Cách hạnh toán chi phi ăn uông du lịch

Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng và chế biến món ăn về phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện, chế biến món ăn…

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống học những gì?

Theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên môn về kinh tế học như toán kinh tế, lý thuyết cung cầu, thị trường và các yếu tố sản xuất, pháp luật kinh tế; Các kiến thức cơ bản về quản trị và quản trị kinh doanh như khái niệm quản trị, phong cách quản trị, các quyết định trong quản trị, nguyên lý kế toán; Tổng quan du lịch, về các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, xây dựng khẩu phần ăn khoa học, hợp lý; Các loại thực phẩm dùng trong chế biến, thương phẩm và an toàn thực phẩm trong chế biến món ăn; Đặc điểm phong tục tập quán của các nước trên thế giới và Việt Nam; Khái niệm và cách thức xây dựng thực đơn các loại thực đơn; Các loại mẫu cắt tỉa, nghệ thuật điêu khắc củ quả phục vụ nghề kỹ thuật chế biến món ăn.

Các môn học tiêu biểu của ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống như: quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, dinh dưỡng học, Quản trị kinh doanh nhà hàng, Quản lý chất lượng, Hạch toán định mức, xây dựng thực đơn, kỹ thuật phục vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến… Có khả năng hoạch định chiến lược về dịch vụ ăn uống, kế hoạch kinh doanh, cung cách phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế.

Học Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống ra trường làm gì?

Ngày nay, sự gia tăng liên tục các nhà hàng, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ ăn uống để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngày càng lớn, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống nước ngoài cũng đang có định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam. Với những thuận lợi trên, có rất nhiều cơ hội việc làm cho tân cử nhân ngành Quản trị nhà hàng khách sạn.

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống sinh viên có thể đảm nhận các công việc như:

– Đảm nhận các công việc như: cán bộ, nhân viên các bộ phận trong một doanh nghiệp du lịch ( công ty- doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không, hãng vận chuyển, khu du lịch, khu vui chơi giải trí liên hợp…), cơ quan quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Du lịch), công ty tổ chức sự kiện- hội nghị, các cơ quan đào tạo và nghiên cứu,…với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành- quản lý.

– Khách sạn, doanh nghiệp du lịch: Vị trí giám sát, tổ trưởng, quản lý hay giám đốc bộ phận nhà hàng, bộ phận chế biến món ăn, nhân sự, sale & marketing, bộ phận hành chính, kế toán…Quản lý khu nghỉ dưỡng, giám đốc điều hành các nhà hàng.

– Doanh nghiệp khác như: các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; các bộ phận quản trị và hoạt động thương mại ở các loại hình doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh; quản lý nhà hàng, quản lý dịch vụ ăn uống tại các trung tâm vui chơi giải trí, hệ thống siêu thị lớn, các công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm.

– Cơ quan quản lý nhà nước: chuyên viên các phòng thuộc Sở du lịch, chuyên viên các vụ thuộc tổng cục du lịch. Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

– Các đơn vị sự nghiệp du lịch và liên quan đến du lịch (các cơ sở đào tạo du lịch, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận): đào tạo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch.

– Có khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: khả năng tự nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng; khả năng tiếp tục học tập nâng cao lên trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ trong lĩnh vực du lịch.

Sau khi tốt nghiệp Đại học QTNH & DVAU, sinh viên có khả năng học văn bằng 2 các ngành có liên quan như: Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh hoặc tiếp tục học tập nâng cao lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ở chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị kinh doanh; Du lịch học; …

Kinh doanh ăn uống (tiếng Anh: Catering business) trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm mục đích có lãi.

Cách hạnh toán chi phi ăn uông du lịch

Hình minh hoạ (Nguồn: entrepreneur)

Kinh doanh ăn uống trong du lịch

Khái niệm

Kinh doanh ăn uống trong tiếng Anh được gọi là Catering business.

Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi.

Tóm lại, kinh doanh ăn uống trong du lịch có 3 loại hoạt động cơ bản là: hoạt động chế biến thức ăn, hoạt động lưu thông, hoạt động phục vụ. Các hoạt động này có mối quan hệ trực tiếp và phụ thuộc lẫn nhau.

Nếu thiếu một trong ba loại hoạt động này không những sự thống nhất giữa chúng bị phá huỷ, mà còn dẫn đến sự thay đổi về bản chất của kinh doanh ăn uống trong du lịch.

Nhiệm vụ

Kinh doanh ăn uống trong du lịch có nhiệm vụ chế biến ra các món ăn cho người tiêu dùng. Còn trong lưu thông, kinh doanh ăn uống trong du lịch có nhiệm vụ trao đổi và bán các thành phẩm là các món ăn đồ uống đã được chế biến sẵn, vận chuyển những hàng hoá này từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Ngoài ra, ăn uống trong du lịch còn có nhiệm vụ tổ chức hoạt động phục vụ việc tiêu dùng các sản phẩm tự chế cũng như các sản phẩm bán cho khách ngay tại các nhà hàng – hoạt động cung cấp dịch vụ.

Yêu cầu

Hoạt động kinh doanh ăn uống trong du lịch đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kĩ thuật đặc biệt, với mức độ trang thiết bị tiện nghi cao và đội ngũ nhân viên phục vụ cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có thái độ phục vụ tốt để đảm bảo việc phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng các món ăn, đồ uống cho khách tại nhà hàng.

So sánh với hoạt động ăn uống công cộng

Kinh doanh ăn uống trong du lịch ra đời muộn hơn kinh doanh ăn uống công cộng.

- Giống nhau

Thứ nhất, đều phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người về ăn uống với số lượng lớn. Do vậy chúng đều tổ chức chế biến thức ăn theo hướng chuyên môn hoá cao.

Thứ hai, cả hai hoạt động này đều có tổ chức hoạt động phục vụ nhu cầu tiêu thụ thức ăn, đồ uống tại chỗ cho khách hàng ngay tại cơ sở của mình.

- Khác nhau

Thứ nhất, điểm đặc trưng nhất của hoạt động ăn uống công cộng là có sự tham gia của các quĩ tiêu dùng xã hội trong việc tổ chức và duy trì hoạt động của các cơ sở ăn uống ở các nhà máy, trường học, các viện nghiên cứu và tổ chức xã hội.

Khác với ăn uống công cộng, ăn uống trong du lịch không hề được trợ cấp từ các quĩ tiêu dùng xã hội, mà hoạt động được hạch toán trên cơ sở quĩ tiêu dùng của cá nhân với nhu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng các món ăn, đồ uống và chất lượng phục vụ.

Thứ hai, kinh doanh ăn uống trong du lịch ngoài thức ăn và đồ uống, khách còn được thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ bởi các dịch vụ giải trí như nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, khiêu vũ hay hát Karaoke tại chính các nhà hàng nơi họ tiêu dùng sản phẩm ăn uống.

Thứ ba, mục đích phục vụ của hai loại hoạt động này cũng khác nhau: ăn uống công cộng có mục đích chủ yếu là phục vụ, còn ăn uống trong du lịch lấy kinh doanh làm mục đích chính.