Cách dạy con nhanh nhẹn

Tiến sĩ Lisa Feldman Barrett, một nhà thần kinh học, nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn "Seven and a Half Lessons About the Brain". Bà là Giáo sư Xuất sắc tại Đại học Northeastern, công tác tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Bà cũng là Giám đốc Khoa học của Trung tâm Luật, Trí não & Hành vi [Center for Law, Brain & Behavior] tại Đại học Harvard.

Dựa trên nhiều năm nghiên cứu trong khoa học thần kinh và tâm lý học, bà đã đưa ra 7 quy tắc nuôi dạy có thể giúp trẻ phát triển một bộ não linh hoạt và không dễ bị khuất phục.

1. Hãy là "người làm vườn" chứ không phải "thợ mộc"

Những người thợ mộc chạm khắc gỗ để cho ra đời những tác phẩm theo đúng ý họ, còn thợ làm vườn biết cách ươm mầm, giúp mọi thứ phát triển theo hướng tốt nhất, mạnh khỏe nhất, tự nhiên nhất. Việc nuôi dạy con cái cũng tương tự như vậy.

Phụ huynh nào cũng đều kỳ vọng đứa trẻ trở thành một hình tượng mà họ muốn. Hoặc họ có thể tạo ra một môi trường khuyến khích sự phát triển lành mạnh của trẻ. Tùy theo từng cách giáo dục sẽ mang đến những kết quả khác nhau.

Cha mẹ hãy tạo cơ hội để con cảm thấy thích thú với sự lựa chọn của mình [Ảnh: Shutterstock].

Chẳng hạn, cha mẹ muốn con mình chơi vĩ cầm một cách thuần thục thì có thể áp dụng phương pháp của người thợ mộc. Theo đó, họ đặt ra các quy tắc tập luyện nghiêm ngặt và buộc đứa trẻ tuân theo. Việc này giúp con sớm đạt được kỹ thuật điêu luyện, nhưng đôi khi khiến con trẻ xem âm nhạc như một "công việc" đầy khó chịu.

Trong khi đó, cách tiếp cận theo phong cách thợ làm vườn sẽ tạo cơ hội và không gian để con tiếp xúc với âm thanh, khơi dậy niềm yêu thích của con. Khi cha mẹ hiểu điều con muốn như cách một thợ làm vườn hiểu về loài cây mình đang ươm trồng, thì mới có thể điều chỉnh để "cây bén rễ phát triển".

2. Hãy trò chuyện và đọc cho con nghe thật nhiều

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả ở giai đoạn vài tháng tuổi khi trẻ chưa hiểu nghĩa của từ thì não bộ của chúng vẫn có thể tiếp nhận ngôn ngữ. Vì vậy, việc trò chuyện và đọc cho con nghe sẽ giúp trẻ tiếp thu thông tin và là nền tảng cho việc học chủ động về sau. Khi bạn đọc cho con nghe càng nhiều nội dung là đang giúp con hình thành vốn từ vựng và tăng khả năng đọc hiểu.

Dạy chúng "từ ngữ cảm xúc" [chẳng hạn như buồn, vui, thất vọng…] đặc biệt có lợi. Càng biết nhiều, chúng càng có thể hành động linh hoạt hơn.

Hãy đưa lời khuyên này vào hành động bằng cách quan sát kỹ cảm xúc của người khác. Nói về thứ gây ra cảm xúc và chúng có thể ảnh hưởng đến ai đó như thế nào: "Con có thấy cậu bé đang khóc đó không? Cậu bé đang cảm thấy đau vì ngã và trầy xước đầu gối. Cậu ấy đang buồn và có lẽ muốn một cái ôm của bố mẹ".

Hãy coi bạn là hướng dẫn viên du lịch của con bạn, dẫn chúng qua thế giới bí ẩn của con người thông qua chuyển động và âm thanh. .

3. Chịu khó giải thích cho con

Có thể đôi khi bạn cảm thấy khá mệt mỏi khi con liên tục đưa ra những câu hỏi "Tại sao…?". Việc giải thích có thể giúp con tiếp thu thêm được một điều gì đó mới mẻ và khiến trẻ tự tin hơn. Bộ não sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi chúng dự đoán được điều gì đó một cách rõ rệt.

Khi trẻ hiểu được lý do để cư xử theo cách cụ thể sẽ giúp điều chỉnh hành động của mình hiệu quả hơn [Ảnh: Shutterstock].

Bậc phụ huynh nên tránh trả lời các câu hỏi "Tại sao" bằng "Bởi vì bố/mẹ đã nói như vậy". Khi trẻ hiểu được lý do để cư xử theo cách cụ thể sẽ giúp điều chỉnh hành động của mình hiệu quả hơn.

Nếu tất cả những gì trẻ biết là, "Mình không nên ăn tất cả bánh quy vì một nhân vật "có thẩm quyền" đã nói với mình như vậy và mình sẽ gặp rắc rối mất", lý do đó có thể không hữu ích khi cha mẹ không có mặt.

Sẽ tốt hơn nếu chúng hiểu rằng, "Mình không nên ăn tất cả bánh quy vì mình sẽ bị đau bụng và anh chị em của mình cũng sẽ thất vọng vì thiếu món tráng miệng". Lý luận này giúp chúng hiểu hậu quả của hành động của chúng và nuôi dưỡng sự đồng cảm.

4. Mô tả về hoạt động chứ không phải đánh giá con người

Khi thấy con trai bạn đập vào đầu em gái, bạn đừng gọi con là "thằng tồi". Hãy cụ thể hơn: "Đừng đánh em gái nữa. Hành động ấy khiến em con cảm thấy đau và khó chịu. Hãy nói với em rằng con rất tiếc".

Quy tắc tương tự đối với lời khen ngợi: Đừng gọi con gái bạn là "một cô gái tốt". Thay vào đó, hãy bình luận về hành động của cô bé: "Con đã rất đúng khi không đánh lại anh". Kiểu ngôn từ này sẽ giúp não bộ của trẻ xây dựng các khái niệm hữu ích hơn về hành động và bản thân.

Một gợi ý khác là mô tả hành động của các nhân vật trong truyện. Khi ai đó không nói sự thật, đừng nói, "Sam là kẻ nói dối" [chỉ con người], hãy nói "Sam đã nói dối" [chỉ hoạt động]. Sau đó, hãy tiếp tục: "Con nghĩ tại sao Sam lại làm như vậy? Người khác sẽ cảm thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Họ có nên tha thứ cho Sam không?"...

Bằng cách thu hút sự tò mò, bạn đang mô hình hóa sự linh hoạt mà trẻ cần trong các tình huống thực tế. Bạn cũng đang báo hiệu với con rằng Sam vốn dĩ không phải là người không trung thực, Sam chỉ đang nói dối trong một tình huống cụ thể. Có lẽ Sam sẽ cư xử trung thực hơn trong những trường hợp khác.

5. Giúp con bạn "sao chép" chính bạn

Trẻ em học một cách tự nhiên bằng cách xem, chơi và hơn hết, bằng cách sao chép của người lớn [Ảnh: Shutterstock].

Bạn có để ý rằng một số công việc tưởng chừng như chỉ phù hợp với bạn [ví dụ như dọn dẹp nhà cửa hoặc làm cỏ vườn] cũng có thể khiến một đứa trẻ cảm thấy hào hứng không?

Trẻ em học một cách tự nhiên bằng cách xem, chơi và hơn hết, bằng cách sao chép của người lớn. Đó là một cách học hiệu quả và mang lại cho con cảm giác làm chủ. Vì vậy, hãy giao cho chúng một cây chổi nhỏ hoặc thuổng làm vườn hoặc một chiếc máy cắt cỏ đồ chơi và để việc bắt chước được bắt đầu.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Trẻ nhỏ sẽ sao chép bạn theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi. Khi con gái tôi 3 tuổi, con bé nói "chẳng ra gì" rất nhiều lần. Nhưng khi cha hỏi về điều đó, con bé thản nhiên đáp "ồ, mẹ nói như vậy".

6. Cho trẻ tiếp xúc một cách an toàn với nhiều người

Ngoài những người mà con bạn thường gặp - ông bà, cô dì chú bác, bạn bè, những bạn nhỏ khác - hãy cố gắng cho chúng tiếp xúc với sự đa dạng nhiều nhất có thể, đặc biệt là khi chúng còn là trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu, những em bé tương tác thường xuyên với những người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể giữ lại hệ thống não bộ quan trọng giúp chúng học các ngôn ngữ khác trong tương lai.

Hãy để trẻ tiếp xúc an toàn với nhiều người [Ảnh: Shutterstock].

Tương tự, những em bé nhìn thấy nhiều khuôn mặt đa dạng có thể tự phân biệt và ghi nhớ nhiều khuôn mặt hơn trong cuộc sống sau này. Đây có thể là bước chống phân biệt chủng tộc đơn giản nhất mà bạn có thể làm với tư cách là cha mẹ.

7. Cơ chế tán thưởng

Trẻ em thích tự mình thử mọi thứ mà không cần bạn giúp đỡ, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc giải đáp các câu đố. Điều này là tốt. Bạn muốn con phát triển cảm giác tự chủ.

Ngay cả những hành động trông giống như hành vi sai trái cũng có thể là nỗ lực của trẻ để hiểu ảnh hưởng của chúng đối với thế giới. Khi thiên thần 2 tuổi của bạn ném ngũ cốc của mình xuống sàn và đợi bạn nhặt chúng lên, cô bé không có ý "điều khiển" bạn.

Nhiều khả năng là cô bé đang học điều gì đó về lực hấp dẫn. Cô bé cũng sẽ học được rằng hành động của mình có ảnh hưởng đến thế giới xung quanh. Vì vậy, hãy nhặt ngũ cốc và để con bé thử lại.

Biết khi nào nên bước vào và khi nào nên lùi lại có thể là một thử thách. Nhưng nếu bạn luôn có mặt, hướng dẫn con bạn và quan tâm đến mọi nhu cầu của trẻ thì chúng sẽ không học cách tự làm mọi việc. Đôi khi, hãy để con tự xây dựng khả năng phục hồi và giúp chúng hiểu được hậu quả trong hành động của mình.

Theo Tuệ Nhi [www.cnbc.com] [dantri.com.vn]

Thể loại: Nuôi Dạy Con

Bạn muốn con mình linh hoạt, rắn rỏi và khỏe mạnh? Nhưng bé suốt ngày ngồi lỳ trong phòng xem TV, chơi game? Phải làm sao đây?!

Bạn trở thành một tấm gương để bé noi theo

Bạn hoàn toàn biết một điều rằng, những gì bạn nói và làm đều ảnh hưởng tới bé đặc biệt là trong suy nghĩ, cư xử. Khi bạn dành nhiều thời gian để luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Bé cũng nhìn bạn mà noi gương. Khi có thể, hãy đưa bé đi bộ, tới cửa hàng, thư viện hoặc nhà bạn bè để bé cảm thấy không gian ngoài nhà thật thích thú.

Nếu trời mưa hoặc lạnh, không thể ra ngoài luyện tập, hãy nghĩ tới những môn thể thao trong nhà và khuyến khích bé tham gia như tập yoga, khiêu vũ…

Luyện tập thể dục cùng nhau

Bạn và bé cùng xây dựng một thời gian biểu cho việc luyện tập thể dục cùng với giờ ăn và giờ đi ngủ. Vào cuối tuần, cả gia đình có thể hoạt động cùng nhau như cùng đi bơi, đi dã ngoại, cùng đạp xe trong công viên…

Khuyến khích trẻ thích một môn thể thao nào đó

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những trẻ có bố mẹ khuyến khích chơi thể thao thường nhanh nhẹn và ham hoạt động hơn những trẻ mà cha mẹ ít nhiệt tình cổ vũ chúng.

Khi trẻ thích đá bóng, hãy mua cho trẻ bóng để chúng chơi, chúng thích đạp xe đạp, mua vật dụng bảo hiểm và chiếc xe đạp địa hình… đó là cách mà bạn mang lại sức khỏe cho bé.

Kỳ nghỉ của cả gia đình

Mỗi năm, gia đình có một kỳ nghỉ, có thể là kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè của trẻ. Bạn nên tổ chức một chuyến đi đầy các hoạt động thể chất.

Tới các bãi biển để tập bơi, các khu resort để leo trèo lên những triền cỏ mênh mông, trẻ được tung tăng dạo chơi và chạy nhảy mà không lo sợ bị tai nạn.

Hoạt động cắm trại vừa rèn cho bé kỹ năng tự chủ, độc lập lại cho cơ thể bé được vận động.

tinybook

Những giờ ăn cơm đã trở thành một cực hình với người chăm sóc trẻ bởi vì trẻ rất biếng ăn hoặc tự kén chọn những thực phẩm ưa thích và phần lớn bác bỏ việc phải ăn rau.

tinybook

Dưới đây là 9 bí quyết nuôi dạy con hạnh phúc của Leo Babauta - tác giả của trang blog nổi tiếng thế giới zenhabits - một ông bố có 6 đứa con mà vẫn có thời gian tận hưởng cuộc sống.

tinybook

Thông thường chúng ta xem “tuổi mới lớn” là tuổi... dở dở ương ương, tức là không còn là trẻ con nhưng chưa thành người lớn thực sự, khoảng từ 14, 15 cho đến 17, 18... Theo quan niệm chung và định hướng hầu hết của các bậc cha mẹ thì đó là lứa tuổi đẹp nhất để tập trung cho việc học hành và không được yêu. Nhưng trong thực tế thì các bạn trẻ ấy vẫn cứ yêu và khi càng bị cấm tình yêu của họ càng mãnh liệt hơn.

tinybook

Đối với trẻ sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là việc làm cần thiết để cha mẹ biết được sức khỏe của trẻ.

tinybook

Không chỉ mát mắt bởi màu xanh của bông cải mà những muỗng súp này còn đượm vị ngọt tự nhiên của rau củ, đảm bảo bé nhà bạn sẽ rất thích đấy.

tinybook

Cho bé bú bình không thể tốt bằng cho bé bú bằng sữa mẹ nhưng nó vẫn là một lựa chọn có thể nuôi sống bé mạnh khỏe trong trường hợp mẹ bé không thể cho con bú vì lý do bệnh tật, hoặc những lý do chẳng đặng đừng khác.

tinybook

Tuy bỉm là đồ dùng sơ sinh rất thông dụng nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách dùng đúng. Dùng bỉm sai cách có thể gây hại vùng kín của bé.

tinybook

Những chiếc bút màu bị gãy không còn dùng nữa có thể biến thành những đồ trang trí đẹp mắt, ấn tượng, chỉ sau vài thao tác đơn giản.Những thứ bạn cần có là: bút màu gãy, hỏng; dao; khuôn bánh hoặc khay làm đá, giấy lót. Dưới đây là hướng dẫn từng bước từ Sheknows, giúp bạn hoàn thành "tác phẩm nghệ thuật" từ đồ bỏ đi:

tinybook

Tưởng chừng những thói quen vô hại ấy không ảnh hưởng tới bé. Nhưng nếu bé nhà bạn làm nó liên tục thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

tinybook

Bé chịu sự chi phối từ cha mẹ và môi trường xung quanh. Trong đó, vai trò của cha mẹ là rất to lớn.

tinybook

Làm thế nào để con bạn ở nhà một mình mà vẫn an toàn, vui vẻ và xóa tan lo lắng cho bạn đây?Hãy thực hiện theo những gợi ý thực tế dưới đây trước khi bạn quyết định ra khỏi nhà và để con bạn ở nhà một mình nhé!

tinybook

Bạn đã bao giờ chứng kiến một đứa trẻ nói liến thoắng ngay cả khi nó được yêu cầu phải im lặng? Đó là đứa trẻ hư hay nó chỉ là đứa trẻ cần được dạy dỗ để kiểm soát bản thân của mình?

tinybook

Đồ ăn nhanh luôn là món ăn ưa thích của trẻ nhỏ. Nhưng mẹ có biết rằng chúng đem đến những tác hại khủng khiếp cho sức khỏe và sự phát triển của con?

tinybook

Massage giúp bé thở đều nhịp hơn. Bé mới sinh thường có kiểu thở bất thường [lúc nhanh – lúc chậm] không đều. Tuy nhiên vì da là tổ chức lớn nhất trên cơ thể và chứa nhiều đầu dây thần kinh nên massage tác động lên da cũng có tác dụng giúp bé ngủ ngon, thở đều nhịp.

tinybook

Trẻ nói dối khi chúng gặp điều gì đó không ổn, ví dụ: đang lo lắng về điều gì đó, muốn che dấu hay muốn thay đổi sựviệc hoặc đơn giản là chúng nói dối cho vui… những lúc như thế này cha mẹ gặp một chút khó khăn khi định vị những chuyện con cái đang nói có phải là sự thật hay không. Nếu đang ở trong trường hợp này,cha mẹ hãy nghĩa đến 10 dấu hiệu phổ biến dưới đây nhé.

tinybook

Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng của trẻ.

tinybook

Trẻ biết “yêu” sớm, hay chính xác hơn là biết rung động trước bạn khác giới ở độ tuổi thiếu niên ngày càng phổ biến. Đi kèm cảm xúc này là tuổi dậy thì đầy xốc nổi, khó dạy. Chính bởi thế, việc răn dạy, hướng cho con một lối suy nghĩ đúng đắn là điều không dễ.

tinybook

Thời tiết cuối năm rét đậm liên tục, trẻ rất dễ ốm và suy giảm sức khỏe. Đặc biệt một số thói quen của bố mẹ nhằm giữ ấm có thể hại chết con của mình.

tinybook

Làm sao để con không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là "mẹ nói nghe luôn"? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời.

tinybook

Cắn móng tay là một thói quen không trừ bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào.

tinybook

Nhiều bà mẹ đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào bữa ăn cho trẻ mà bé vẫn không thích ăn và không tăng đủ cân. Lý do là họ chưa biết nấu đúng cách hoặc sai khi cho con ăn. Chính vì thế, các cháu không thích ăn, hay nôn ói... dẫn đến còi, suy dinh dưỡng hoặc hay rối loạn tiêu hóa.

tinybook

Tính cách là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong tương lai của trẻ. Muốn con có những tính cách tốt bạn cần phải để ý và giáo dục ngay từ khi còn nhỏ.

tinybook

Khi trẻ có các dấu hiệu như: số lần đi ngoài thay đổi [thưa dần], khoảng cách giữa những lần đi ngoài khá xa phân của trẻ khô và cứng…thì con bạn đã mắc chứng táo bón.

tinybook

Khi bắt đầu có những chiếc răng đầu tiên, bé đã có phản xạ nhai và thích thú với những đồ ăn cần nhai. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi cho bé ăn các đồ dễ gây nghẹn dưới đây:

tinybook

Có cô bé, cậu bé nào lại không yêu thích các món snack hấp dẫn. Tuy nhiên, mẹ hãy trổ tài để làm những món không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng cho các bé.

tinybook

Người mẹ nào cũng muốn con mình ăn khỏe chóng lớn. nhưng thường thì việc cho trẻ ăn rất khó khăn, có thể nói là chúng rất kén ăn. Nhưng nếu bạn nắm bắt được sở thích của trẻ và biết thay đổi món ăn phù hợp với khẩu vị của bé thì việc cho trẻ ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.Những bước dưới đây sẽ giúp bạn có một bữa ăn thật ngon cho bé và giúp bé ăn khỏe hơn.

tinybook

Kem đánh răng có tác dụng chính là làm trắng, sáng, khử mùi, loại bỏ vết bẩn, và phục hồi và bảo vệ men răng. Nhưng ngoài ra, kem đánh răng còn có rất nhiều công dụng khác.

tinybook

Chỉ khi bạn biết rõ về bạn bè của con, bạn mới có thể biết được bé sẽ tiếp thu những ảnh hưởng gì. Nhưng quả thật không dễ dàng .Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để biết bạn bè của con

tinybook

Theo các chuyên gia của nước ngoài thì thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ra ngủ riêng là khi trẻ từ 2 – 4 tuổi. Nhưng để thuyết phục được trẻ ngủ riêng cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn.

tinybook

Trẻ dễ có cơ hội thành công nếu được cha mẹ dạy cách tiết kiệm và quản lý tiền sớm.

Video liên quan

Chủ Đề