Các môn học ngành Khoa học dữ liệu

Flipkart đang tìm kiếm các chuyên gia về khoa học dữ liệu!
Netflix đang trở nên phổ biến hơn nhờ khoa học dữ liệu!
Starbucks liên tục phát triển nhờ Khoa học dữ liệu!

Các công ty lớn đều đã nhận ra tầm quan trọng của Khoa học dữ liệu trong công việc của mình. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để tìm hiểu về khoa học dữ liệu? Cùng khám phá lộ trình làm thế nào bạn có thể trở thành nhà khoa học dữ liệu nhé!

Data Scientist – hay chuyên gia khoa học dữ liệu đã được tạp chí Harvard Business Review mệnh danh là một ngành có “độ hấp dẫn cao nhất thế kỷ 21”. Đây là một trong những công việc được tìm kiếm nhiều nhất và nhiều người mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp của họ thành một chuyên gia khoa học dữ liệu.

Một chuyên gia khoa học dữ liệu cần thành thạo một số lĩnh vực như thống kê, toán học và khoa học máy tính. Để trở thành một chuyên gia khoa học dữ liệu, bạn phải làm quen với các lĩnh vực khác nhau tạo thành giá trị cốt lõi của Khoa học dữ liệu. Bạn phải biết về chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu của mình. 

Vậy làm thế nào để trở thành Nhà khoa học dữ liệu?

Nhận biết nếu bạn có năng khiếu về Khoa học dữ liệu

Nhìn chung, khoa học dữ liệu liên quan đến giải quyết vấn đề về số và tính toán. Nếu bạn có một sở trường để giải quyết vấn đề, tìm ra các mẫu và hiểu logic đằng sau các vấn đề thì Khoa học dữ liệu là lĩnh vực lý tưởng cho bạn. 

Khoa học dữ liệu là một lĩnh vực bắt nguồn từ thống kê, toán học và khoa học máy tính. Vì đây là một trường định lượng, bạn phải có sự kiên trì để thử nghiệm dữ liệu thông qua các kỹ thuật thống kê khác nhau, đầu óc phân tích đúng đắn để giải quyết vấn đề. Hơn nữa, bạn phải có khả năng chuyển đổi các vấn đề kinh doanh sang Khoa học dữ liệu.

Các bước để trở thành Data Scientist

Nếu bạn sở hữu tất cả những đặc điểm này cũng như sự tò mò tìm kiếm những điều chưa biết thì Khoa học dữ liệu là lĩnh vực lý tưởng cho bạn.

Kiếm một tấm bằng

Data science là một lĩnh vực đòi hỏi bằng cấp cao. Theo nghiên cứu, có 88% các chuyên gia khoa học dữ liệu có bằng thạc sĩ và 46% có bằng tiến sĩ. Với sự khan hiếm nhân lực ngành Khoa học dữ liệu, có rất nhiều trung tâm giáo dục cung cấp bằng dạy cho Khoa học dữ liệu.

Hơn nữa, nếu bạn có bằng cấp trong một lĩnh vực định lượng như thống kê, toán học hoặc lĩnh vực khoa học, việc chuyển sang lĩnh vực khoa học dữ liệu sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Có bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ hoặc thậm chí là Tiến sĩ về khoa học dữ liệu hoặc một lĩnh vực liên quan sẽ chứng minh vị thế của bạn với các chuyên gia trong ngành, những người sẽ sẵn sàng thuê bạn cho các vị trí khoa học dữ liệu.

Chọn cho mình một lĩnh vực chuyên môn

Data science là một lĩnh vực rộng lớn với những chuyên ngành không giới hạn: Big Data, Data Engineer, Data Visualization, Machine Learning Specialist, Chuyên viên phân tích tài chính, v.v. Vì không ai có thể thành thạo tất cả các lĩnh vực khoa học dữ liệu này, điều tốt nhất ta có thể làm là tiếp thu kiến thức chuyên sâu của một trong các lĩnh vực đó.

Trong Chuyên ngành Big Data, bạn có thể học được cách xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và hiểu rõ về lượng thông tin này. Với Chuyên ngành Data Engineer, bạn có trách nhiệm xây dựng các đường ống và mô hình dữ liệu. Chuyên môn này chủ yếu liên quan đến kiến ​​thức về phát triển phần mềm và do đó, sẽ thu hút hầu hết những người có bằng cấp về khoa học máy tính.

Ngành Data Visualization liên quan đến việc cung cấp giao tiếp trực quan của dữ liệu cho người dùng. Trong chuyên môn này, bạn được yêu cầu phải có kiến ​​thức về các công cụ trực quan hóa dữ liệu khác nhau như Tableau, matplotlib, ggplot2, v.v 

Thông qua ngành Machine Learning, bạn có thể xác định các cách mới để dự đoán các sự kiện trong tương lai thông qua dữ liệu. Bạn có thể thành thạo Machine Learning bằng cách kiểm tra Chuỗi học máy của DataFlair. Ở đó bạn sẽ tìm thấy từng chủ đề liên quan đến học máy là điều cần thiết để làm chủ nó.

Trong Chuyên ngành Phân tích Tài chính, bạn có khả năng xử lý các vấn đề tài chính như giao dịch, quản lý danh mục đầu tư, phân tích rủi ro, v.v. Các tổ chức tài chính ngân hàng tận dụng tối đa tiềm năng của khoa học dữ liệu và do đó, kiến ​​thức về khoa học dữ liệu sẽ tạo cho bạn lợi thế quản lý các công việc tài chính.

Lấy chứng chỉ khoa học dữ liệu

Trong ngành khoa học dữ liệu, chứng chỉ là bằng chứng cho kỹ năng của bạn. Có một số chứng chỉ được cung cấp bởi các công ty như SAS, Cloudera, DELL, Microsoft, v.v … thực các kỹ năng khoa học dữ liệu của bạn. Một số chứng chỉ sẽ giúp bạn chứng minh các trình độ và kỹ năng trong ngành của mình như sau:

  • SAS Certified Data Scientist
  • Microsoft Certified Azure Data Scientist Associate

Thử sức trước thách thức của ngành khoa học dữ liệu

Cách tốt nhất để vận dụng kiến thức của khoa học dữ liệu vào thực tế là việc tham gia vào một số cuộc thi, thử thách như Hackathons,..

Có một vài mức độ khó cho các vấn đề khoa học dữ liệu và thông qua đó bạn có thể dần dần củng cố chuyên môn của mình trong lĩnh vực này. Hơn nữa, đối diện với thách thức thực tế sẽ cho bạn kinh nghiệm và giúp bạn xây dựng nguồn tài nguyên của mình.

Xây dựng các mối quan hệ

Xây dựng các mối quan hệ là một trong những bước quan trọng nhất để trở thành một chuyên gia khoa học dữ liệu. Để có được vị trí trong ngành khoa học dữ liệu, bạn phải có một số kết nối có thể được xây dựng thông qua sự tham gia tích cực vào Hackathons, trại nhóm, hội nghị khoa học dữ liệu, v.v.

Chinh phục buổi phỏng vấn cho vị trí chuyên gia khoa học dữ liệu

Cần lưu ý rằng khi đến tham dự một buổi phỏng vấn cho vị trí ngành data science, bạn cần xác định được miền dữ liệu và chức năng của công ty để chuẩn bị bài phỏng vấn của mình theo đó. Một vị trí phân tích khoa học dữ liệu tại một doanh nghiệp bán hàng sẽ có câu hỏi hoàn toàn khác so với một tổ chức về công nghệ sinh học.

Bạn phải thành thạo mã hóa và SQL để vượt qua các vòng sơ khảo. Hơn nữa, bạn phải thành thạo các khái niệm khoa học dữ liệu, và có chút ít kinh nghiệm làm việc trong các dự án khoa học dữ liệu để xác định được phương hướng công việc khi thực hiện một dự án. 

  • Xem thêm Học Data Science có khó không?- Giải đáp nhanh qua 5 yếu tố

Cập nhật kiến thức mới

Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB

Khoa học dữ liệu [KHDL] là lĩnh vực liên ngành sử dụng dữ liệu để phân tích với quy mô lớn. Phân tích được dữ liệu ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh thương mại, khoa học sự sống, kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp sẽ phát triển vượt bậc với những quyết định đúng đắn. Tại Việt Nam, nhiều tổ chức lớn đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng khoa học dữ liệu một cách chuyên sâu và bài bản. Vì vậy, chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ nghề cực kỳ tiềm năng trong những năm đến và trong tương lai.

Thế giới nói gì về KHOA HỌC DỮ LIỆU?

  • Theo dự báo của McKinsey, một trong tứ đại trong ngành quản lý và tham vấn, nhu cầu tuyển dụng ngành KHDL đang tăng nhanh một cách chóng mặt. Ước tính ở Mỹ có thể tới gần con số 1.8 triệu vị trí đang cần tìm người trong ngành này. Ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng đang ráo riết phát triển nhiều chương trình thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cùng với nhiều hoạt động xoay quanh KHDL. 
  • Khoa học Dữ liệu [Data Science] được tạp chí Harvard Business Review gọi là “Nghề nghiệp quyến rũ nhất thế kỷ 21”. Thuật ngữ “Khoa học Dữ liệu” đã trở thành một từ khóa “nóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tại Hoa Kỳ, Khoa học Dữ liệu đứng đầu trong số 25 nghề tốt nhất, đứng thứ 16 về mức lương và đứng đầu trong số 10 ngành nghề được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay.
  • IBM dự báo tốc độ tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực này là 28%, đưa tổng số việc làm trong lĩnh vực này lên 2,7% vào năm 2020. Theo nghiên cứu của Burtch Works năm 2018, một báo cáo do tạp chí Forbes phát triển, mức lương khởi điểm bình quân của nghề Khoa học Dữ liệu là 95,000 đô la Mỹ/ năm.
  • Tại thời điểm hiện tại, ngành Khoa học Dữ liệu cũng đã chính thức lọt TOP 1 những ngành nghề có MỨC LƯƠNG CAO NHẤT cho sinh viên mới ra trường theo Bloomberg công bố.

Với những thống kê từ các nguồn uy tín trên, có thể thấy tiềm năng của Khoa học dữ liệu là rất to lớn và cơ hội rất rộng mở cho các bạn trẻ theo đuổi.

Cơ hội nào cho các sinh viên tương lai đang đam mê lĩnh vực công nghệ thông tin?

Nằm trong Top 3 tiên phong đào tạo ngành KHDL tại Việt Nam, chương trình đào tạo cử nhân Khoa học Dữ liệu được triển khai tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng [VNUK] đã thu hút ngay sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, sẵn sàng “đón lõng” những nhân lực đầu tiên của khóa học này.

Là lựa chọn đắt giá cho những bạn đam mê Công nghệ Thông tin, chương trình đào tạo Khoa học Dữ liệu [Data Science] tại VNUK cho phép người học cập nhật với sự phát triển mới nhất trên thế giới và thị trường lao động quốc tế. Sinh viên được trang bị những kiến thức cập nhật nhất trong ngành KHDL thời đại 4.0 cùng hệ thống kỹ năng nghề nghiệp quan trọng để có thể đáp ứng yêu cầu nhân sự chất lượng cao của thị trường lao động quốc tế.

Chuyên ngành KHDL tại VNUK hướng đến đáp ứng nhu cầu nhân sự cao nhất hiện nay về KHDL, bao gồm Dữ liệu cho Khoa học sự sống, Dữ liệu cho Kinh tế – Xã hội và Dữ liệu cho kỹ thuật công nghệ.

Với mạng lưới đối tác doanh nghiệp đa dạng, sinh viên VNUK vừa học tập, vừa được tham gia vào thực tiễn công việc, được đến thăm các công ty công nghệ hàng đầu và được lắng nghe các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quý báu. Đây là nền tảng quan trọng giúp các sinh viên thực sự trở thành nguồn nhân lực giàu kiến thức; kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển xã hội. Đồng thời, nhà trường luôn nỗ lực tạo ra môi trường học tập khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn ở mỗi sinh viên. Thái độ làm việc và kỹ năng mềm được chú trọng phát triển trong suốt quá trình học tại VNUK không chỉ qua chương trình thực tập mà còn qua các môn học được chuyển giao từ các đại học hàng đầu của Vương quốc Anh; như kỹ năng học thuật, kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch phát triển bản thân…

Học Khoa học Dữ liệu ra làm gì?

Trong một nghiên cứu của O’Reilly, một trong những nhà xuất bản chuyên về mảng công nghệ và khoa học máy tính, có 4 dạng nhà khoa học dữ liệu tiêu biểu.

1. Doanh nhân [Data Businesspeople]

Quan tâm vào sản phẩm và phát triển lợi nhuận, họ là các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và doanh nhân có sự am hiểu về mặt kỹ thuật. Đa phần đều có nền tảng đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật kết hợp với bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh [MBA].

2. Nhà sáng tạo [Data Creatives]

Có nhiều biệt tài và kinh nghiệm với nhiều dạng dữ liệu và công cụ, các nhà sáng tạo thường ví von mình như là một nghệ sĩ hoặc tin tặc. Điểm nhấn thường thấy là sự xuất sắc trong việc sử dụng các công nghệ minh họa [Visualization Techonology] và mã nguồn mở.

3. Nhà phát triển [Data Developers]

Nhà phát triển dữ liệu thường tập trung vào việc viết phần mềm để làm phân tích, thống kê, và nhiệm vụ học máy, thường xuyên trong môi trường sản xuất. Họ thường có trình độ khoa học máy tính, và thường xuyên làm việc với cái gọi là “dữ liệu lớn” [Big Data].

4. Nhà nghiên cứu [Data Researchers]

Đây là những người áp dụng những kỹ năng được đào tạo trong khoa học cùng với các công cụ và kỹ thuật số liệu. Một số có bằng tiến sĩ, các ứng dụng sáng tạo dựa trên những công cụ toán học mang lại những thông tin và sản phẩm có giá trị.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội:

  • Làm việc trong các công ty giải pháp phần mềm CNTT trong và ngoài nước, phân tích dữ liệu nhỏ và lớn. Một số công ty đã liên kết với Khoa CNTT, như là Renesas, TMA Solutions, FSoft HCM, CSC, KDDI Vietnam, Edu Net, ISEPro-ITP, Trobz, SEN Techs…
  • Làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước hay tư nhân, hỗ trợ các công việc kỹ thuật về xử lý dữ liệu, thống kê và làm các quyết định.
  • Làm việc trong các tổ chức kinh doanh, quản lý và xử lý các tập dữ liệu phát sinh mỗi ngày.
  • Làm việc và nghiên cứu tại các viện và trung tâm lớn của quốc gia về xử lý dữ liệu.
  • Trở thành giảng viên và chuyên gia trong các lĩnh vực Khoa học Dữ liệu.
  • Làm việc tại các ngành nghề liên quan đến khoa học công nghệ như: Công nghệ thông tin, Công nghệ Hóa – Sinh, hay Kỹ thuật hệ thống công nghiệp.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng [VNUK]

Là một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh nhằm hướng đến việc giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế. Các ngành đào tạo tại đây được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh; 30% giảng viên người nước ngoài, sinh viên có nhiều cơ hội đi trao đổi, chuyển tiếp, thực tập tại nước ngoài. Cơ hội trải nghiệm tại các doanh nghiệp lớn sẽ đảm bảo sinh viên có một nền tảng kiến thức vững chắc và sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh [mã trường: DDV] đang xét tuyển hai ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm:

Bài viết liên quan

Năm 2020, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh [mã trường: DDV] đang xét tuyển các ngành đào tạo bậc đại học sau:

Trường tuyển sinh theo 3 phương thức sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2020

– Phương thức 2: Xét tuyển riêng bằng học bạ THPT [kèm bài luận cá nhân và phỏng vấn]

– Phương thức 3: Xét tuyển thẳng [Xem thêm hướng dẫn đăng ký xét tuyển tại đây].

Đăng ký Liên hệ và Nhận tư vấn Tuyển sinh 2020

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên Cứu và Đào Tạo Việt – Anh

158A Lê Lợi, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Tư vấn tuyển sinh: tuyensinhvnuk.edu.vn

Website: vnuk.udn.vn

Email:

Hotline: 0905 55 66 54

Số điện thoại: 0236 37 38 399

Video liên quan

Chủ Đề