Cách dùng từ xin lỗi trong tiếng anh năm 2024

Bài viết sau cung cấp các cách nói xin lỗi bằng tiếng Anh hằng ngày. Bên cạnh cách đơn giản nhất là “Sorry”, người học giao tiếp tiếng Anh cần biết thêm một số cách diễn đạt khác để có thể giao tiếp tự nhiên và linh hoạt hơn, đồng thời thể hiện sự chân thành hơn trong lời xin lỗi.

Key takeaways

  1. Xin lỗi là câu nói xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp. Đối với người học tiếng Anh, việc nắm được các cách diễn đạt lời xin lỗi khác nhau vô cùng quan trọng để khiến cho lời nói không cứng nhắc.
  2. Bài viết cung cấp các cách mẫu câu xin lỗi bằng tiếng Anh dựa theo mức độ nghiêm trọng của lỗi người nói mắc phải và mục đích của lời xin lỗi.
    • Các cách xin lỗi khi mắc lỗi nhỏ.
    • Các cách xin lỗi khi muốn gây sự chú ý.
    • Các cách xin lỗi khi mắc lỗi nghiêm trọng hơn hoặc trong các tình huống trang trọng.
    • Các cách xin lỗi khi nghe tin buồn của người khác.
    • Một số cách nói nhấn mạnh hơn để thể hiện sự chân thành.

Xin lỗi khi mắc lỗi nhỏ

  • (I’m) sorry: tôi xin lỗi.
    • Đây là cách được sử dụng nhiều và thông dụng nhất. Chính vì được sử dụng quá nhiều nên cách này phù hợp hơn với các lỗi nhỏ. Khi mắc lỗi nghiêm trọng hơn, cách này không thể hiện được sự chân thành, hối lỗi của người nói.
    • Để thể hiện sự nghiêm túc và ăn năn, người nói có thể nhấn mạnh hơn bằng cách thêm một số trạng từ như: I’m so/really/terribly/ awfully sorry (FOR N/V-ing)
    • Ví dụ: I’m terribly sorry for talking too loudly in the meeting. (Tôi thực sự xin lỗi vì đã nói quá to trong cuộc họp.)

Cách dùng từ xin lỗi trong tiếng anh năm 2024

  • My apologies: lỗi của tôi
    • *Apology (danh từ): lời xin lỗi
  • It’s my fault: đó là lỗi của tôi
    • *fault (danh từ) = mistake: sai lầm, điều gì đó đáng trách
  • My bad!
    • Câu này thường được sử dụng trong các tình huống không trang trọng (less formal), khi người nói mắc lỗi nhỏ và không thực sự cần thiết phải xin lỗi.
    • Ví dụ: - Why didn’t you come to the restaurant with us last night? - Oops! My bad! I forgot it. (Dịch: Tại sao bạn không đến nhà hàng với chúng tôi tối qua? - Ối! Lỗi của tôi! Tôi quên mất.)
  • It was wrong on my part: tôi đã mắc sai lầm
    • Ví dụ: I had a cold last week and I forgot to finish my homework. It was wrong on my part. It won’t happen again.

      (Dịch: Em bị cảm vào tuần trước và quên hoàn thành bài tập về nhà của mình. Em đã sai. Em sẽ không tái phạm nữa ạ.)

      Xem thêm: Chào buổi sáng tiếng Anh | Các mẫu câu người bản xứ hay sử dụng

Khi muốn gây sự chú ý

  • Excuse me!: xin lỗi tôi có thể …
    • Cụm từ này thường được dùng khi muốn gây sự chú ý của ai đó một cách lịch sự
    • Ví dụ: Excuse me! Is anyone sitting here? (Xin lỗi cho tôi hỏi! Có ai đang ngồi đây không?)
  • Pardon me!: xin lỗi cho phép tôi …
    • Cụm từ này sử dụng tương tự như Excuse me, ngoài ra còn được dùng khi người nói muốn xen vào cuộc trò chuyện của người khác một cách lịch sự
    • Ví dụ: Pardon me! What did you just say? (Thứ lỗi cho tôi! Bạn vừa nói gì vậy?)

Xin lỗi khi mắc lỗi nghiêm trọng hơn hoặc trong các tình huống trang trọng

Trong môi trường công sở hoặc khi giao tiếp với người hơn tuổi, bề trên, người nói cần chú ý sử dụng các cách diễn đạt trang trọng và lịch sự hơn.

  • I owe you an apology: tôi nợ bạn một lời xin lỗi
    • Ví dụ: I was wrong when making fun of you in front of other people. I owe you an apology. (Tôi đã sai khi giễu cợt bạn trước mặt người khác. Tôi nợ bạn một lời xin lỗi.)
  • I sincerely apologize: Tôi thành thật xin lỗi
    • Ví dụ: I sincerely apologize for my rude behavior at your wedding. (Tôi thành thật xin lỗi vì hành vi thô lỗ của tôi trong đám cưới của bạn.)
  • I’d like to say sorry: Tôi muốn nói lời xin lỗi
    • Ví dụ: I’d like to say sorry for telling lies to you. (Tôi muốn nói lời xin lỗi vì đã nói dối bạn.)
  • Please accept my apologies/ I hope I can be forgiven: Hãy chấp nhận lời xin lỗi của tôi / Tôi hy vọng tôi có thể được tha thứ
    • Ví dụ: It was my mistake to accuse you. Please accept my apologies. (Đó là sai lầm của tôi khi buộc tội bạn. Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi của tôi.)

Cách dùng từ xin lỗi trong tiếng anh năm 2024

  • I take full responsibility for …: Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về …
    • Ví dụ: I take full responsibility for the failure of my team. (Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về thất bại của đội mình.)
  • It was careless of me: tôi bất cẩn quá.
    • Ví dụ: It was careless of me to let the door open when going out. (Tôi thật quá bất cẩn để cửa mở khi đi ra ngoài.)
      Xem thêm: Cách nói lời từ chối bằng tiếng Anh lịch sự.

Xin lỗi khi nghe tin buồn của người khác

Khi người khác có chuyện không vui, người nói có thể sử dụng các từ ngữ và cách diễn đạt mang nghĩa ‘tôi rất tiếc’ để chia buồn với người nghe.

  • I’m so/really/terribly sorry to hear that … hoặc I’m so/really/terribly sorry for …
    • Ví dụ: I’m so sorry for your loss. (Tôi rất tiếc cho sự mất mát của bạn.)
  • I regret to inform/tell you that …
    • Câu này rất phổ biến trong môi trường công việc và dùng để thông báo tin buồn tới người nghe.
    • Ví dụ: I regret to inform you that you were not selected for the job. (Tôi rất tiếc phải thông báo với bạn rằng bạn đã không được nhận vào làm.)

Một số cách nhấn mạnh hơn để thể hiện sự chân thành

  • I didn’t mean to + V: Tôi không cố ý …
    • Ví dụ: I didn’t mean to disappoint you, but I cannot help this time. (Tôi không cố ý làm bạn thất vọng, nhưng tôi không thể giúp gì lần này.)
  • I shouldn’t have + Viii: đáng lẽ tôi không nên …
    • Ví dụ: I’m really sorry. I shouldn’t have cheated on you. (Tôi thực sự xin lỗi. Tôi không nên lừa dối bạn.)
  • It won’t happen again: Nó sẽ không xảy ra nữa.
    • Ví dụ: It was my fault to leave your belongings unattended. I promise it won’t happen again. (Đó là lỗi của tôi khi để đồ đạc của bạn không có người trông coi. Tôi hứa điều đó sẽ không để điều đó xảy ra lần nữa.)
      Xem thêm: Cách viết email bằng tiếng Anh đơn giản ứng dụng cho mọi tình huống.

Tổng kết

Bài viết đã liệt kê các cách xin lỗi bằng tiếng Anh khác nhau khi người nói mắc lỗi, chia buồn với người khác hoặc khi muốn gây sự chú ý của người nghe. Để thể hiện sự chân thành, người nói nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi nói những câu trên, ví dụ như nhìn thẳng vào người nghe và để tay lên ngực khi nói.


Tham khảo thêm tại ZIM, giúp học viên luyện tập phản xạ giao tiếp tự nhiên ứng dụng trong các tình huống học tập và công việc.