làng"

- Tác giả: Kim Lân 

Câu 2: 

* Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp trí văn nghệ năm 1948.

* Ý nghĩa nhan đề:

- Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn kể về làng Chợ Dầu nhưng không lấy tên tác phẩm là "Làng Chợ Dầu”. Nếu lấy tên tác phẩm là " Làng Chợ Dầu" thì câu chuyện sẽ trở thành chuyện riêng của một làng cụ thể, ông Hai sẽ trở thành người nông dân cụ thể của làng Chợ Dầu ấy. Như vậy, chủ đề, tư tưởng của truyện bị bỏ hẹp, không mang ý nghĩa khái quát.

- Tác giả đã sử dụng một danh từ chung là " Làng", mang ý nghĩa khái quát để đặt tên cho tác phẩm. Đó sẽ là một câu chuyện về những làng quê nước ta trong những năm đầu không chiến chống Pháp; ông Hai sẽ trở thành nhân vật biểu tượng cho người nông dân VN yêu làng, yêu nước. Như vậy, chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của truyện được mở rộng.

Câu 3:

- Tình huống truyện đặc sắc: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây

+ Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đối nghịch với tình cảm, niềm tự hảo: Một con người vốn yêu làng và luôn hãnh diện về nó thì bóng nghe tin làng tập tê theo giặc

 + Tình huống bất ngờ ấy đã bộc lộ một cách sâu sắc, mạnh mẽ tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai

 - Ý nghĩa của tình huống chuyện

+ Về mặt kết cấu của truyện: Tình huống này phù hợp với diễn biến của truyện, tô đậm tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai

+ Về mặt nghệ thuật: Tình huống chuyện đã tạo nên một cái thất nút cho câu chuyện tạo điều kiện để bộc lộ mạnh mẽ tâm trạng và phẩm chất của nhân vật, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm 

Câu 4:

- Lời dẫn trực tiếp: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... "

- Dấu hiệu: để trong dấu ngoặc kép.

Câu 5:

- Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 

- Tác dụng: diễn tả xung đột nội tâm sâu sắc của nhân vật ông Hai khi bị bà chủ nhà đánh tiếng đuổi đi.

Câu 6:

- Tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mặt rồi thì phải thù": Tình yêu làng của ông gần với tình yêu kháng chiến, tình yêu nước. Tâm trạng của ông trong câu vẫn trên có vẻ mâu thuẫn, khó hiểu nhưng thật ra nó biểu hiện sự thống nhất của một tình cảm yêu làng, yêu nước sâu sắc. Đây là bước chuyển biến trong nhận thức, tình cảm của ông Hai...

Câu 7:

- Câu chuyển được kể theo ngôi thứ 3.

- Tác dụng: người kể có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá về các sự việc và nhân vật trong truyện.

Câu 8:

- Tác giả đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông Hai. 

- Tác dụng: tạo điều kiện thuận lợi trong việc thể hiện diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai.