Các huyện nào ở đồng nai được phép chăn nuôi năm 2024

Qua rà soát hồ sơ, kiểm tra thực tế, ngành chức năng phát hiện 328 cơ sở chăn nuôi tại 11 huyện, thành phố chưa được cấp thủ tục về môi trường.

Nhiều cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa hoàn thiện thủ tục về môi trường. [Ảnh minh họa: Minh Hưng/TTXVN]

TTXVN - Ngày 19/9, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai cho biết đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về việc khẩn trương kiểm tra, có giải pháp xử lý gần 330 trại chăn nuôi lợn, gà có hợp đồng nuôi gia công cho 4 công ty chưa hoàn thiện thủ tục về môi trường.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, từ tháng 4/2023, Sở chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hơn 9.800 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Qua rà soát hồ sơ, kiểm tra thực tế, ngành chức năng phát hiện 328 cơ sở chăn nuôi tại 11 huyện, thành phố có hợp đồng nuôi gia công cho Công ty Cổ phần C.P. Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn CJ Vina Argi - Chi nhánh Đồng Nai và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sunjin Vina nhưng chưa được cấp thủ tục về môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đang tổng hợp việc kiểm tra của các địa phương để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả đợt tổng kiểm tra.

Đồng Nai là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta với đàn lợn hơn 2,5 triệu con, đàn gà gần 27 triệu con. Toàn tỉnh có gần 1.500 cơ sở chăn nuôi tập trung và hơn 22.200 cơ sở chăn nuôi nông hộ với hai loại chính là lợn, gà. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh giúp người dân nâng cao thu nhập, tuy nhiên, ở một số địa phương trong tỉnh, chăn nuôi gây ra nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tháng 2/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định di dời hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Theo quyết định, chậm nhất trước ngày 31/12/2024, các cơ sở chăn nuôi này phải di dời đến nơi mới hoặc tự chấm dứt hoạt động./.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, qua kiểm tra gần 1.250 cơ sở chăn nuôi do cấp tỉnh, huyện quản lý, lực lượng chức năng phát hiện hơn 760 cơ sở do cấp huyện quản lý chưa được cấp giấy phép, giấy đăng ký môi trường.

Nhiều cơ sở không có bể chứa nước thải, hàng chục cơ sở do cấp tỉnh quản lý không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hết thời hạn sử dụng đất.

Lực lượng chức năng kiểm tra bể chứa một cơ sở chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất

Nhiều cơ sở được cấp giấy phép xây dựng nhưng giấy phép không thể hiện các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đưa cơ sở chăn nuôi vào hoạt động khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chuồng trại và các hạng mục bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra các cơ sở chăn nuôi theo kế hoạch; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường trong chăn nuôi những năm tiếp theo; thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi không phù hợp quy hoạch. Các đơn vị liên quan phối hợp rà soát, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện đăng ký Giấy phép xây dựng.

Theo thống kê, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 1.500 cơ sở chăn nuôi tập trung và khoảng 22.300 cơ sở chăn nuôi nông hộ. Để chấn chỉnh, xử lý những cơ sở chăn nuôi vi phạm về môi trường, hồi tháng 4-2023, Đồng Nai đã ban hành kế hoạch tổng kiểm tra gần 10.000 cơ sở chăn nuôi.

Tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định di dời hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không hợp quy hoạch trước ngày 31-12-2024.

Tổng rà soát, cơ quan chức năng phát hiện hơn 320 trang trại tại Đồng Nai - "thủ phủ" nuôi lợn và gà lớn nhất nước, chưa được cấp phép môi trường.

Thông tin được Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai yêu cầu UBND các huyện và thành phố Long Khánh kiểm tra, sớm có giải pháp xử lý các cơ sở chăn nuôi gia công lớn nhưng chưa được cấp giấy phép môi trường.

Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai sau 4 tháng triển khai kế hoạch tổng kiểm tra các cơ sở chăn nuôi đã phát hiện có 328 cơ sở trên địa bàn các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Long Thành và TP.Long Khánh chưa được cấp thủ tục môi trường.

Các cơ sở này đều có hợp đồng nuôi gia công cho các công ty lớn như C.P. Việt Nam, Japfa Comfeed Việt Nam, CJ Vina Agri - chi nhánh Đồng Nai và Sunjin Vina.

Một trại chăn nuôi tại xã Bàu Hàm, huyện Thống Nhất

Trên cơ sở kết quả này, Sở TN& MT tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND các huyện và TP Long Khánh khẩn trương kiểm tra, có giải pháp xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi gia công cho các công ty nêu trên mà không có thủ tục môi trường [gồm giấy phép môi trường quy mô cấp huyện, báo cáo đánh giá tác động môi trường quy mô cấp tỉnh]; tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện tại hội nghị tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai dự kiến tổ chức cuối tháng này.

Còn tại huyện Thống Nhất, nơi tập trung các trang trại, hộ chăn nuôi nhiều nhất của tỉnh Đồng Nai, UBND huyện vừa tổng kiểm tra 430 trang trại lớn, nhỏ và phát hiện 99 trường hợp vi phạm không đảm bảo về môi trường trong chăn nuôi. UBND huyện đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng đã vận động nhiều hộ chăn nuôi chuyển đổi mô hình chăn nuôi để giảm tình trạng ô nhiễm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề