Cách ghi quê quán trong CCCD

Gần đây, nhiều độc giả gửi câu hỏi về cho LuatVietnam, thắc mắc việc cơ quan Công an yêu cầu phải ghi quê quán đủ 03 cấp khi làm Căn cước công dân [CCCD] gắn chip.

Câu hỏi: Chào luật sư. Từ thời ông nội em bắt đầu di cư từ Nam Định vào Đắk Lắk để sinh sống. Từ đó tới nay, em chưa từng về quê lần nào nên cũng không rõ gốc gác. Trên các giấy tờ từ ông nội em, cha em và em đều chỉ ghi nguyên quán Nam Định. Tuy nhiên, gần đây khi đi làm Căn cước công dân gắn chip, Công an yêu cầu em phải ghi rõ quê quán cấp xã, huyện, tỉnh thì mới cho làm. Ông nội đã mất, em cũng không biết quê em ở huyện nào Nam Định, trường hợp này em phải làm gì?

Chào bạn!  Về câu hỏi của bạn, LuatVietnam xin giải đáp tới bạn như sau:

Hiện nay, khi làm Căn cước công dân gắn chip, bạn phải điền Tờ khai yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip - mẫu CC01, được quy định tại Thông tư 41/2019/TT-BCA.

Mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân [kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến].

Xem thêm: Mẫu Tờ khai Căn cước công dân - CC01

Thông tư 41 hướng dẫn khai mục Quê quán trong tờ khai này như sau: ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ đó không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác của bạn không ghi đủ 03 cấp quê quán thì bạn chỉ cần ghi theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu dù các giấy tờ này chỉ có 01 cấp. Cụ thể, quê quán: Nam Định.

Cơ quan Công an vẫn phải giải quyết làm Căn cước công dân cho bạn trong trường hợp này.


Có bắt buộc ghi 3 cấp quê quán khi làm CCCD gắn chip? [Ảnh minh họa]

Nếu cán bộ Công an vẫn trả lời bạn là không thể làm được thì bạn có thể khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Cụ thể, theo Điều 7 Luật Khiếu nại 2011:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Như vậy, đầu tiên, bạn nên khiếu nại đến chính cán bộ làm Căn cước công dân cho bạn, cung cấp cho họ căn cứ pháp lý về việc có thể quê quán không bắt buộc ghi 03 cấp. Nếu họ vẫn kiên quyết không giải quyết thì mới cần khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Các trường hợp không đổi CMND sang CCCD gắn chip bị phạt

Hiện nay người ta vẫn nghe nhiều về “nguyên quán” và “quê quán”. Hai nội dung này đều là những thông tin hộ tịch của cá nhân, ghi nhận nguồn gốc của một cá nhân [nơi sinh, dòng họ], tuy nhiên, nguyên quán và quê quán có thực sự giống nhau, có là một hay không thì chưa có quy định nào khẳng định chắc chắn. Vì lẽ đó, dẫn đến việc, nhiều người hiểu lầm và gặp khó khăn trong việc kê khai thông tin trên các loại giấy tờ.

1. Quê quán là gì?

Cũng giống như “nguyên quán”, khái niệm “quê quán” mặc dù được đề cập đến nhiều trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu… nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Đồng thời, hiện nay, để đảm bảo tính thống nhất trong các loại giấy tờ thì hiện nay, trong các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh,… đều không dùng từ “nguyên quán” nữa, mà thống nhất dùng khái niệm “quê quán”.

Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm trong Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ về Văn hóa Việt Nam [Bộ giáo dục và đào tạo] xuất bản năm 1999 có thể hiểu, khái niệm “quê quán” là quê hương, nơi sinh trưởng của người này, nơi có anh em họ hàng gia đình của người này sinh sống lâu đời. Mà thực tiễn cho thấy, quê quán của một người thường được hiểu là quê hương, nơi mà cha của người đó sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm mang tính chất tham khảo.

Mặc dù chưa có cách định nghĩa cụ thể về khái niệm “quê quán”, cũng chưa có nội dung nào quy định “nguyên quán” và “quê quán” khác nhau như thế nào, nhưng hiện nay, tất cả mọi loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của một cá nhân, dù là sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Sổ bảo hiểm xã hội…. đều phải thống nhất với nội dung trên Giấy khai sinh của người đó, bao gồm cả thông tin về quê quán/nguyên quán.

2. Cách xác định quê quán, nguyên quán của một cá nhân:

Hiện nay, mặc dù “nguyên quán” là khái niệm được sử dụng nhiều, và được ghi thành mục riêng trong các loại giấy tờ như Sổ hộ khẩu [đối với các sổ cấp trước ngày Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực], Chứng minh nhân dân cũ [cấp trước ngày Nghị định 170/2007/NĐ-CP ban hành], Giấy khai sinh cũ…, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm “nguyên quán”, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau cũng như việc sử dụng khác nhau với khái niệm này.

Về vấn đề này, nếu căn cứ theo từ điển tiếng Việt online và Bách khoa toàn thư mở [Wikipedia online], Đại từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ về Văn hóa Việt Nam [Bộ giáo dục và đào tạo] xuất bản năm 1999, có thể hiểu, nguyên quán được hiểu là khái niệm dùng để chỉ quê gốc, nơi người này có nguồn gốc xuất xứ.nơi ông bà – tổ tiên của người này sống từ đời này theo đời khác. Mà thực tiễn cho thấy, khi kê khai về nguyên quán của một người, thì nguyên quán này thường được xác định theo nơi sinh ra của cha người đó, không phụ thuộc vào việc người cha này có cư trú, sinh sống, sinh trưởng ở đó hay không.

3. Cách ghi quê quán trong Giấy khai sinh:

3.1. Trường hợp khai sinh thông thường:

Bởi lẽ, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi họ được đăng ký khai sinh, trong đó thể hiện những thông tin cơ bản về cá nhân gồm họ, tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, số định danh cá nhân, thông tin của cha/mẹ người được đăng ký khai sinh… [theo khoản 6 Điều 4, Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP].

Do vậy, khi một trong những loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của một người mà thể hiện không đúng, thể hiện khác so với Giấy khai sinh của người đó thì đều cần phải làm thủ tục điều chỉnh, để thống nhất với Giấy khai sinh. Do vậy, thông tin về mục “quê quán” trong các loại giấy tờ sẽ được xác định theo Giấy khai sinh.

Về cách ghi “quê quán” trong Giấy khai sinh, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014, điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:

Quê quán của một người khi được đăng ký khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của người cha hoặc người mẹ đẻ của họ theo nội dung thỏa thuận của cha, mẹ của người này; hoặc được xác định theo thông lệ, tập quán của địa phương được ghi trong nội dung tờ khai đăng ký khai sinh khi đi đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Có thể thay đổi nguyên quán trong giấy khai sinh hay không?

Do vậy, khi đi đăng ký khai sinh, thì việc ghi mục quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ do người đi làm thủ tục tự kê khai trong tờ khai đăng ký khai sinh dựa trên nội dung thông tin về quê quán của người cha, người mẹ và sự thỏa thuận của họ hoặc theo tập quán của từng địa phương.

Đối với một số trường hợp đặc biệt như đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, hoặc chưa xác định được cha, mẹ thì việc xác định quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như sau:

3.2. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi:

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định [như lập biên bản sự việc – niêm yết công khai thông tin về việc trẻ bị bỏ rơi] mà vẫn không thể xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ thì trường hợp này,căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh được xác định là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và mục quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ – tức nơi phát hiện ra trẻ.

Do vậy, trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh – nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.

3.3. Trường hợp trẻ em không xác định được cha mẹ:

Đối với trường hợp trẻ em không phải bị bỏ rơi, nhưng không xác định được người cha hoặc người mẹ đẻ thì khi đăng ký khai sinh, phần ghi nguyên quán trong Giấy khai sinh được thực hiện như sau:

– Trường hợp không xác định được cha đẻ của đứa trẻ được đăng ký khai sinh thì mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh được xác định theo quê quán của người mẹ.

– Trường hợp không xác định được người mẹ đẻ của đứa trẻ được đăng ký khai sinh mà người cha đẻ của bé làm thủ tục nhận con thì trường hợp này, mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của cha sau khi đã thực hiện xong thủ tục nhận cha cho con và tiến hành bổ sung thông tin hộ tịch.

Có thể thấy, việc ghi thông tin quê quán trên Giấy khai sinh mặc dù sẽ khác nhau trong một số trường hợp nhưng đều dựa trên nguyên tắc cơ bản khi xác định quê quán là quê quán của người được đăng ký khai sinh xác định theo quê quá của cha hoặc mẹ của họ hoặc theo tập quán của địa phương.

Xem thêm: Không có giấy chứng sinh có làm được giấy khai sinh không?

Như vậy, mặc dù có ý nghĩa tương tự nhau nhưng việc chưa có quy định cụ thể về khái niệm đã dẫn đến việc nhiều người còn hiểu lầm về khái niệm “nguyên quán” và “quê quán” và chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng. Tuy nhiên, với quy định của Luật hộ tịch về việc xác định quê quán trên Giấy khai sinh, cũng như nội dung về hiệu lực của Giấy khai sinh đã ít nhiều đảm bảo tính thống nhất khi xác định mọi giấy tờ chứa thông tin cá nhân của mội người [trong đó có thông tin về quê quán] đều phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

4. Tư vấn cách ghi nguyên quán, quê quán trên giấy khai sinh:

Tóm tắt câu hỏi

Tôi không hiểu mục quê quán ghi trong hộ khẩu, giấy khai sinh, CMND,… dùng để làm gì khi nó không còn có ý nghĩa gì đối với việc xác minh lý lịch của cá nhân đó. Cụ thể: Ông tôi ở Nhơn Phong, cha tôi sinh ra và lớn lên ở Nhơn Phong chuyển qua sống và lấy vợ ở Nhơn Thọ.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Nhơn Thọ chuyển qua sống và lấy vợ ở Quy Nhơn. Con tôi sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn, nếu sau này con tôi chuyển qua sống và lấy vợ ở Tp.HCM, cháu tôi sinh ra và lớn lên ở Tp HCM. Theo quy định quê quán phải ghi theo cha, như vậy cháu tôi có quê quán Nhơn Phong. Trong khi thực tế, ở Nhơn Phong cha tôi không còn người thân nào, sau này ở Nhơn Thọ tôi cũng sẽ không còn người thân nào, như vậy con tôi và cháu tôi ghi quê quán ở Nhơn Phong còn có ý nghĩa gì?

Luật sư tư vấn

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì:

“Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”.

Điểm e mục 1 Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP quy định về cách ghi quê quán trong giấy khai sinh như sau:

Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy khai sinh

“e] Xác định họ và quê quán

Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.

Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ”.

Giấy khai sinh là giây tờ hộ tịch gốc, mọi hồ sơ giấy tờ khác của công dân phải phù hợp với giấy khai sinh của cá nhân đó. Nên mục quê quán trong Chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu phải ghi giống với quê quán trong Giấy khai sinh.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Hiện nay, nhà nước quản lý công dân chủ yếu căn cứ vào nơi sinh, nơi cư trú của công dân đó. Việc xác định quê quán của công dân trên các giấy tờ không có ý nghĩa nhiều về mặt quản lý con người mà lại có ý nghĩa về mặt tinh thần nhiều hơn. Bởi quê quán là nơi con người có sự gắn bó về mặt tình cảm, có ông bà, cha mẹ, dòng họ sinh sống. Việc ghi quê quán trong các giấy tờ tùy thân như là cách để nhắc nhở mỗi con người dù sinh sống, làm việc ở đâu cũng luôn nhớ về nguồn cội, tổ tiên của mình.

Vì thế, trên giấy tờ của con và cháu bạn sau này có ghi quê quán ở Nhơn Phong cũng là một cách để họ nhớ về gốc gác của mình, về nơi mà ông bà tổ tiên đã sinh sống.

Video liên quan

Chủ Đề