Các tính chất hóa lý của mực in năm 2024

Uploaded by

NOOD

100% found this document useful [1 vote]

214 views

68 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

100% found this document useful [1 vote]

214 views68 pages

Chuong 3-Muc in

Uploaded by

NOOD

Jump to Page

You are on page 1of 68

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Mực lỏng [liquid toner] là một chất lỏng dùng làm chất mang các hạt pigment hoặc các hạt mực. Phần lớn chất mang này phải được loại bỏ trước khi hình ảnh truyền từ vật mang hình ảnh trung gian tới giấy, sau đó nó lại được tái sử dụng trong quá trình in. Mực lỏng chưa được sử dụng phổ biến trong in nhiều màu [hệ thống in trong hình 5.10 có sử dụng mực lỏng trong in nhiều màu, hình 5.13 mô tả hệ thống in dùng mực lỏng]. Sẽ có rất nhiều loại mực lỏng được phát triển dựa trên các tính chất lý hóa khác nhau. Nhưng phải đặc biệt chú ý đến tính lưu biến của mực và ảnh hưởng của chúng tới môi trường.

Khi in một màu, kỹ thuật in NIP dùng loại mực bột để tạo độ dày lớp mực trên giấy, độ dày mực vào khoảng 5-10 µm [so sánh với 1 µm trong in Offset]. Nếu sử dụng loại mực lỏng độ dày lớp mực vào khoảng 1-3 µm, vì kích thước của hạt mực [toner] trong dung dịch chỉ vào khoảng 1-2 µm. Cách dùng mực dạng bột bao hàm luôn quá trình tự làm khô của nó trong quá trình in, vì hình ảnh in phải được ổn định các lô ép và nhiệt gắn các hạt mực trên giấy. Để đạt được như vậy thì tờ in được phơi dưới nguồn nhiệt và thường cũng được ép. Nếu dùng mực lỏng, quá trình khô là nhờ sự bay hơi hay bằng cách khác là loại bỏ chất mang [dạng lỏng], ổn định hình ảnh bằng lô ép các hạt mực, dùng áp lực hay nhờ sự bám dính của các hạt mực trên giấy.

Mực dùng trong quá trình in phun. Hình 3 đã đưa ra một sự khảo sát có hệ thống các loại mực khác nhau được dùng trong in phun của kỹ thuật in NIP. Như đã đề cập ở hình 1, có sự khác biệt giữa hai loại: mực lỏng và mực chảy nhiệt [Mực ở dạng hạt khô, bám và khô trên vật liệu nhờ nung chảy mực], cả hai loại có thể chứa các bột màu hay pigment làm chất màu. Sự khác nhau chính giữa hai loại mực của quá trình in phun là chất mang mực [nước hay dung môi].

Sử dụng loại mực nào trong thực tế là căn cứ trên thuộc tính bề mặt của vật liệu in [khả năng thấm hút, lớp phủ ngoài…], các điều kiện môi trường khi sử dụng sản phẩm in [độ bền sáng, độ bền với thời tiết, và sự chống mài mòn] và những đòi hỏi quá trình khô trong suốt quá trình in với các hệ thống in khác nhau [sản lượng, số màu in, và các công đoạn sau in…].

Nếu sử dụng mực lỏng, quá trình khô xảy ra thông qua sự bay hơi và thấm hút. Quá trình bay hơi sẽ xảy ra nhanh hơn khi sử dụng nhiệt. Trong trường hợp sử dụng mực UV, quá trình khô liên quan đến bức xạ của tia UV.

Việc sử dụng loại mực chảy nhiệt [hot-melt ink] bao gồm quá trình khô hoàn toàn tự động trong quá trình in: mực sẽ bị tan chảy dưới tác động của nhiệt độ, sau đó được làm lạnh trên giấy và cô cứng lại.

Sử dụng loại mực nào và tương tác của nó với vật liệu sẽ quyết định đến bề dày lớp mực trên giấy và điều này có liên quan đến chất lượng hình ảnh in, đặc biệt là khi in nhiều màu. Nếu sử dụng mực lỏng cho quá trình in phun, độ dày lớp mực khoảng 0,5µm [bù lại chất lượng sản phẩm in cao]. Nếu dùng mực UV và mực chảy nhiệt, thì lớp mực rất dày khoảng từ 10-15 µm, vì vậy sẽ tạo ra cảm giác rất ấn tượng là mực nổi lên [in Offset chỉ dày đến 1,1 µm].

Hình 3: Các loại mực dùng cho quá trình in phun

Mực dùng trong kỹ thuật in thermography.

Loại mực đặc biệt được sử dụng trong kỹ thuật in NIP thermography [truyền nhiệt và thăng hoa nhiệt] có các tính năng riêng ở chỗ là trong quá trình truyền nhiệt và thăng hoa nhiệt thì mực được truyền dưới dạng những lớp mỏng đến một vật liệu trung gian dạng tờ hay ruy-băng. Trong quá trình in, lớp mực có thể được truyền toàn bộ [truyền thành từng lớp] hay chỉ được truyền một phần được kiểm soát bằng cơ chế bay hơi của mực [sự thăng hoa].

Trong quá trình in này, cũng có loại giấy được in mà trong thành phần của giấy có các chất mang màu, nó sẽ tạo ra màu sắc của hình ảnh khi được cấp nhiệt. Kỹ thuật này về cơ bản cũng tương tự như quá trình photography [chụp và rửa ảnh].

Trong quá trình in truyền nhiệt, độ dày lớp mực gần 2µm và trong quá trình thăng hoa nhiệt, độ dày lớp mực khoảng từ 1-2µm. Quá trình ổn định hình ảnh hoàn toàn tự động cùng với các quá trình lý hóa trong kỹ thuật in thermography [làm tan/bay hơi do nhiệt độ và truyền mực dưới áp lực, đặc lại sau khi làm lạnh].

Tài liệu gốc: //drive.google.com/file/d/1gk1X5etCMxTtIZ8jkAMr3aNAEgXDgf7Q/view?usp=sharing

Tài liệu dịch Anh – Việt: //drive.google.com/file/d/1YbYr2XW_vk1vKx7itmXQ23WfcySsYvch/view?usp=sharing

Biên soạn: GV. ThS. Chế Quốc Long

Trên đây là một số kiến thức khái quát về cấu tạo chung của một máy in, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở nguồn tại liệu trên hoặc có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi !!!

Chủ Đề