Các đề so sánh thơ lớp 11 năm 2024

Hướng dẫn làm Dạng bài SO SÁNH 2 ĐOẠN THƠ

10:23 07/12/2017

Đây là dạng đề khá hóc búa trong đề thi THPTQG cũng như trong các đề thi học sinh giỏi. Chính vì vậy, học sinh thường lúng túng khi gặp dạng bài này. Đôi khi các em không xác định được hướng triển khai dẫn đến lạc đề, điểm không cao. Vậy khi gặp dạng đề so sánh hai đoạn thơ, chúng ta phải làm thế nào?

Hướng dẫn:

1. Cách làm bài: Phần Mở bài: – Giới thiệu 2 tác giả, 2 bài thơ [2 đoạn thơ]

_Giới thiệu vấn đề nghị luận [ nếu có ]

Phần Thân bài: Lần lượt phân tích các đoạn thơ theo định hướng những điểm tương đồng với nhau, làm nổi bật vấn đề nghị luận. So sánh hai đoạn thơ: + Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ [ về nội dung và nghệ thuật ] + Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ[ về nội dung và nghệ thuật ].

->>Tìm ra nguyên nhân [ lí giải sự khác biệt ] và ý nghĩa.

Từ đó khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ. Phần Kết bài: – Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ. – Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ. 2. Một vài lưu ý: – Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau. – So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác… – Các bình diện để so sánh: + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác. + Đề tài và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ. + Bút pháp nghệ thuật. + Giá trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà thơ.

Đôi khi đề bài đưa sẵn những tiêu chí so sánh , ví dụ : Phân tích nét độc đáo của bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ sau… Vậy thì trong bài viết, các em cần bám sát nét độc đáo của bức tranh phong cảnh. Đây chính là tiêu chí so sánh

Câu hỏi 2 [trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.

Quảng cáo

Trả lời:

Chọn bài thơ trung đại Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương và bài Thơ mới Quê hương – Tế Hanh.

So sánh:

- Về nội dung:

+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng với thân phận con người [Thi dĩ ngôn chí], nặng tính chất giáo huấn.

+ Thơ mới có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.

- Về hình thức:

+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt.

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ [lời ít, ý nghĩa] nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Thơ mới không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp, thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do [số tiếng, số dòng, vần, nhịp…] ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gần với đời sống.

Quảng cáo

Các bài Soạn văn 11 Một thời đại trong thi ca hay, chi tiết khác:

  • Câu hỏi 1 [trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ. Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.
  • Câu 1 [trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
  • Câu 2 [trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?
  • Câu 3 [trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản [đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”].

Quảng cáo

  • Câu 4 [trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận được Hoài Thanh thể hiện qua văn bản.
  • Câu 5 [trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.
  • Câu 6 [trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1]: Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Thực hành tiếng Việt trang 89
  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
  • Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội
  • Củng cố, mở rộng trang 97
  • Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề