Các loại tẩy da chết hóa học dịu nhẹ năm 2024

Tẩy tế bào chết hóa học là một thuật ngữ bao gồm việc sử dụng nhiều dạng tẩy da chết bằng các acid alpha hydroxyl [như acid glycolic], các acid beta hydroxyl [như acid salicylic] hoặc các enzyme [bromelain và papain]. Hình thức tẩy tế bào chết này bao gồm các sản phẩm hóa học hòa tan làm đứt gãy các liên kết của tế bào sừng đã chết với nhau. Loại này thâm nhập vào các lớp trên da để loại bỏ hoàn toàn các tế bào chết thay vì tác động chà xát trên bề mặt như tẩy tế bào chết vật lý [dạng hạt, dạng gel..].

PHÂN LOẠI CÁC HOẠT CHẤT TẨY TẾ BÀO CHẾT

Phân biệt AHA và BHA

- AHA là nhóm acid hydroxy hòa tan trong nước nên hoạt động ở lớp tế bào sừng, có tác dụng tốt trong việc làm mờ thâm, nám, làm sáng da. Được sử dụng và biết đến nhiều nhất là acid glycolic do nó có kích thước phân tử nhỏ, có thể xâm nhập vào da dễ dàng, sâu nên khả năng sinh khả dụng lớn, ảnh hưởng sâu vào trong da hơn các loại AHA khác. Acid glycolic, acid lactic, acid citric… đều là các AHA có thể dùng trong tẩy tế bào chết, tác động đến da làm tăng sinh collagen, tăng sinh tế bào, loại bỏ những tế bào chết, già cõi khô ráp, xỉn màu,da tổn thương do ánh nắng mặt trời, da có kết cấu ko đồng đều. AHA không độc với cơ quan sinh sản hay với sự sinh trưởng, an toàn khi có thai.

- BHA là nhóm acid hydroxy hòa tan trong dầu do đó có thể giải quyết các vấn đề về lỗ chân lông, da nhờn dễ bị mụn trứng cá. Hoạt động bằng cách làm sạch sâu các lỗ chân lông, loại bỏ lượng dầu thừa, bụi bẩn cùng lượng da chết do đó giúp giảm hình thành mụn. Ngoài ra do có nguồn gốc từ acetyl salicylic acid nên có khả năng kháng viêm. Tác dụng kháng khuẩn của SA đã được chứng minh nhiều năm về trước. SA tác động đến quá trình phiên mã, làm giảm sản xuất các nhân tố độc lực như fibrinogen, fibronectin và α-hemolysin cần thiết cho quá trình nhân đôi của vi sinh vật trong vật chủ. Tuy nhiên cũng lưu ý thêm là vì lo ngại khả năng ngộ độc của BHA mà nồng độ BHA bị giới hạn ở 2-4% thêm nữa một số công thức "không cồn", nhiều dưỡng dịu nhẹ lại khiến BHA hoạt động kém, dễ gây viêm nhất là đối với da mụn. Trái ngược với chuyện làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng, một số nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV của BHA. Cho tới hiện tại không có nghiên cứu nào ghi nhận việc bôi ngoài Salicylic Acid ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên ở nồng độ cao, lo ngại về việc ngộ độc và thấm qua da nên được khuyên không sử dụng khi có thai.

BHA/LHA "cùng cha khác mẹ" nên chọn cái nào?

  • Khác với Salicylic Acid, LHA là "con ruột" chính hiệu của nhà BHA - gồm 1 chuỗi 8 carbon gắn với vòng benzen thơm - điều này khiến LHA thẩm thấu chậm hơn bù lại cũng ít kích ứng hơn.
  • Cấu trúc LHA cho phép điều chỉnh các glycoproteins cấu tạo màng tế bào mà không bị ảnh hưởng đến màng corneocyte - giúp LHA có khả năng kích thích sự bong tróc vảy của từng bó sừng.
  • LHA còn được cho là có khả năng tương tự như Tretinoin trong việc tái tạo các tế bào. Cụ thể 1 nghiên cứu cho thấy 1,5% LHA giúp tăng đáng kể tốc độ thay mới tế bào so với SA 5%, phần nhỉnh hơn vẫn thuộc về 0.025% tretinoin.

*Các nghiên cứu liên quan LHA hiện nay đa số đều thực hiện bởi L'oreal [tập đoàn trực thuộc của La Roche Posay và Skinceuticals] và L'oreal cũng là brand duy nhất dùng LHA.

PHA

PHA là lứa đàn em "ít tuổi" nhất trong nhà, với cấu trúc to bự, mang nhiều gốc hydroxy ưa nước, hoạt động như một chất tạo ẩm và ít kích ứng nhất trong các Hydroxy acids.

Gluconolactone được xem như AHA thế hệ 2 trong khi các bionic acid [Lactobionic acid và Maltobionic acid] là thế hệ 3 của nhóm này - càng dịu nhẹ, giữ nước tốt hơn và phù hợp với những làn da yếu, cực kỳ nhạy cảm, thậm chí cả da bị đỏ rosacea.

PHA cũng có những đặc tính của Benzoyl Peroxide [BP] - hoàn toàn có thể thay thế BP để bôi và dùng lâu dài.

Fact: KÍCH THƯỚC PHÂN TỬ LIỆU CÓ QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ!

So với tất cả Glycolic acid là thành phần được nghiên cứu nhiều nhất, hiệu quả được công nhận rõ ràng nhất trong các AHA ở thời điểm hiện tại. Lactic acid hiệu quả cũng được công nhận dù tác dụng chậm hơn Glycolic acid do kích thước phân tử. Bù lại, cũng vì lí do này mà Lactic acid được cho là dịu nhẹ hơn, ít kích ứng hơn. Malic acid, Citric acid, Mandelic acid chưa có nhiều nghiên cứu và cũng ít được dùng dạng đơn chất, thường có trong các sản phẩm phối hợp nhiều loại AHAs như "cocktail trái cây" [do bản thân AHA được chiết xuất từ trái cây].

\=> Vậy câu trả lời chính là tuỳ vào tình trạng và nhu cầu của da bạn để có thể lựa chọn loại dẫn xuất phù hợp.

Da khoẻ, đã quen dùng acid nồng độ trung bình - cao thì cứ mạnh dạn thử Glycolic acid từ 8 - 10% trở lên [từ 15% thì nên tham khảo sự hướng dẫn và theo dõi kỹ của những người có chuyên môn nhé!] Da nhạy cảm, yếu, da mới bắt đầu tập tành dùng acid thì nên lựa chọn các dẫn xuất còn lại. Hiện nay hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều là hỗn hợp nhiều dẫn xuất khác nhau để vừa tăng hiệu quả đồng thời giảm thiểu tối đa tình trạng kích ứng có thể gặp phải trong quá trình dùng.

NHỮNG LẦM TƯỞNG THƯỜNG GẶP VỀ HYDROXY ACIDS

Sử dụng Hydroxy Acids lâu dài sẽ gây tổn thương da?

Câu chuyện là cách dùng của bạn như thế nào! Không ít các dẫn chứng khoa học, thí nghiệm, và kết quả thực tiễn trên làn da con người đã chứng minh dù bạn có dùng AHAs nói riêng hay các HA này nói chung liên tục 30 40 năm trời cũng chả sao cả. Chẳng những không hại, mà bao nhiêu hiệu quả bạn cần, chúng đều làm được.

Một số lo ngại rằng khi dùng các acids này sẽ bào mòn mỏng da. Đồng ý da bạn sẽ bong tróc và mỏng đi ở lớp sừng, nói một cách khác là có mỏng đi nhưng nồng độ acid dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường không thể nào so sánh với acid công nghiệp được. Các Acid AHA, BHA thậm chí có lấy đi cũng chỉ là 15-30 lớp tế bào sừng [chỉ là những tế bào đã chết, không nhân, dẹt mỏng], không ảnh hưởng đến lớp dưới của thượng bì được.

Purging - đẩy mụn do các acid AHA/BHA/PHA

Đẩy mụn là có thể xảy ra, nhưng chỉ kéo dài thời gian đầu. Nếu tình trạng mụn vẫn lên quá 6 tháng thì bạn nên cân nhắc đổi BHA công thức khác hoặc sản phẩm khác nhé.

Nồng độ càng cao hiệu quả càng tốt?

Nồng độ không quyết định tất cả! Để đánh giá một sản phẩm hiệu quả. mạnh hay nhẹ, hợp với bạn hay không thì cần nhiều hơn là các con số nói trên mà hãng cho chúng ta biết. Hãy bắt đầu từ từ. Nồng độ tự thấp đến cao. Kết hợp từ từ đưa vào quy trình. 2-3 lần /tuần, đều đặn mỗi ngày. Vẫn có những nồng độ chỉ sử dụng 1 lần / tuần. Vì BHA thường bị giới hạn ở nồng độ 2% và trên nền công thức không cồn, nhiều dưỡng có thể làm BHA dày và nặng. Trong trường hợp đó, nếu bạn vẫn không đổi sản phẩm BHA vì nhiều lý do thì hoàn toàn có thể thêm AHA xen kẽ vào

Chỉ có da mụn dầu mới dùng BHA, da khô thì dùng AHA?

Đồng ý da dầu hợp với BHA hơn vì tính tan tốt trong dầu của BHA, nhưng không có nghĩa bạn không dùng được AHA và không có nghĩa AHA không hoạt động trên nền da của bạn, an tâm là có hết nhé.

Không phải chỉ có da dầu mụn mới dùng BHA. Chưa kể đến việc hoạt động như 1 chất tẩy da chết giúp bình thường hóa quá trình sừng hóa của da mà quá trình này ảnh hưởng nhiều bệnh lý khác như vảy nến, dày sừng nang lông, tăng sừng hóa gây ra eczema. Thậm chí ở nồng độ cao [30-50%], BHA còn cải thiện sự phân tán melanosome, có ích trong việc điều trị các chứng tăng sắc tố.

Hydroxy acids gây ung thư da? Người ta sợ rằng các AHA/BHA... làm cho da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng và từ đó, dùng nhiều dẫn đến ung thư da.

Cho tới nay vẫn chưa có bất cứ 1 ghi nhận hay báo cáo nào về trường hợp ung thư da của các Hydroxy acids thường dùng trong mỹ phẩm. Một nghiên cứu thực nghiệm trên chuột [10% glycolic acid; pH 3.5 và 2% Salicylic acid; pH 3.5] bôi kem 5 ngày / tuần trong 40 tuần đã chỉ ra glycolic acid không làm thay đổi hay gia tăng tế bào sinh ung thư da kích thích bởi tia UV. Hơn thế nữa salycilic acid ở 4% còn cho thấy các hoạt động bảo vệ da khỏi tia UV cũng như ung thư da

Chỉ nên sử dụng các AHA/BHA vào ban đêm vì ban ngày làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng?

AHA làm da nhạy cảm hơn với nắng là đúng, nhưng sự nhạy cảm này bất kể bạn có rửa trôi hay lau hết AHA đi. Việc chống nắng là bắt buộc, nếu không thì khỏi skincare nói chung luôn nè chứ đừng nói riêng nữa. Trái ngược với chuyện làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng, một số nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV của BHA.

TẨY TẾ BÀO CHẾT NÀO CHO DA BẠN?

Các sản phẩm Hydroxy Acids mình đề cập lần này đều nhận được rất nhiều sự ưu ái từ chính Láng và khách hàng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để các bạn chọn lựa cho mình riêng một “chân ái".

Là một người may mắn được trải nghiệm nhiều loại BHA/AHA/LHA/PHA của các hãng khác nhau. Láng tin bản thân sẽ có cái nhìn công tâm nhất khi viết review so sánh về những loại sản phẩm mình đã từng có dịp kinh qua. Và chỉ cần các bạn một lần dám thử, thì các bạn sẽ chỉ tiếc nuối vì sao không chọn gắn đời mình với những "bé" ấy sớm hơn !

𝐍𝐞𝐨𝐬𝐭𝐚𝐭𝐚 𝐎𝐢𝐥𝐲 𝐒𝐤𝐢𝐧 𝐒𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐀𝐇𝐀 𝟖

  • Một đề cử xứng đáng cho top những AHA được yêu thích tại Láng. Cho những bạn chưa biết thì Neostrata chính là cha đẻ của AHA [ brand đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng thành công AHA vào skincare] á, đó là lý do dễ hiểu làm Láng tin tưởng em này nhiều hơn 1 chút^^. Đây là 1 AHA nền cồn - nước, cụ thể hơn là cồn alcohol denat làm tăng “sức mạnh” của AHA trong công thức, có thể cho hiệu quả tương đương với các công thức AHA 12 - 14% khác].
  • Cũng dễ hiễu khi sản phẩm phù hợp với các làn da dầu, mụn vì thấm nhanh, không nhờn rít, có thể gây khô da nếu da không được dưỡng ẩm đủ. Đây cũng là một lựa chọn để bắt đầu cho những bạn không dùng được BHA hoặc retinoids nha.

𝐏𝐚𝐮𝐥𝐚'𝐬 𝐂𝐡𝐨𝐢𝐜𝐞 𝐀𝐇𝐀 𝟖% 𝐋𝐨𝐭𝐢𝐨𝐧

  • Loại AHA trong 8% AHA Lotion chính là Glycolic Acid, có cấu trúc nhỏ, dễ thấm sâu vào da hơn nên tác dụng cũng nhanh và rõ rệt hơn. Với nồng độ là 8% Glycolic Acid và ở dạng lotion, không quá cao như Weekly 10% ở dạng nước nên có thể sử dụng hằng ngày, nhưng vẫn vừa đủ mạnh để bạn có thể thấy được hiệu quả rõ rệt của sản phẩm nhanh chóng.
  • Mình thấy về các bước cơ bản như: sữa rửa mặt, tẩy da chết hay dưỡng ẩm thì PC luôn xứng đáng được nhớ đến với mức giá tầm vừa phải [không hẳn là quá rẻ nhưng xứng đáng với mức giá đó, hiệu quả rõ rệt hơn rất nhiều những sản phẩm bình dân khác].

𝐋𝐨𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐏𝟓𝟎

  • Sau khi tiếp quản BR, Dr. Allouche cho là không lý do gì phải dùng tẩy da chết mạnh bạo như vậy, nên P50 ra đời với thành phần loại bỏ Phenol. Thậm chí từ đây BR chính thức bùng nổ và phiên bản này nhận không biết bao nhiêu lời khen có cánh.
  • Tẩy da chết hóa học dành cho da thường, da dầu. Nồng độ thành phần của các hydroxyacids trong đây không được công bố nhưng theo Beautypedia thì AHAs [hầu hết là lactic acid] tầm 12.8% [theo Dr. Allouche thì chỉ có 2-5% thôi nhé!], BHA tầm 0.5-1%, pH 2.9. Ở mức pH này thì sản phẩm dễ gây kích ứng với nhiều người.
  • Không chứa phenol nhưng bù lại nồng độ AHAs cao với pH thấp nên đây vẫn là một trong các phiên bản mạnh bạo của P50.

𝐙𝐎 𝐄𝐱𝐟𝐨𝐥𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐀𝐜𝐜𝐞𝐥𝐞𝐫𝐚𝐭𝐨𝐫

  • Một dạng kem tẩy tế bào chết “khá mạnh bạo” với 10% Glycolic và Lactic acid complex. Mặc dù đã bổ được bổ sung 1 số thành phần làm dịu nhưng phải nói thật là em này: rát, châm chích kéo dài trong vài phút khi vừa bôi. Để hạn chế kích ứng và sự khó chịu khi bôi lên da, nên bắt đầu với tần suất thấp [cách ngày] và tăng dần tần suất cho da quen dần nhé.
  • Láng đã từng ví von em này “đau nhưng đáng” bởi vì mạnh bạo thì đau đó, nhưng hiệu quả đem lại rõ rệt và đáng để đầu tư. Rất phù hợp nếu bạn muốn cải thiện kết cấu da, giảm thiểu những khuyết điểm trên bề mặt như mụn li ti, nếp nhăn, đốm sắc tố để cho kết quả căng bóng. Đặc biệt, combo tuyệt vời khi dùng chung với Retinol: da căng, sáng hơn rất nhiều so với những ngày làm biếng không dùng AHA buổi sáng.

𝐎𝐛𝐚𝐠𝐢 𝐂𝐥𝐞𝐧𝐳𝐢𝐝𝐞𝐫𝐦 𝐌𝐃 𝐏𝐨𝐫𝐞 𝐓𝐡𝐞𝐫𝐚𝐩𝐲

  • BHA trên nền cồn giúp BHA vào sâu trong da, làm sạch hơn rất nhiều, lớp sừng mềm đi thấy rõ. Sự thật là Pore Therapy hoạt động cực kỳ nhanh, hiệu quả, mụn hết nhanh hơn rất nhiều nhất là với các làn da đang bị mụn nhiều, và vật vã với mụn lâu năm.
  • Dẫu vậy, hiện tượng over-exfoliation rất dễ xảy ra với Pore Therapy vì quá mạnh. Da căng ra ngay tức thì, rất căng và bóng lên nhưng tạo thành các rãnh nhỏ nhất là vùng trên trán và 2 bên gò má. Một tips nhỏ là các bạn nên dùng ít sản phẩm lại và liều dùng sẽ tăng từ từ lên theo thời gian. Giãn tần suất hay lượng sử dụng mỗi lần cũng sẽ giúp giảm thiểu kích ứng đáng kể.

𝐏𝐚𝐮𝐥𝐚’𝐬 𝐂𝐡𝐨𝐢𝐜𝐞 𝐒𝐤𝐢𝐧 𝐏𝐞𝐫𝐟𝐞𝐜𝐭𝐢𝐧𝐠 𝟐% 𝐁𝐇𝐀 𝐋𝐢𝐪𝐮𝐢𝐝 𝐄𝐱𝐟𝐨𝐥𝐢𝐚𝐧𝐭

  • Có thể nói đây là sản phẩm bán chạy nhất Paula’s Choice trên toàn thế giới, và cũng là một trong những sản phẩm Salicylic Acid nổi tiếng nhất - BHA quốc dân là đây. Thật ra công thức của BHA Liquid dày và nặng nên lên da cứ dính dính và gây bùng viêm với nhiều bạn là có.
  • Với hơn ngàn chai BHA mình đã tư vấn cho nhiều bạn thì khả năng đáp ứng chỉ chừng 50%, 30% không thấy gì, 20% là bùng viêm luôn [tỷ lệ hiệu quả này tính ra là thấp] nhưng bù lại để ứng cử là 1 BHA duy trì lâu dài cho những làn da dầu, acne-prone skin [da dễ bị mụn] thì là một lựa chọn rất AN TOÀN.

𝐏𝐚𝐮𝐥𝐚’𝐬 𝐂𝐡𝐨𝐢𝐜𝐞 𝐂𝐚𝐥𝐦 𝐑𝐞𝐝𝐧𝐞𝐬𝐬 𝐑𝐞𝐥𝐢𝐞𝐟 𝟏% 𝐁𝐇𝐀 𝐋𝐨𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐄𝐱𝐟𝐨𝐥𝐢𝐚𝐧𝐭

Chủ Đề