Cách chữa tủy răng

Trong một số trường hợp, toàn bộ răng của bạn sẽ cần phải được nhổ. Nhổ răng có thể được khuyến nghị nếu răng của bạn không thể cứu được.

Một số thắc mắc thường gặp về điều trị viêm tủy răng

1. Chữa tủy răng có đau không?

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, quá trình chữa tủy răng hoàn toàn không đau mà còn diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Viêm tủy răng dạng nhẹ thường được vệ sinh và trám răng nên không gây cảm giác đau. Ngay cả đối với những trường hợp viêm nặng, việc điều trị tủy răng [lấy tủy, diệt tủy] chắc chắn không đau bằng việc chịu đựng các cơn đau do viêm tủy gây ra.

Để kiểm soát cơn đau, trước và sau khi điều trị, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc tê. Khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sau điều trị, có thể bạn sẽ cảm thấy đau. Lúc này vật liệu trám còn mới, cần thời gian thích ứng với môi trường răng miệng.

Tuy nhiên, nếu răng lấy tủy rồi mà vẫn còn đau, thậm chí là sưng thì bạn cần quay trở lại nha khoa ngay để bác sĩ kiểm tra vì quá trình điều trị có thể chưa triệt để.

2. Chữa tủy răng mất bao lâu?

Thông thường, thời gian chữa tủy răng cần 2-3 cuộc hẹn, mỗi lần khoảng 45-60 phút. Tuy nhiên, quá trình điều trị tủy răng không có quy chuẩn chung cho mọi trường hợp. Việc điều trị tủy răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào những yếu tố như: các bệnh lý răng miệng, bệnh lý nền, vị trí răng bị viêm tủy, giải phẫu răng…

3. Điều trị viêm tủy răng hết bao nhiêu tiền?

Chi phí chữa tủy răng giá bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm và chi phí tại cơ sở nha khoa. Tuy nhiên hiện có nhiều chính sách bảo hiểm sức khỏe chi trả cho việc điều trị nội nha.

Hiện nay, chi phí cho mỗi ca chữa tủy thường dao động từ 300.000đ – 954,000đ [sử dụng Bảo hiểm y tế] và từ 500,000 – 3,000,000đ [Điều trị theo yêu cầu].

Tại sao cần phải điều trị tủy răng? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi bị đau răng và đi khám nha khoa được chỉ định thực hiện thủ thuật này. Diệt tủy răng sẽ điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng, song sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng và độ bền của răng sau này.

1. Bác sĩ Nha khoa giải thích: Tại sao cần phải điều trị tủy răng?

Tủy răng là một tổ chức liên kết gồm nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh nằm giữa răng. Vì thế khu vực này ít bị tấn công do có sự bảo vệ vững chắc của cả thân và chân răng. Tuy nhiên do lý do nào đó, có thể là ngoại lực gây nứt vỡ răng hay sâu răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng có thể gây viêm nhiễm.

Tủy răng có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm do vi khuẩn tấn công

Thực tế viêm nhiễm là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh trong tủy răng. Tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân có những triệu chứng đau răng, lung lay răng, viêm chảy máu,… Nếu viêm tủy răng nhẹ, hầu hết bác sĩ đều chỉ định điều trị bằng thuốc và chăm sóc, giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành cũng như tái khoáng.

Tuy nhiên, với trường hợp viêm tủy răng nặng, có lỗ sâu và khu vực viêm ảnh hưởng rộng thì bắt buộc phải điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt. Điều này giúp tủy răng hoại tử không lan rộng ra các răng và khu vực xung quanh, giảm tình trạng đau nhức khó chịu.

Viêm tủy răng là bệnh không thể tự phục hồi, vì thế cần điều trị sớm, không nên chủ quan để bệnh tiến triển gây những biến chứng nặng. Khi bệnh nghiêm trọng, điều trị tủy răng có thể không còn hiệu quả, vùng xương quanh răng bị thoái hóa bị bắt buộc phải nhổ loại bỏ răng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ hạn chế bệnh về răng

Vì thế khi có những triệu chứng đau nhức, viêm tủy răng, bệnh nhân cần sớm tới nha sĩ để thăm khám và điều trị. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét điều trị tủy răng hoặc nhổ răng, mỗi kỹ thuật đều có rủi ro và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh. Vì thế hãy trao đổi với nha sĩ có kinh nghiệm để được tư vấn điều trị và chăm sóc tốt nhất.

2. Quá trình điều trị tủy răng thực hiện như thế nào?

Với tủy răng bị viêm, tình trạng càng kéo dài thì đau đớn càng nghiêm trọng, còn gây viêm và hoại tử lan sang các khu vực răng khác. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt, những phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh và trám bít ống tủy, tránh viêm nhiễm tái phát.

Do tủy răng nằm sâu trong khoang tủy nên kỹ thuật này có thể gây đau đớn dù đã được dùng thuốc gây tê. Dưới đây là quy trình diệt tủy răng trong điều trị viêm tủy, sâu răng.

2.1. Bước 1: Kiểm tra tình trạng viêm tủy

Các trường hợp viêm tủy răng nặng, hình thành lỗ sâu và không thể điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định điều trị diệt tủy răng. Vì thế trước khi chỉ định, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của người bệnh để đánh giá tổng quát mức độ viêm. Kỹ thuật chụp phim X-quang giúp quan sát cấu trúc răng chi tiết, cũng giúp xác định vị trí và mức độ răng bị viêm tủy.

Điều trị tủy răng thường gây đau nhức cho người bệnh

Nếu có thắc mắc về kỹ thuật điều trị tủy răng này, hãy trao đổi thêm với nha sĩ để được giải đáp.

2.2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê

Trước khi thực hiện thủ thuật, răng miệng của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng cũng như gây khó khăn cho bác sĩ thao tác. Các công việc làm sạch răng bao gồm: súc miệng, diệt khuẩn, loại bỏ cao vôi răng,…

Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho vùng răng chuẩn bị điều trị tủy và có thể cả các vùng xung quanh nếu viêm ảnh hưởng xa. Thông thường, thủ thuật và gây tê sẽ được thực hiện trong phòng vô trùng khép kín.

2.3. Bước 3: Đặt đế cao su

Bước chuẩn bị cuối cùng trước khi điều trị diệt tủy là đặt đế cao su, điều này đảm bảo cho khu vực xung quanh răng chuẩn bị thao tác luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu không, môi trường ẩm ướt thường xuyên của răng miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn cho thao tác của bác sĩ.

2.4. Bước 4: Thực hiện điều trị diệt tủy răng

Đầu tiên, bác sĩ cần tạo đường thông nhỏ từ ngoài răng vào trong ống tủy bằng mũi khoan nha khoa chuyên dụng. Lực mũi khoan vừa đủ để tạo một lỗ thông nhỏ, có thể gây đau đớn nhẹ cho người bệnh song do có thuốc tê nên bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Sau thao tác này, nha sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài ống tủy.

Cần hút hết tủy răng viêm nhiễm để tránh bệnh lan rộng

Dụng cụ hút chuyên dụng sẽ được đưa vào trong ống tủy để hút hết những mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau đó là thực hiện làm sạch và điều chỉnh hình dạng ống tủy. Khi đảm bảo không còn bất cứ mô tủy bị viêm, hoại tử nào sót lại trong răng, thao tác diệt tủy răng sẽ kết thúc.

2.5. Bước 5: Trám bít ống tủy

Sau khi loại bỏ hoàn toàn tủy viêm, tủy hoại tử, tình trạng viêm nhiễm và đau nhức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, lỗi thông hở tạo ra có thể bị nhiễm trùng cho vi khuẩn trong miệng tấn công. Vì thế, bác sĩ cần trám bít lại răng hoặc lỗ thông trên răng bằng nhựa đa khoa chuyên dụng.

Nhựa này sẽ bít tắc toàn bộ ống thông trên răng được tạo ra trước đó, có độ cứng tương tự nên không gây khó khăn cho việc nhai nuốt của người bệnh. Nếu bạn muốn yêu cầu thẩm mỹ cao hơn, có thể bọc sứ cho những răng đã điều trị diệt tủy.

Răng sau điều trị tủy nên được trám hoặc bọc sứ

Chuyên khoa Răng bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh về răng hàm mặt uy tín với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi, luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân như người thân trong gia đình cùng với trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại luôn làm hài lòng khách hàng tới khám chữa bệnh tại đây.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp đến bạn đọc lý do tại sao cần phải điều trị tủy răng. Đây là biện pháp bắt buộc khi viêm tủy răng đã tiến triển đến giai đoạn nặng, không đáp ứng tốt điều trị với thuốc. Sau thủ thuật diệt tủy răng khá đơn giản, tuy nhiên, răng sau khi diệt tủy thường yếu, dễ lung lay hơn nên việc chăm sóc là rất quan trọng.

Cách chữa viêm tủy răng tại nhà an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng khi răng đau mà chưa kịp đến nha khoa. Mặc dù, không thể chữa trị dứt khoát viêm tủy, nhưng những mẹo dân gian này giúp giảm khó chịu tạm thời mà không gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

Viêm tủy răng khiến người bệnh đau nhức răng ê ẩm và thân răng dần chuyển đen làm mất thẩm mỹ khuôn miệng. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết khi nào răng bị đau, thế nên hãy lưu lại những cách chữa viêm tủy răng tai nhà an toàn và hiệu quả sau đây.

Cách chữa viêm tủy răng tại nhà an toàn

4 cách chữa viêm tủy răng tại nhà an toàn và hiệu quả

Trong mọi trường hợp, giải pháp khắc phục viêm tủy tức thời tại chỗ là điều vô cùng quan trọng giúp giảm bớt triệu chứng đau nhức trước khi đến nha khoa chữa trị. Và dưới đây là những mẹo hay đã được áp dụng hiệu quả trong thực tế:

Nước cốt lá chuối

Lá chuối chứa chất giảm đau, chống viêm nhiễm tự nhiên rất tốt cho việc chữa viêm tủy răng tại nhà. Bạn chỉ cần chọn lá chuối non rồi nghiền nát và lọc lấy nước cốt. Sau đó, lấy khăn hoặc bông sạch chấm nước cốt lá chuối lên vùng bị đau. Giữ nguyên như vậy trong khoảng 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước, cơn đau sẽ dịu đi rõ rệt.

Đắp hành tây

Hành tây có khả năng sát khuẩn và giảm đau nhanh chóng. Khi bị ê nhức răng, bạn hãy thái hành tây thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Chỉ khoảng 3 – 5 phút sau, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không còn đau nhức nữa.

Súc miệng bằng nước cốt tỏi

Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn của tỏi tươi thì ai cũng biết rồi phải không nào? Mặc dù, mùi hương của tỏi sống khá nồng, thế nhưng bạn chỉ cần chịu khó súc miệng bằng nước ép tỏi và đắp tỏi thái lát lên chân răng bị bệnh, cảm giác ê nhức sẽ tan biến tức khắc.

Mẹo giảm đau tủy răng bằng tỏi tươi

Súc miệng bằng nước trà xanh

Nếu không thể dùng tỏi để súc miệng, bạn có thể thay thế bằng nước trà xanh. Trà xanh là thảo mộc vô cùng lành tính và có tính sát khuẩn tương đối cao. Bạn nên súc miệng bằng nước ấm pha trà xanh mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm đau nhức răng nhé!

Như đã khẳng định ngay từ đầu bài viết, các cách chữa tủy răng tại nhà không thể điều trị dứt điểm bệnh lý mà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Do đó, bạn cần đến nha khoa để chữa tủy dứt điểm theo đúng quy trình kỹ thuật.

Chữa viêm tủy răng tại nhà cần lưu ý điều gì?

Khi chữa tủy răng tại nhà, ngoài những bài thuốc dân gian chúng tôi giới thiệu ở trên, bạn nhất định phải lưu ý 2 vấn đề sau:

Không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Dù là thuốc nam, thuốc bắc hay thuốc tây,…bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối, không tự ý mua thuốc giảm đau hay những bài thuốc chưa được chứng thực để chữa tủy răng các bạn nhé!

Hạn chế ăn đồ kích thích

Thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay, quá chua hoặc chứa chất kích thích như rượu bia, nước có gas,…đều là “kẻ thù không đội trời chung” với răng hỏng tủy. Vậy nên, nếu bạn sử dụng những loại đồ ăn này khi răng bị đau sẽ càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Chữa tủy răng đúng kỹ thuật tại Nha khoa

Chữa tủy răng có cần nhổ răng hay không?

Đây là vấn đề rất nhiều khách hàng quan tâm khi tìm hiểu về dịch vụ chữa tủy răng. Nhân đây, bác sĩ Răng Hàm Mặt Sài Gòn xin được trả lời cụ thể như sau:

Trường hợp không cần nhổ răng

Đối với những răng chữa tủy còn nguyên thân răng và chân răng thì bác sĩ vẫn giữ lại chiếc răng này. Và để răng lấy tủy chắc khỏe bền lâu, bác sĩ thường chỉ định phục hình sứ.

Trường hợp cần nhổ răng

Đối với những trường hợp hỏng tủy do sâu răng ăn sâu vào chân răng và gần như phá hủy toàn bộ thân răng hoặc răng bị chấn thương gãy gần hết thân răng,…thì bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ. Và sau khi nhổ răng, bạn có thể tiến hành trồng Implant để tái tạo lại chiếc răng đã mất.

Hi vọng rằng, 4 cách chữa viêm tủy răng tại nhà an toàn và hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng vượt qua cơn đau răng do viêm tủy gây ra. Nhưng hãy sắp xếp thời gian đến nha khoa chữa tủy triệt để càng sớm càng tốt bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề