Giáo dục Việt Nam trải qua ba lần cải cách giáo dục diễn ra tháng Nam nào

Bất biến trong vạn biến

Trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, ở Việt Nam  người dân chứng kiến liên tục các động thái cải cách giáo dục. Đây cũng là chủ đề nóng trên các trang báo và mạng xã hội. Chính trong khoảng thời gian đó, giáo dục Việt Nam cũng đối mặt với hàng loạt các vấn đề và có những vấn đề ngày càng trầm trọng. Tại sao càng cải cách, càng có cảm giác giáo dục Việt Nam trở nên rối rắm và các biện pháp thực thi dần đi vào ngõ cụt?

Sẽ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy vào cách nhìn và tiêu điểm. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ quản trị sẽ thấy có một nguyên nhân nằm ở chỗ hành chính giáo dục đã không được cải cách cho dù đã diễn ra nhiều lần cải cách giáo dục.

Xu hướng quốc tế hóa tại các đại học Việt Nam
Tính cho đến nay, giáo dục Việt Nam [không kể giáo dục dưới chế độ VNCH] đã trải qua 4 lần cải cách lớn vào các năm 1950, 1956, 1979, 2013 [cuộc cải cách toàn diện triệt để đánh dấu bằng Nghị quyết 29]. Tuy nhiên, nhìn vào các cuộc cải cách giáo dục này, chúng ta thấy hành chính giáo dục chưa bao giờ là nội dung trọng tâm hay nội dung lớn. Các nội dung được quan tâm đến trong các cuộc cải cách giáo dục đó thường sẽ vẫn là tái cơ cấu hệ thống trường học, mở rộng mô hình trường, thay đổi chương trình - sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học.

Trong cuộc cải cách giáo dục được gọi là “toàn diện, triệt để” lần này, nếu quan sát kỹ, ta cũng sẽ thấy trọng tâm cải cách chủ yếu nằm ở việc nhấn mạnh “dạy học theo năng lực”, “dạy học tích hợp”. Hệ thống trường học không có sự thay đổi lớn. Ý đồ ban đầu của các nhà làm chính sách là muốn tái cơ cấu các môn học với hàng loạt môn học mới ra đời như “Công dân với tổ quốc”, “Khoa học xã hội”, “Cuộc sống quanh ta”... nhưng rồi trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, giáo viên, giới sử học - giáo dục lịch sử, cuối cùng những người có trách nhiệm đã quay trở lại phương án “rượu mới bình cũ” với các môn học có tên gọi không khác các môn học cũ là mấy.

Tuy nhiên, ngay cả trong một cuộc cải cách “toàn diện, triệt để”, người dân cũng chưa thấy các động thái cải cách thực sự ở phương diện hành chính giáo dục như về cơ chế vận hành hệ thống giáo dục, cơ chế tổ chức và chế tài hạn chế quyền lực của các cơ quan hành chính giáo dục đứng đầu là bộ phụ trách về giáo dục. Người dân cũng không thấy ở đó những động thái, công việc cơ bản nhất cần thiết phải tiến hành để tạo ra một nền hành chính giáo dục hiện đại như: dân chủ hóa bộ máy hành chính giáo dục và thực hiện nguyên tắc phân quyền cho các địa phương, tôn trọng tính tự chủ, tự trị của các địa phương, các trường học và quyền chủ động nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên.

Đây là những động thái rất cơ bản để xây dựng hành chính giáo dục hiện đại và hiệu quả. Một nền giáo dục hiện đại không thể nào không dựa trên các nguyên lý này.

Hệ lụy: bạo lực học đường và dạy học thiếu thực tiễn

\n

“Điểm nghẽn” của cải cách giáo dục

Ở VN hiện tại, hành chính giáo dục đang trở thành “điểm nghẽn” của cải cách giáo dục. Rất nhiều ý tưởng, nội dung cải cách giáo dục học hỏi từ thế giới đã không thể thực hiện được hoặc khi thực hiện đã không thể có kết quả như mong đợi, thậm chí gây ra thêm rối loạn là vì chúng đã không có môi trường thuận lợi để tồn tại và phát triển. Hành chính giáo dục cần phải được cải cách mạnh hơn để tạo ra môi trường thuận lợi cho cải cách giáo dục. Đấy là hướng đi không thể né tránh để tiến tới xây dựng nền giáo dục dân chủ, hiện đại, nhân văn trong thời đại toàn cầu hóa.

Nhìn ở góc độ so sánh với hành chính giáo dục hiện đại trên thế giới, không khó để nhận ra hệ thống hành chính giáo dục mang nặng tính quan liêu và tập trung quyền lực cao độ vào Bộ GD-ĐT ở Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với những vấn đề của hiện trường giáo dục. Có 2 ví dụ về mối liên hệ này.

Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam  đã không được giải quyết cơ bản, có nguy cơ leo thang và đây cũng có thể xem như là hệ lụy của cơ chế hành chính giáo dục tập trung quan liêu, tập trung quyền lực.

Trong hệ thống hành chính giáo dục tập trung quan liêu, cấp trên sẽ ra các chỉ thị và đề ra, thực thi chính sách chủ yếu dựa trên các báo cáo và con số. “Chất lượng giáo dục” của trường học vì vậy phải được biểu đạt hóa bằng con số cụ thể như tỷ lệ học sinh khá giỏi, giáo viên giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp, các cuộc “thi đua” và “phong trào”... Kết quả là trường học - nơi vốn có sứ mệnh khai mở và phát triển tối đa các cá nhân học sinh có nhân cách riêng biệt, phong phú - bị biến thành cơ quan hành chính và thụ động. Sinh hoạt trường học trở nên đơn điệu và thiếu dân chủ, đầy căng thẳng. Như một quy luật tâm lý, giáo viên chuyển hóa áp lực, sự căng thẳng đó vào học sinh.

Hệ quả tất yếu là nảy sinh bạo lực học đường và hàng trăm dạng bạo hành tinh thần khác khiến cho trường học không còn trở thành nơi an toàn, thú vị nữa. Hành chính giáo dục, thay vì tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa trong việc tạo ra môi trường giáo dục lý tưởng, đã trở thành hòn đá đè nặng lên trường học.

Ở nước ngoài, các thực tiễn giáo dục có thể tồn tại, phát triển phong phú, mạnh mẽ vì cơ chế hành chính giáo dục dân chủ, phân quyền đã tôn trọng và đảm bảo cho các thực tiễn này phát triển. Các trường học, địa phương, giáo viên đã trở thành chủ thể năng động được tự chủ nội dung và phương pháp giáo dục của mình.

Ở Việt Nam  trong suốt một thời gian dài, hành chính giáo dục quan liêu tập trung - mà biểu hiện cụ thể rõ nhất là cơ chế “Một chương trình - một sách giáo khoa” đã đè nặng lên trường học, dẫn dắt tư duy và các hoạt động giáo dục của giáo viên, học sinh. Hệ quả là giáo viên đã biến mình thành “thợ dạy” thuần túy. Dấu ấn và sự sáng tạo cá nhân thông qua thực tiễn giáo dục hầu như không tồn tại.

Một nghìn giáo viên [dạy cùng một môn] dạy cùng một nội dung phân thành tiết học, áp dụng một số phương pháp được chỉ dẫn như nhau cho hàng nghìn học sinh trên các địa phương khác nhau trong cùng một ngày, thậm chí cùng một thời điểm là hiện tượng khiến cho các nhà giáo dục nước ngoài khi đến VN khảo sát, nghiên cứu sợ hãi. Nhưng đấy cũng chính là một tiêu chí mà các nhà quản lý giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương mong muốn. Sổ đầu bài, sổ báo giảng là những công cụ được sinh ra và sử dụng chỉ để cơ quan quản lý nắm được giáo viên có theo đúng phân phối chương trình hay không.

Tin liên quan

Bà con nông dân học chữ bằng cách viết lên đất, sau Cách mạng tháng Tám. [Ảnh tư liệu]

[Stxdd.thanhuytphcm.vn] - Từ một quốc gia có 95% dân số mù chữ, trải qua 76 năm với nhiều nỗ lực, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, trong đó có vấn đề về giáo dục. Người nêu: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. […] Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”.

“Ngu dân” là chính sách thâm độc được thực dân Pháp thực hiện trong suốt thời gian chúng xâm lược và đô hộ nước ta. Chúng đầu độc dân ta bằng rượu và thuốc phiện, đồng thời hạn chế các hoạt động giáo dục. Âm mưu đồng hóa dân ta, thực dân Pháp tìm cách phủ nhận văn hóa truyền thống; về mặt giáo dục, chúng bỏ chữ Hán và chữ Nôm ra khỏi chương trình dạy học và thay thế bằng chữ Pháp, còn chữ viết thì dùng chữ quốc ngữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi xây dựng nền giáo dục ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, người Pháp có ba mục đích.Thứ nhất và quan trọng nhất là nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị, khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương. Thứ hai là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp.Thứ ba là để mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ. Với hai mục đích đầu là căn bản, mục đích thứ ba để đối phó nên hệ thống giáo dục phổ thông Pháp - Việt do Pháp thiết lập rất nhỏ, vì chỉ nhằm đào tạo một số người đáp ứng mục tiêu cai trị của người Pháp.

Kỳ thi thanh toán nạn mù chữ ở xã Đồng Liên, tỉnh Thái Nguyên, sau năm 1954. [Ảnh tư liệu]

Sau Cách mạng tháng Tám, xác định “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp tiêu diệt giặc dốt là nhiệm vụ thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Ngày 8/9/1945, Người ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ. Trong bài Chống nạn thất học đăng trên Báo Cứu quốc ngày 4/10/1945, Người nhấn mạnh: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Người kêu gọi: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết”. Chỉ trong một năm [từ tháng 9/1945 đến 8/1946], phong trào bình dân học vụ đã giúp cho hơn 2,5 triệu người biết chữ.

Trong thời gian diễn ra kháng chiến, công tác giáo dục tiếp tục duy trì với việc mở lại trường cũ, xây mới trường học các cấp, chú trọng đào tạo giáo viên… Trong kháng chiến chống Pháp [1945 - 1954], số trường học, học sinh, giáo viên đều tăng nhanh. Năm học 1945 - 1946, cả nước chỉ có 3.500 giáo viên tiểu học, 95 giáo viên trung học, đến năm 1950 đã có 10.500 giáo viên tiểu học, 584 giáo viên cấp II và 31 giáo viên cấp III[1]. Giữa năm 1950, cả nước có gần 12,2 triệu người biết chữ; 10 tỉnh với 80 huyện, hơn 1.400 xã và 7.200 thôn được công nhận thanh toán nạn mù chữ. Đến năm học 1975 – 1976, năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước, số trường đại học tăng 19,5 lần, trường trung cấp chuyên nghiệp tăng 29,1 lần, số sinh viên tăng 50,9 lần so với năm học 1955 – 1956…

Tranh Đông Hồ cổ động cho phong trào Bình dân học vụ

Trong 3/4 thế kỷ qua, nền giáo dục nước ta đã thực hiện nhiều cuộc cải cách. Cải cách giáo dục đầu tiên vào năm 1950, chuyển cấp “trung học chuyên khoa” học 3 năm chuyên ban thành “phổ thông cấp III” không chuyên ban. Cải cách thứ hai vào năm 1956 sáp nhập hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm và 12 năm đang tồn tại song song ở miền Bắc thành hệ thống giáo dục mới 10 năm. Đến đầu năm 1979, thống nhất hệ thống phổ thông 12 năm ở miền Nam và hệ thống 10 năm ở miền Bắc bằng một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm mới. Cải cách gần đây nhất vào năm 2013, được đánh giá có tính toàn diện, triệt để bằng Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, trên tinh thần “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Hiện giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó, sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi [2010 - 2020], số trường mầm non tăng hơn 2.600 trường. Mỗi xã phường đều có ít nhất 1 trường mầm non công lập. Số trẻ đến trường tăng hơn 1,5 triệu em so với năm học 2010 - 2011. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 99,9%. Về cấp tiểu học, 63/63 tỉnh thành đều đạt chất lượng phổ cập mức độ 2, trong đó 4 địa phương đạt mức độ 3. Cả 63/63 tỉnh thành đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS cấp độ 1, một số địa phương đạt mức độ 2 và 3[2].

Năm học 2020 - 2021, cả nước có hơn 5 triệu trẻ mầm non, hơn 8,8 triệu học sinh tiểu học, hơn 5,9 triệu học sinh THCS, hơn 2,7 triệu học sinh THPT; tổng số phòng học là 593.808 phòng [tăng 3.504 phòng so với năm học trước], trong đó phòng học kiên cố chiếm 70,5%. Riêng bậc THPT, cả nước có có 2.543 trường [tăng 144 trường], 59.686 lớp; trong số này có 45,33% số trường đạt chuẩn quốc gia và 40,22% số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; có 135.875 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,78% [tăng 2,8% so với năm học trước].

Học sinh tiểu học học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19. [Ảnh: thanhnien.vn]

Chất lượng giáo dục còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới. Hay trong các Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa tuổi 15 [PISA], học sinh nước ta đều đạt kết quả ấn tượng, vượt qua mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD]. Các đội tuyển Olympic quốc tế đều đạt thứ hạng cao. Chẳng hạn năm 2019, với 15 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 7 huy chương đồng, Đoàn Học sinh Việt Nam nằm ở tốp đầu tại kỳ thi Olympic Toán học và khoa học quốc tế; với thành tích này, Việt Nam tiến 13 bậc so với kỳ thi lần thứ 59 năm 2018.

Ở bậc đại học, tính đến cuối năm 2020, 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế [HCERES, AUN-QA]. 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, hai đại học của Việt Nam, là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM, lọt vào danh sách 1.000 trường hàng đầu thế giới của Tổ chức Quacquarelli Symonds [Anh]. Mặt khác, tự chủ đại học đã tạo nên đột phá khi nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới. Việt Nam cũng đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín. Cả nước hiện có 172 trường đại học công lập, 65 trường ngoài công lập, với gần 1,7 triệu sinh viên.

Thành tựu về giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc chất lượng nguồn nhân lực. Như năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở 40% thì đến năm 2020 đã tăng lên 64%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 14,6% lên 24,5%. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục ngày 31/10/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: “Chúng ta đã vượt lên khó khăn, vượt lên chính mình và ngành giáo dục đào tạo đã có tiến bộ toàn diện, nhiều mặt, rõ ràng và vững chắc”.

Các năm 2020 và 2021 đánh dấu bước chuyển đổi linh hoạt của hệ thống giáo dục Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh. Với chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, các cấp bậc học [trừ mầm non] đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến qua internet và truyền hình, đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai trên quy mô cả nước. Báo cáo PISA của OECD công bố ngày 29/9/2020, đánh giá: “Việc học trực tuyến để phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác”. Đây là nhận định xác đáng khi Việt Nam có gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, cao hơn mức trung bình 67,15% của các nước OECD, xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong 76 năm qua, Đại hội XIII của Đảng đã định hướng phát triển giáo dục Việt Nam cho thời kỳ tới, trong đó có một số điểm nổi bật như: thay vì chỉ nhấn mạnh vào “phát triển nhanh giáo dục và đào tạo” như trước đây, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đề cập trực tiếp việc “phát triển nguồn nhân lực,giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Phương hướng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được xác định theo hướng mới: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. Không chỉ vậy, giáo dục Việt Nam còn hướng đến sự phát triển đột phá và nâng cao chất: “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới”…

Nguyễn Trần

--------

[1] Trần Hồng Quân, “50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo [1945 - 1995]”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr.310.

[2] Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo được quy định tại Điều 16 Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề