Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh năm 2024

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ là gì mà lại được nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm đến vậy? Để hiểu rõ tiêu chuẩn LEED là gì, những thông tin cơ bản về nó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. MECI sẽ giải đáp hết tất cả các câu hỏi về tiêu chuẩn LEED của Mỹ cho bạn.

Mục lục

Tiêu chuẩn LEED là gì?

Trước khi tìm hiểu, ta cần biết được tiêu chuẩn LEED là gì? “Leadership in Energy & Environmental Design” là tên đầy đủ của “LEED”. Tạm dịch ra là “Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường”.

Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ [U.S. Green Building Council] là một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình ra đời vào năm 1995. Đây chính là tổ chức cung cấp chứng chỉ tiêu chuẩn LEED cho các dự án “xanh”. LEED hiện là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu, đi tiên phong trong vấn đề xây dựng các công trình sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, thân thiện với môi trường. Đồng thời, nó vẫn đảm bảo được yêu cầu ngân sách mà nhà đầu tư đề ra.

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ được cung cấp bởi Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ [U.S. Green Building Council].

Vì sự phổ biến đó tiêu chuẩn LEED của Mỹ được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn các tòa nhà đạt tiêu chuẩn LEED làm trụ sở, văn phòng công ty trên khắp thế giới. Một số công trình kiến trúc đạt tiêu chuẩn này nổi tiếng toàn cầu như: Manitoba Hydro Place [Canada], Apple Park [Mỹ]…

Tại Việt Nam đã có không ít tòa nhà cao ốc lớn sở hữu chứng chỉ này, có thể kể đến như văn phòng Johnson & Johnson Việt Nam, tháp đôi Capital Place [Hà Nội], Deutsches Haus [thành phố Hồ Chí Minh]…

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ có tiêu chí đánh giá như thế nào?

Để đánh giá một công trình có đạt tiêu chuẩn LEED của Mỹ hay không, Hội đồng công trình xanh Mỹ [USGBC] dựa vào các điều kiện tiên quyết và tín chỉ. Trong đó, yếu tố bắt buộc phải có là điều kiện tiên quyết, còn tín chỉ đóng vai trò là hạng mức để nâng điểm số đánh giá. Tựu chung lại, tiêu chuẩn LEED bao gồm các tiêu chí đánh giá sau đây:

  • Khả năng tiêu thụ năng lượng tối ưu
  • Sử dụng nguồn nước hiệu quả
  • Địa điểm, hệ thống giao thông
  • Tài nguyên, nguồn lực sử dụng trong thi công
  • Tính sáng tạo trong thiết kế
  • Các mảng “xanh” được sắp xếp trong tòa nhà.
    Để đánh giá một dự án công trình có đạt tiêu chuẩn LEED hay không, USGBC sẽ dựa vào các điều kiện tiên quyết bắt buộc và các tín chỉ cần thiết.

\>> Xem ngay 5 nguyên tắc trọng điểm trong thiết kế nhà hàng để công trình hoàn hảo và ấn tượng

Chứng chỉ trong hệ thống tiêu chuẩn LEED của Mỹ

Trong hệ thống tiêu chuẩn LEED của Mỹ sẽ bao gồm các chứng chỉ khác nhau dành cho mỗi dự án công trình. Bao gồm:

Tiêu chuẩn LEED cho các tòa nhà xanh

Tiêu chuẩn LEED cho các tòa nhà xanh bao gồm các hạng mục sau:

  • Tiêu chuẩn LEED đối với công trình xây dựng mới.
  • Tiêu chuẩn LEED đối với phần móng và giai đoạn thi công thô.
  • Tiêu chuẩn LEED đối với trường học.
  • Tiêu chuẩn LEED đối với các trung tâm thương mại [bao gồm cả công trình cải tạo và công trình mới
  • Tiêu chuẩn LEED đối với trung tâm y tế, bệnh viện.

Tiêu chuẩn LEED cho các không gian tòa nhà

Đối với không gian trong tòa nhà, tiêu chuẩn LEED của Mỹ bao gồm các hạng mục sau:

  • Tiêu chuẩn LEED của Mỹ đối với không gian bên trong tòa nhà thương mại [như văn phòng hay nơi cư trú…]
  • Tiêu chuẩn LEED của Mỹ đối với không gian bên trong trung tâm thương mại.

Tiêu chuẩn LEED cho các tòa nhà hiện có

Hệ thống chứng chỉ của tiêu chuẩn LEED không chỉ có chứng chỉ dành cho các tòa nhà xanh hay không gian tòa nhà, mà còn có cho các tòa nhà hiện có. Việc các tòa nhà hiện có sở hữu chứng nhận tiêu chuẩn LEED sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh vô cùng lớn cho các nhà thầu và chủ đầu tư.

Tại Việt Nam, một số tòa nhà hiện có đạt tiêu chuẩn LEED của Mỹ phải kể đến như Tháp đôi Capital Place tại Liễu Giai, TP Hà Nội. Với dự án hơn 128.000 m2 là một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên tại Hà Nội nhận chứng chỉ LEED Gold. Ngoài ra, Ngôi Nhà Đức [Deutsches Haus] tại Lê Duẩn, TP Hồ Chí Minh là một trong số ít các tòa cao ốc văn phòng tại Đông Nam Á đạt chứng chỉ LEED Platinum.

Tiêu chuẩn LEED cho khu đô thị

Bên cạnh tòa nhà văn phòng, trụ sở công ty thì khu đô thị cũng là một nhân tố có trong hệ thống chứng chỉ tiêu chuẩn LEED. Một khu đô thị đạt được tiêu chuẩn LEED tức là đồng nghĩa với việc giúp nâng cao đời sống của con người, cải thiện môi trường, tiết giảm một số chi phí trong việc vận hành, quản lý cũng như chi phí và năng lượng. Từ đó sẽ giúp dân giàu, nước mạnh nhờ vào sự vận hành hợp lý, tiết kiệm ngân sách chi tiêu của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Tiêu chuẩn LEED cho nhà ở

Cuối cùng, trong hệ thống chứng chỉ tiêu chuẩn LEED của Mỹ chính là đối với nhà ở dân cư. Nhà ở dân cư đã đạt tiêu chuẩn LEED chính là nhân tố quan trọng giúp người dân an tâm về nơi ở của mình.

Tại sao lại khẳng định được như vậy? Bởi nếu một ngôi nhà nhận được chứng chỉ danh giá hàng đầu thế giới này thì chắc chắn sẽ đem lại sự thoải mái và tiện lợi cho mọi người, cung cấp không gian sống có lợi nhất cho sức khỏe và tin thần của con người. Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu của nhà thầu.

Chứng chỉ trong hệ thống tiêu chuẩn LEED của Mỹ cung cấp cho những dự án công trình sau: các tòa nhà xanh, không gian trong tòa nhà, tòa nhà hiện có, khu đô thị và nhà ở.

Cách xếp hạng tiêu chuẩn LEED của Mỹ

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ có những thang điểm để đánh giá công trình “xanh” khác nhau. Đạt được số điểm càng cao thì chứng tỏ công trình đó càng có tính bền vững và thân thiện với môi trường. Vậy các tiêu chí để đánh giá thang điểm LEED của Mỹ bao gồm những gì? Cấp độ của chứng nhận tiêu chuẩn LEED có các thứ hạng nào?

Các tiêu chí chấm điểm để nhận tiêu chuẩn LEED

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ dựa vào 7 tiêu chí chấm điểm, bao gồm:

  • Regional Priority [RP]: Khu vực lân cận – 4 điểm
  • Innovation & Design [ID]: Cập nhật, sáng tạo và tối ưu hóa thiết kế – 6 điểm
  • Water Efficiency [WE]: Tận dụng nguồn nước hiệu quả – 10 điểm
  • Material & Resource [MR]: Sử dụng tiết kiệm tài nguyên và nguyên vật liệu – 14 điểm
  • Indoor Environment Quality [IE]: Bảo đảm chất lượng môi trường sống bên trong – 14 điểm
  • Sustainable Sites [SS]: Vị trí xây dựng bền vững – 26 điểm
  • Energy & Atmosphere [EA]: Khả năng tận dụng và tái tạo nguồn năng lượng – 35 điểm

Các cấp độ của chứng nhận tiêu chuẩn LEED

Sau khi tổng hợp điểm các tiêu chí đánh giá, dựa vào số điểm đó mà bạn sẽ đạt được 1 trong 4 cấp độ tương ứng với chứng nhận LEED của Mỹ dưới đây:

  • Chứng nhận Certified: Đạt từ 40 – 49 điểm
  • Chứng nhận Bạc [Silver]: Đạt từ 50 – 59 điểm
  • Chứng nhận vàng [Gold]: Đạt từ 60 – 79 điểm
  • Chứng nhận Bạch Kim [Platinum]: Đạt từ 80 điểm trở lên
    4 cấp độ tương ứng với số điểm bạn đạt được trong tiêu chuẩn LEED bao gồm: Certified, Silver, Gold, Platinum.

Để đạt được các chứng chỉ cao cấp như Vàng, Bạc, Bạch Kim, các công trình cần tích lũy thêm các điểm tương ứng theo tiêu chí của hệ thống đánh giá LEED mà bạn đã chọn.

Sở hữu chứng nhận tiêu chuẩn LEED đem lại lợi ích gì?

Là tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc “xanh” hàng đầu thế giới, chứng nhận LEED của Mỹ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn nếu sở hữu nó.

Sở hữu giấy chứng nhận tiêu chuẩn LEED, các nhà đầu tư, kinh doanh sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khác nhau.

  • Phương pháp quảng bá hình ảnh hữu hiệu: Công trình có không gian xanh, thân thiện với môi trường, đạt được chứng chỉ quốc tế chính là một phương án quảng bá vô cùng hiệu quả, giúp chiếm được thiện cảm của công chúng. Bên cạnh đó sẽ góp phần cải thiện vị thế của nhà thầu trong quan hệ với đối tác, khách hàng, nhà cung ứng…
  • Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường: Đạt được chứng nhận tiêu chuẩn LEED của Mỹ cũng là một cách sáng tạo để các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của chính phủ, cơ quan nhà nước về tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, phát triển bền vững lâu dài.
  • Tăng cơ hội kinh doanh: Việc một công trình đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của LEED của Mỹ chính là cơ hội kinh doanh lớn cho dự án đó. Đây là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đa quốc gia quan tâm, cân nhắc lựa chọn là địa điểm đặt trụ sở, văn phòng công ty.

\>> Top 5 đơn vị thiết kế nhà hàng đạt chuẩn quốc tế khu vực HCM.

Trên đây là những chia sẻ của MECI về tiêu chuẩn LEED của Mỹ, về những thông tin cơ bản của nó. LEED chính là tiêu chuẩn đánh giá công trình hàng đầu thế giới mà bất cứ nhà thầu nào cũng muốn sở hữu. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích, kiến thức hay.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ có ý nghĩa gì?

Tiêu chuẩn LEED của Mỹ là chứng nhận được trao cho các công trình có Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường. Đây là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu, được chấp nhận trên rất nhiều quốc gia và lục địa.

Các công trình nào ở Việt Nam được cấp chứng nhận đạt Tiêu chuẩn LEED?

Khởi đầu với 2 công trình đầu tiên là 2 công trình công nghiệp gồm nhà máy Colgate Palmolive với chứng chỉ LEED Bạc 2010 và trung tâm kho vận của công ty YCH Protrade Distripark LEED Bạc 2011. Bên cạnh đó còn có: Dự án Genesis School, Dự án ECOHOME 3, Dự án Diamond Lotus riverside, Dự án The Coastal Hill, Dự án Forest in the sky…

Chủ Đề