Các thuốc kháng sinh điều trị tai mũi họng

Cần cung cấp thuốc giảm đau khi cần thiết, bao gồm cả trẻ sơ sinh có biểu hiện hành vi đau [ví dụ như kéo hoặc chà xát tai, khóc quá nhiều hoặc ngớ ngẩn]. Thuốc giảm đau uống, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, thường hiệu quả; liều lượng dựa trên liều được sử dụng cho trẻ em. Nhiều loại các thuốc nhỏ tai tại chỗ được sử dụng. Mặc dù không được nghiên cứu kỹ lưỡng, một số thuốc nhỏ tai có thể giúp đau nhưng có thể không lâu hơn 20 đến 30 phút. Không nên sử dụng các thuốc nhỏ tai giảm đau khi có thủng màng nhĩ.,

Những người khác, nếu có theo dõi tốt, an toàn có thể được quan sát thấy trong 48 đến 72 giờ và chỉ cho thuốc kháng sinh nếu không có cải thiện; nếu theo dõi theo điện thoại, bạn có thể được kê toa tại lần khám đầu tiên để tiết kiệm thời gian và chi phí. Quyết định theo dõi chưa kê đơn nên được thảo luận với người chăm sóc trẻ.

Tất cả bệnh nhân đều dùng thuốc giảm đau [ví dụ: acetaminophen, ibuprofen].

Ở người lớn, các thuốc co mạch mũi, như phenylephrine 0,25% 3 giọt mỗi 3 giờ, cải thiện chức năng của vòi tai. Để tránh ngạt mũi do thuốc, không nên sử dụng các chế phẩm này > 4 ngày. Thuốc cường giao cảm toàn thân[ví dụ, pseudoephedrine 30 đến 60 mg uống mỗi 6 giờ khi cần] có thể hữu ích. Thuốc chống dị ứng [ví dụ, chlorpheniramine uống 4 mg sau 4 đến 6 giờ trong 7 đến 10 ngày] có thể cải thiện chức năng vòi tai ở những người bị dị ứng nhưng nên dành riêng cho dị ứng thực sự.

Đối với trẻ em, không dùng gây co mạch và cả các thuốc chống histamine đều có lợi.

Có thể thực hiện phẫu thuật trích nhĩ cho một màng nhĩ phồng, đặc biệt nếu có đau liên tục, sốt, nôn hoặc tiêu chảy xuất hiện. Thính lực, đo nhĩ lượng, hình ảnh màng nhĩ và chuyển động của màng nhĩ được theo dõi cho đến khi bình thường..

Các bệnh tai mũi họng thường gặp

- Viêm họng: Viêm a-mi-đan thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ ở họng, có thể kèm theo nhức đầu, nóng lạnh, nhiệt độ có thể lên đến 390C-400C, họng sưng đỏ.

- Viêm thanh quản: Thường gặp ở người lớn, do viêm các dây thanh âm hoặc do nhiễm khuẩn như viêm họng, nhiễm trùng răng, viêm mũi-hầu…Bệnh biểu hiện bằng giọng nói khàn, nặng.

- Viêm tai: Viêm tai giữa, viêm màng nhĩ, viêm tai chảy nước thường gặp ở trẻ em do nhiễm khuẩn. Biểu hiện ban đầu thường là đau nhiều hơn sốt.

- Viêm mũi mãn tính: Đó là bệnh sưng viêm các màng nhày ở hốc mũi, nguyên nhân dị ứng chiếm khoảng 40% và không phải dị ứng chiếm 60%. Nhiều yếu tố làm bệnh dễ phát triển như màng nhày các hốc mũi nhạy cảm do thường xuyên bị viêm mũi cấp tính, sống trong môi trường có nhiều chất gây dị ứng, phấn hoa, lạm dụng các thuốc co mạch tại chỗ. Bệnh thường gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, khứu giác mất tinh tế.

- Viêm xoang: Thường do nhiễm trùng các xoang [xoang trán, xoang sàn…] gây nghẹt mũi, nặng đầu, sốt, mệt mỏi, đau.

Thuốc điều trị

- Viên ngậm chứa các dược chất cổ điển

Thông thường nhất là tinh dầu bay hơi của các loại dược thảo quen thuộc như bạc hà, khuynh diệp hoặc dưới dạng tinh chất như menthol, eucalyptol dùng riêng rẽ hoặc kết hợp với các chất kháng khuẩn thông thường như benzalkonium, boric acid, biclotymol… [Brasodol sugar free, Eucamint, Pectusinum…]; dùng để phụ trị trong các bệnh nhiễm trùng hầu-họng, viêm miệng, viêm thanh quản, các thương tổn vùng miệng do bị trầy, sước…

- Viên ngậm chứa kháng sinh và thuốc tê

Kháng sinh cổ điển quen dùng từ nhiều thập niên trước là Tyrothricine, Bacitracine kết hợp với một chất gây tê giảm đau như Lidocaine [Tyropast, Lysopaine, Oropyvalone, Tyrothricine…] dùng trị viêm đường hô hấp trên.

- Dung dịch hoặc gel sát trùng

Dùng để sát trùng, khử mùi hôi cho miệng, răng, hầu. Các thuốc này thường pha một, hai muỗng canh trong 100ml nước ấm để súc miệng hoặc dùng gạc thoa gel rồi rơ miệng [Listerine, Sachol gel, Daktarin oral gel, Fluoral, Kamistad gel…].

- Thuốc phun sương [spray]

Thuốc được phun vào miệng để sát trùng, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm trùng khu trú nơi xoang miệng, vùng hầu-họng [Locabiotal, Hexaspray…].

- Thuốc gel trị nấm

Chứa chất kháng nấm nhóm azole như miconazole dùng trị nhiễm nấm candida ở khoang miệng-hầu.

- Thuốc nhỏ tai, nhỏ mũi

Có thể chống tình trạng nghẹt mũi bằng cách nhỏ nước huyết thanh sinh lý hoặc các dung dịch có chứa kháng sinh. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà dùng phối hợp nhiều loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, bổ sung vi lượng tố…

Các thuốc nhỏ tai chống nhiễm khuẩn ngày nay thường là loại kháng sinh mới thuộc họ quinolone như Ciprofloxacin, Rifamycine...

Chú ý, các kháng sinh mạnh đặc trị nhiễm vi khuẩn TMH nên tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

BS. TRẦN NGỌC ANH

Kháng sinh là loại thuốc được chỉ định vô cùng phổ biến trong điều trị viêm tai giữa. Điều này khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng vì chính con của họ, trẻ em, là đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất. Liệu có bắt buộc phải dùng kháng sinh trong viêm tai giữa? Nên lựa chọn những loại kháng sinh nào? Hãy cùng iSofHcare trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Đối với viêm tai giữa, tùy vào giai đoạn bệnh mà ta có hướng xử trí khác nhau cho phù hợp. Điều trị cụ thể đối với hai giai đoạn của viêm tai giữa như sau:

a. Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn này, biểu hiện chủ yếu là triệu chứng của viêm mũi họng như sốt, đau họng, chảy mũi,… Kèm theo đó có thể có triệu chứng tại tai như đau hoặc ù tai, khám thấy màng nhĩ xung huyết. Vì thế, chủ yếu là điều trị viêm mũi họng: Nhỏ mũi các thuốc sát trùng, súc họng bằng các dung dịch kiềm. Nếu bệnh nhân có sốt cao và ảnh hưởng toàn thân thì có thể uống hoặc tiêm kháng sinh.

b. Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này cần phải chích rạch màng nhĩ kịp thời và đúng cách để dẫn lưu mủ. Kịp thời là khi có mủ ứ đọng và màng nhĩ phồng, đúng cách là chích rạch ở ¼ sau dưới màng nhĩ. Sau khi chích rạch, cần đặt bấc dẫn lưu mủ và theo dõi cho đến khi vết chích liền.

Trong trường hợp đã tự vỡ mủ, người bệnh cần được làm thuốc tai, đảm bảo hai nguyên tắc sau:

- Dẫn lưu tốt: Nếu lỗ thủng nhỏ quá thì phải được chích thêm, nếu lỗ thủng liền sớm quá mà màng nhĩ còn ứ mủ và căng thì phải chích lại.

- Rửa tai tốt: Người bệnh được bác sĩ làm thuốc tai ướt đúng kỹ thuật và nhỏ thuốc điều trị tại chỗ.

Làm thuốc tai là một kỹ thuật tai mũi họng bao gồm rửa tai và nhỏ thuốc tại chỗ cho người bệnh. Tùy vào chỉ định của từng trường hợp cụ thể mà thuốc được sử dụng khác nhau. Đối với viêm tai giữa, các thuốc được phối hợp gồm thuốc sát khuẩn, giảm đau và kháng sinh.

Gọi hotline 1900638367 hoặc Tải ứng dụng iSofHcare để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Có nên dùng kháng sinh để điều trị viêm tai giữa không?

Một số ba mẹ không muốn con của mình phải điều trị kháng sinh, nhất là khi chúng còn quá nhỏ. Câu hỏi thường đặt ra là: Liệu có bắt buộc phải dùng kháng sinh trong viêm tai giữa không? Không phải tất cả mọi trường hợp viêm tai giữa đều cần dùng kháng sinh. Chúng ta vẫn có thể lựa chọn cách điều trị triệu chứng bằng giảm đau, hạ sốt rồi theo dõi đáp ứng điều trị.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa vẫn được khuyên dùng vì những lý do sau:

- Thuốc kháng sinh làm giảm cơn đau nhanh chóng chỉ sau 2 -3 ngày trong khi nếu để tự hết nhiễm trùng thì phải sau 4 – 7 ngày các triệu chứng mới thuyên giảm.

- Kháng sinh giúp dự phòng các biến chứng nội sọ do tai nguy hiểm nhờ khả năng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa chúng lây lan ra các cơ quan lân cận.

Có hai chiến lược để điều trị viêm tai giữa: Điều trị kháng sinh ngay và theo dõi rồi mới điều trị kháng sinh khi triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện sau 48 -  72 giờ. Việc lựa chọn chiến lược phụ thuộc vào tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh:

- Đối với trẻ < 6 tháng tuổi: Nên được điều trị kháng sinh ngay. Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi có sốt có thể đánh giá thêm trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh để tránh che lấp triệu chứng.

- Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Nên được điều trị ngay bằng kháng sinh thích hợp. Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa một bên và các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, có thể quan sát thêm trước khi đưa ra quyết định.

- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nếu có biểu hiện nhiễm độc, đau nhức tai trên 48 giờ, sốt > 39 oC thì cần điều trị kháng sinh ngay. Nếu các triệu chứng nhẹ thì có thể theo dõi ban đầu rồi quyết định điều trị kháng sinh sau 48 – 72 giờ nếu diễn tiến xấu.

3. Lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa

Khi đã quyết định điều trị kháng sinh cho viêm tai giữa, việc lựa chọn loại kháng sinh nào cần dựa trên những nguyên tắc sau:

- Đạt hiệu quả tốt về mặt lâm sàng và vi sinh.

- Mùi vị và kết cấu của thuốc người bệnh có thể chấp nhận được.

- Không có tác dụng phụ và độc tính.

- Thuận tiện khi sử dụng.

- Giá cả hợp lý.

Tùy vào đối tượng mà ta lựa chọn loại kháng sinh cho phù hợp. Sau đây là những loại kháng sinh đầu tay thường được chỉ định trong viêm tai giữa:

a. Amoxicillin

Kháng sinh được chỉ định cho trẻ viêm tai giữa có nguy cơ kháng amoxicillin thấp. Tức là trẻ chưa dùng kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam trong 30 ngày trước đó và không có tiền sử viêm tai giữa cấp tái phát không đáp ứng với amoxicillin.

Liều được sử dụng là 90 mg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần. Liều tối đa là 3g/ ngày. Liệu trình điều trị kéo dài 10 ngày đối với trẻ em dưới 2 tuổi, với trẻ từ 2 tuổi trở lên, điều trị từ 5 – 7 ngày.

c. Amoxicillin-clavulanate

Augmentin là một thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng trên lâm sàng, chỉ định cho trẻ bị viêm tai giữa mà có nguy cơ kháng beta-lactam. Tức là trẻ đã dùng kháng sinh beta-lactam trong 30 ngày trước đó, đồng thời bị viêm kết mạc có mủ [thường do HI] hoặc có tiền sử viêm tai giữa cấp tái phát không đáp ứng với amoxicillin.

Liều điều trị là 90 mg/kg amoxicillin và 6.4 mg/kg clavulanate mỗi ngày. Tương tự với amoxicillin, ta điều trị cho trẻ dưới 2 tuổi trong 10 ngày và trẻ trên 2 tuổi từ 5 – 7 ngày.

d. Một số kháng sinh khác

Amoxicillin là kháng sinh cho viêm tai giữa đầu tay được lựa chọn vì nó có hiệu quả, an toàn, tương đối rẻ và có phổ kháng khuẩn hẹp có thể hạn chế tình trạng kháng kháng sinh về sau. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, chúng ta sẽ sử dụng một số kháng sinh thay thế.

Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Được sử dụng trong trường hợp có phản ứng quá mẫn chậm với penicillin. Những phản ứng này thường xuất hiện sau một ngày điều trị như mề đay, phù mạch, co thắt phế quản,… Trong nhóm này có Cefaclor thường được lựa chọn trên lâm sàng.

Kháng sinh nhóm Macrolide: Được sử dụng khi có phản ứng quá mẫn tức thì hoặc phản ứng quá mẫn chậm nghiêm trọng. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 giờ kể từ khi dùng liều penicillin đầu tiên. Trên lâm sàng thường sử dụng thuốc Roxythromycin.

4] Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh

Tuy có nhiều ưu điểm là thế nhưng kháng sinh vẫn tiềm tàng những nguy cơ khi sử dụng không đúng cách. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho viêm tai giữa:

- Lựa chọn kháng sinh chính xác vì nếu sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm lu mờ triệu chứng, khó chẩn đoán. Mặt khác, dùng kháng sinh sai loại cũng có thể chuyển cấp thành mạn tính làm bệnh kéo dài và dễ gây biến chứng.

- Sau khi điều trị kháng sinh cần theo dõi triệu chứng cẩn thận. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc các triệu chứng bất thường, cần đưa đến bệnh viện ngay.

- Nếu sau 2 – 3 ngày điều trị kháng sinh, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc có xu hướng tệ hơn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và thay đổi điều trị.

- Tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra chính xác tình trạng nhiễm trùng và ứ dịch tai giữa đã hết chưa.

- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh về uống mà phải có chẩn đoán chính xác và kê đơn từ bác sĩ.

Tóm lại, kháng sinh không phải một chỉ định bắt buộc trong điều trị viêm tai giữa nhưng nó lại rất thường được sử dụng vì nhiều lợi ích đem lại. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ khi nào cần sử dụng kháng sinh và những loại kháng sinh nào phù hợp. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về kháng sinh cho viêm tai giữa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với iSofHcare để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề