Cách để tỉnh thức

Cuộc sống là giáo pháp vĩ đại

 

Từ góc độ trưởng dưỡng tâm thiền định, chúng ta cần làm quen với đời sống hàng ngày theo quan kiến Trí tuệ Bát nhã. Nói cách khác thì mọi khía cạnh đời sống luôn chỉ dạy cho chúng ta thấy Trí tuệ Bát nhã. Thế nhưng hiện tại chúng ta chưa chứng ngộ điều đó bằng thực hành thiền quán. Chúng ta cần hiểu cuộc sống thực sự là một bậc thầy và giáo pháp vĩ đại. Đây là nội dung chúng ta cần làm quen. Chúng ta thường bàn về tỉnh giác, chính niệm và những thứ liên quan đến chủ đề này song lại không thực sự biết giác tỉnh là gì, giác tỉnh bên ngoài hay bên trong thực tế là gì.

 

 

Một số người hỏi: “Tôi cần giác tỉnh về cái gì? Liệu chúng ta cần tỉnh giác về những suy nghĩ hay những thứ xuất hiện từ suy nghĩ đó?” Họ cho rằng việc duy trì tỉnh giác là phiền phức hoặc không có nhiều ý nghĩa. Ngay khi nghĩ rằng giác tỉnh không có ý nghĩa thì thiền quán cũng không còn ý nghĩa.

 

Theo một số khai thị thực hành thiền thì hành giả luôn cần duy trì sự tỉnh giác. Tôi nghĩ việc chúng ta có thể tỉnh giác về mọi việc, trong từng phút giây cuộc sống, tỉnh giác về các suy nghĩ, tác động và chuyển động của các suy nghĩ là điều rất có ích… Nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta cần đặc biệt tỉnh giác về việc những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Nói cách khác, tôi muốn các bạn thực sự tỉnh giác khi trải nghiệm những thời điểm quan trọng như buồn, vui, tuyệt vọng hoặc những xúc tình khác. Đó là những thời điểm quan trọng mà chúng ta cần tỉnh giác, và chúng ta sẽ có sự tỉnh giác nếu tiếp tục thực hành kỹ năng thiền.  

 

 

Việc này hơi giống với câu chuyện con gà hay quả trứng có trước. Để đạt được sự giác tỉnh thoát khỏi khổ đau vào những thời điểm quan trọng trong cuộc đời, chúng ta cần trưởng dưỡng kỹ năng tỉnh thức trong mọi hoạt động thường ngày. Nếu chúng ta mới thực hành nội dung này, việc áp dụng tỉnh giác vào thời điểm quan trọng sẽ dễ dàng hơn nhiều vì những thời điểm đó sinh động và rõ ràng, dễ nhận thấy hơn so với từng giây hay từng chuyển động trong suy nghĩ của chúng ta. Sở dĩ khó áp dụng vào các thời điểm thông thường vì những người mới tu tập còn chưa nhận ra được, thế nên cần tập trung vào những niềm vui hoặc nỗi buồn lớn. Chúng ta cần tỉnh giác về hai giai đoạn này hơn so với các trạng thái thông thường của tâm. Vì thế khó nói là trong hai thứ này, thứ nào xuất hiện trước, nhưng hiển nhiên là chúng đều rất cần thiết. Chúng ta rất cần tỉnh giác trong đời sống thường ngày.

 

Thực hành giác tỉnh với cuộc sống thường ngày

 

Theo kinh nghiệm của tôi, việc tỉnh giác về các biến động rõ nét nói trên trong cuộc sống là điều thú vị. Sự tỉnh giác như vậy thực sự giúp chúng ta chủ động tự tại trước những biến động dù lớn hay nhỏ trong cuộc đời. Ví dụ như khi có một biến động lớn, tâm trí chúng ta trở nên bấn loạn, xa rời với thực tại và không còn biết phải làm gì. Chúng ta bị biến động đó chi phối hoàn toàn và đổ vỡ về mặt cảm xúc. Chúng ta có thể ngăn ngừa việc đó nhờ trí tuệ giác tỉnh về tính không hay Trí tuệ Bát nhã.

 

 

Ví dụ như trong Kim cương thừa có pháp thực hành thiền được gọi là quán tưởng. Với sự trợ giúp của quán tưởng, chân ngôn, phóng quang đến một đối tượng khác, thực hiện các cúng dàng… trí tuệ tỉnh giác được rèn giũa sắc bén. Hiện giờ, trí tuệ tỉnh giác tâm linh của chúng ta còn rất kém, thế nên chúng ta cần rèn giũa trí tuệ đó. Tôi không biết những nội dung thực hành có tác dụng đối với các bạn đến mức nào vì điều đó phụ thuộc vào quá trình trưởng dưỡng của từng người - đối với một số người thì những nội dung thực hành đó có tác dụng, với những người khác thì lại không. Có thể điều này đến từ việc ban đầu họ chưa có hiểu biết về Trí tuệ Bát nhã. Thế nên dù họ có thực hành nội dung quán tưởng hay trì tụng chân ngôn nào đi nữa cũng chưa thực sự có tác dụng, mặc dù họ có thể đạt được thành tựu ở một mức độ nhất định.

 

 

Tôi đang muốn nhấn mạnh là hiểu biết về Trí tuệ Bát nhã cần được trưởng dưỡng từ khi phát nguyện Bồ đề tâm đến khi chứng đắc giác ngộ. Việc tỉnh giác về đời sống bản thân cùng với hiểu biết về Trí tuệ Bát nhã có vai trò rất quan trọng. Ví dụ như khi chúng ta nghĩ hoặc trải nghiệm những thay đổi trong đời sống, chẳng hạn như từ vui chuyển sang buồn, và ngược lại, cũng như nhiều hoàn cảnh biến động như phải rời xa gia đình hay bạn bè. Dù chúng ta thích hay không nhưng việc này vẫn liên tục diễn ra. Một ví dụ khác là những thay đổi trong không gian và thời gian: Mặt trời mọc vào buổi sáng và lặn vào chiều tối, hay bốn mùa liên tục nối tiếp nhau. Khi trải qua những thay đổi trong đời sống của bản thân hay thay đổi ở môi trường bên ngoài, chúng ta cần tự nhủ với bản thân: “Nhìn kìa! Đang có sự thay đổi”, vì vạn pháp là vô thường và là Trí tuệ Bát nhã; vạn pháp không có sự tồn tại mãi mãi. Vì vạn pháp là vô thường nên vạn pháp liên tục thay đổi, dù đó là những cảm xúc của bản thân chúng ta hay thời tiết, thời gian. Mọi thứ đều thay đổi. Chúng ta cần áp dụng hiểu biết đó nhưng không chỉ là lưu giữ trong đầu mà cần áp dụng vào những chuyển động vi tế của bản thân. Đó chính là chỗ chúng ta rất cần đến trí tuệ tỉnh giác.

 

Vạn pháp nêu biểu cho tính không

 

Mọi sắc tướng các bạn đang nhìn - các bức tranh thangka, bức tường trống, hay bất kỳ thứ gì khác - có ý nghĩa gì đối với các bạn? Đối với những người thông thường thì mọi thứ họ nhìn thấy đều không có ý nghĩa gì khác ngoài khái niệm chúng ta thường gán ghép cho chúng. Họ không thể hiểu sâu hơn về những thứ mà họ nhìn thấy. Cách nhìn này chính là vô minh. Vì không muốn mãi vô minh như thế nên khi nhìn mọi sự vật, hiện tượng, chúng ta cần tìm hiểu xem chúng nêu biểu cho điều gì. Vạn pháp nêu biểu tính không. Vạn pháp nêu biểu Trí tuệ Bát nhã. Đây là nội dung thực hành thiền căn bản. Chúng ta cần thực hành thong thả nhưng quán chiếu sâu xa về ý nghĩa này.

 

 

Thực hành quán chiếu vạn pháp là phương tiện thiện xảo vĩ đại để cắt đứt bản ngã. Tuy nhiên, điều này lại rất khó vì vạn pháp đều có vẻ sinh động như thể chúng tồn tại thực chắc trước mắt hay trong suy nghĩ của chúng ta. Việc coi vạn pháp là thực chắc có nguyên nhân từ sự vô minh chấp trước sâu dày. Vì vạn pháp bên ngoài có tác động mạnh mẽ đến việc thiền nên mọi người luôn cần phải nhắm mắt để vạn pháp bên ngoài không chi phối, và nhờ đó họ thấy tập trung thiền hơn. Ngay khi họ mở mắt thì không còn thiền được nữa, và khi nhắm mắt thì họ lại thiền được. Đó là lý do tại sao mọi người thích nhắm mắt khi thực hành thiền. Điều này không sai nhưng có thể là do tác động của vạn pháp bên ngoài.

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chúng ta trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Tích cực rèn luyện tâm trí để trở nên vững vàng, thấu đáo chính là cách thức hiệu quả để chúng ta đương đầu với thách thức do dịch bệnh mang lại và chuẩn bị cho một tương lai phát triển hơn. Một trong những điểm tựa tinh thần quan trọng giúp nhiều người khắp nơi trên thế giới chống chọi với Covid-19 chính là thực hành chánh niệm và hướng thân tâm về đời sống tỉnh thức. 

Cuốn sách "Đường về tỉnh thức"

Trong những năm gần đây, chánh niệm được biết đến nhiều hơn như một phương pháp giúp ích cho đời sống tinh thần của con người giữa xã hội hiện đại nhiều áp lực và căng thẳng. Sự phổ biến của các bài giảng, bài viết, các cuốn sách, khóa học về chánh niệm cho thấy sự quan tâm ngày càng gia tăng của nhiều người về cách rèn luyện tâm trí để có được đời sống tinh thần lành mạnh và sự kết nối sâu sắc với bản thân và thế giới xung quanh. Hiểu đúng về chánh niệm chính là bước đầu tiên trên hành trình sống tỉnh thức, từ đó tác động tích cực đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống con người.  

Vậy chánh niệm thực chất là gì? Trong cuốn sách "Đường về tỉnh thức" của tiến sỹ Tamara Russell -  một nhà khoa học thần kinh đang sinh sống và làm việc tại Anh, tác giả đã đưa ra cách giải thích và tiếp cận tương đối chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu dựa trên những nghiên cứu, tổng hợp và kinh nghiệm nhiều năm của bà về chánh niệm. Theo đó, chánh niệm là khả năng nhận biết và chú tâm hoàn toàn vào khoảnh khắc hiện tại, cùng với đó là thái độ không phê phán cũng như không phán xét. Khi thực hành chánh niệm, chúng ta có thể nhận thức sâu sắc những gì mình đang làm, đang tiếp nhận, nhìn nhận mọi việc như-nó-đang-là mà không phản ứng một cách vội vàng. 

Nếu như thời đại công nghệ tiện ích cùng áp lực từ công việc và xã hội khiến thời gian chúng ta dành cho sự chiêm nghiệm ngày càng ít đi, thì rèn luyện chánh niệm giúp chúng ta sống chậm lại và tỉnh thức. Hành trình tỉnh thức thường đi cùng với những trái ngọt xứng đáng: con người trở nên điềm tĩnh, kiên nhẫn, dễ cảm thông hơn với bản thân và thế giới, đồng thời cũng trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và trưởng thành hơn khi đối mặt với những trở ngại và biến cố.

Một trong những lợi ích vô cùng tích cực mà chánh niệm và sống tỉnh thức đem lại chính là việc giúp cho con người có được một nền tảng nhận thức vững chắc và thông suốt để vượt qua trở ngại, dù đó là trở ngại của cá nhân hay là những khó khăn của toàn nhân loại như dịch bệnh Covid-19. Cuộc sống vốn đầy ắp các sự kiện không lường trước được, trong đó những việc không như mong muốn của chúng ta, từ những sự cố nho nhỏ như cuộc hẹn bị hủy cho đến những nỗi thất vọng lớn hơn như công việc trục trặc, các mối quan hệ đổ vỡ, bệnh tật. 

Dịch bệnh toàn cầu Covid-19 kéo dài dai dẳng suốt thời gian qua cũng là một sự cố không mong muốn với loài người. Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều sinh mạng đã mất đi, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, ngành nghề và người dân gặp không ít khó khăn về kinh tế, những đối tượng yếu thế lại càng dễ bị tổn thương hơn; sự lây lan chóng mặt của virus cùng những đợt giãn cách xã hội kéo dài khiến cho nhiều người mỗi ngày đều rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng khi nghĩ đến ngày mai và tương lai phía trước. Nghịch cảnh dễ khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí đau đớn và rơi vào khủng hoảng.

Tuy vậy, cũng chính trong những tình huống không mấy dễ chịu như dịch bệnh Covid-19, việc sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm có thể phát huy sức mạnh không nhỏ đối với đời sống tinh thần con người. Khi thực sự tập trung vào hiện tại, chúng ta sẽ bớt thời gian để phản ứng một cách bản năng, vội vàng và dành nhiều thời gian hơn để hòa vào những gì đang thật sự diễn ra. Bằng cách rèn luyện tâm trí này, chúng ta có thể điềm tĩnh đón nhận những gì xảy đến, ngay cả khi đó là tình huống không mong muốn. 

Chúng ta hiểu được rằng, những khó khăn như dịch bệnh này là một phần của số phận loài người, và khi thấu suốt hiện tại chúng ta có thể đưa ra các lựa chọn và hành động phù hợp tiếp theo, dần dần đi qua khủng hoảng. Từ thực hành chánh niệm, con người có thể hướng tâm trí đi về phía cân bằng và bình tĩnh hơn, không khắc nghiệt hay đổ lỗi, phán xét với bản thân mình và người khác, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả tình huống khó khăn như dịch bệnh hiện nay.

Thật ra mỗi người chúng ta đều đã có sẵn chánh niệm để sống tỉnh thức. Mỗi khi chúng ta kết nối trọn vẹn với hiện tại, cảm nhận sâu sắc cơ thể và tâm trí mình mà không bận tâm đến quá khứ hay tương lai, dù đó là khi đang đi bộ, nghe nhạc hay chơi thể thao, thì đó chính là khoảnh khắc ta sống tỉnh thức. Khi có ý thức rèn luyện tâm trí, thực hành chánh niệm liên tục, chúng ta sẽ càng trân trọng và biết ơn từng khoảnh khắc mình đang sống và trở nên mạnh mẽ hơn khi đương đầu với chướng ngại vật.  

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc sống tỉnh thức cũng giúp chúng ta trở nên bao dung hơn và giảm đi những nỗi lo âu không cần thiết. Bằng việc tập trung vào hiện tại, chúng ta có thể buông bỏ lo lắng về quá khứ và tương lai, từ đó hiểu bản thân hơn và giữ cho tinh thần ổn định cho đến khi dịch bệnh kết thúc. Những mối quan hệ cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi chúng ta mở lòng và bao dung hơn.

Trong "Đường về tỉnh thức", tiến sỹ Tamara Russell đã viết: “Thường chúng ta sẽ thấy những lợi ích của đời sống tỉnh thức vào những thời khắc nghịch cảnh mà ta không thể tránh được. Cách chúng ta xử lý những biến cố này chính là thước đo thật sự về thời gian sống của chúng ta. Tất cả chúng ta đều “rút những lá bài” khác khau trong cuộc đời khi đối mặt với những cấp độ vui sướng và khổ đau khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có quyền chọn lựa cách mình phản ứng hoặc ứng phó với những gì xảy ra.”

Những khó khăn như dịch bệnh Covid-19 là thách thức lớn cho con người. Sự bền bỉ và sức mạnh tinh thần của mỗi người cũng được thử thách từ trong nghịch cảnh và khủng hoảng. Chánh niệm và hành trình sống tỉnh thức là phương tiện giúp con người phát triển nhận thức, hoàn thiện bản thân và trưởng thành theo hướng cởi mở, sáng tạo, mạnh mẽ và giàu cảm thông./.

Video liên quan

Chủ Đề