Cách hạch toán biên lai thu phí đường bộ năm 2024

TT - Chị K., một độc giả của Tuổi Trẻ, phản ảnh vừa qua khi đi đăng kiểm xe cơ giới tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ở Q.Bình Tân, TP.HCM, chị chỉ được xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) cho khoản tiền phí kiểm định, còn khoản phí sử dụng đường bộ chỉ được cấp biên lai thu tiền.

Theo thắc mắc của chị K., vì sao lại có sự phân biệt này và liệu khoản phí sử dụng đường bộ không có hóa đơn GTGT có được đưa vào chi phí của doanh nghiệp (do xe đăng kiểm là xe của công ty) khi tính thuế hay không?

Trả lời vấn đề này, bà Trần Thị Lệ Nga, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết theo quy định, phí kiểm định được coi là một loại phí dịch vụ nên được xuất hóa đơn GTGT, trong khi khoản phí sử dụng đường bộ được xem là một loại phí nên chỉ cấp biên lai thu tiền là đúng quy định và vẫn được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mua ô tô có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào? Khi thanh lý TSCĐ đó có phải nộp thuế GTGT không? Quy định về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi mua tài sản cố định?

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có hai phương thức tính thuế là theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Vậy phương pháp xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện thế nào? Điều kiện đẻ được khấu trừ thuế đầu vào được xác định ra sao? Dưới đây là bài viết phân tích về vấn đề này:

Căn cứ pháp lý:

Luật thuế thu nhận cá nhân sửa đổi sổ sung 2012

Thông tư số 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng

Thông tư 151/2014/TT-BTC Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế

1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì?

Khấu trừ thuế được áp dụng với loại hình thuế giá trị gia tăng, là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào.

Hiểu một cách cụ thể, khi doanh nghiệp mua hàng hóa, sẽ phải chịu mức thuế GTGT cho hàng hóa (là thuế GTGT đầu vào). Nhưng khi doanh nghiệp đem hàng hóa đó đi bán lại thì chủ thể mua hàng sẽ chịu mức thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa đó (là thuế GTGT đầu ra).

Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu vào _ Thuế VAT đầu ra

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.

Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

– Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các pháp nhân nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng đã có thuế giá trị gia tăng. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và các loại chứng từ khác như: ủy nhiệm chi, séc, hoặc lệnh chi,…

– Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

-Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Khấu trừ thuế đầu vào khi mua xe ô tô như thế nào?

Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với doanh nghiệp mua xe ô tô theo quy định tại Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013

“Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”

Như vây, khấu trừ thuế đầu vào khi mua ô tô là phần thuế giá trị gia tăng tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ thuế.

Ngoài ra, theo điểm e Khoản 2.2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô)…

Căn cứ theo các quy định nêu trên thì nếu doanh nghiệp mua ô tô có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn, làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô thì được khấu trừ toàn bộ. Nếu không sử dụng như các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần giá trị 1,6 tỷ đồng, phần giá vượt 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ.

Ví dụ: Công ty A mua 1 xe ô tô Honda trị giá nguyên giá 2.5 tỷ đồng (giá chưa chưa GTGT)

– Phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ tương ứng = 2.5 tỷ đồng -1.6 tỷ đồng = 0.9 tỷ đồng.

– Phần thuế GTGT của ô tô theo hóa đơn là:= 2.500.000.000 đồng x 10% = 250.000.000 đồng.

– Phần thuế GTGT của ô tô tương ứng với phần nguyên giá vượt 1.6 tỷ là: = 900.000.000 đồng x 10% = 90.000.000 (đồng).

Phí sử dụng đường bộ hạch toán vào đầu?

Do vậy, khoản thu phí sát hạch lái xe ô tô và mô tô các đơn vị thu của tỉnh nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Tiểu mục 2301 - Phí sử dụng đường bộ.

Phí sử dụng đường bộ là gì?

1. Mức phí sử dụng đường bộ là gì? Phí đường bộ hay gọi cách khác là phí bảo trì đường bộ là loại phí mà các chủ phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì đường bộ, nâng cấp đường bộ để phục vụ cho các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Nộp phí sử dụng đường bộ bao nhiêu tiền?

Mức thu phí đường bộ, phí sử dụng đường bộ mới nhất ô tô - xe tải.

Mua bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đầu?

Lúc này, ta dễ dàng định khoản mua bảo hiểm xe ô tô như sau: Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô lớn, hạch toán vào Nợ 142/ Nợ 1331 ; Có 331 và 1121. Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô không lớn, hạch toán vào Nợ 154/ Nợ 1331 ; Có 331/ Có 1111/ Có 1121.