Cách kết nối mạng wifi cho máy tính

Trên Windows 10 có rất nhiều tính năng, tiện ích hỗ trợ cho người sử dụng dễ dàng hơn, ngay cả người không có nhiều kiến thức về máy tính. Trường hợp thêm WiFi kết nối máy tính là một ví dụ trên Windows 10 khi nó được tối giản đến mức tối đa để người sử dụng dễ dàng thêm WiFi kết nối máy tính hay xóa các kết nối đó.

Tất nhiên tính năng này trên Windows 10 vẫn chưa hẳn hoàn thiện khi không cho phép bạn tùy ý thay đổi tên kết nối hoặc thiết lập nhiều hơn giống trong phần Control Panel ở các hệ điều hành trước. Nhưng cho dù nó không thể đổi tên WiFi hay một số tính năng nâng cao bạn vẫn cần phải biết vì những kiến thức cơ bản đó thực sự tốt và giúp ích cho bạn trong quá trình làm quen với Windows 10 thông qua việc xóa hay thêm WiFi kết nối máy tính.

Hướng dẫn thêm và xóa WiFi kết nối máy tính

1. Cách thêm WiFi kết nối máy tính

Bước 1: Để thêm WiFi kết nối máy tính trước tiên bạn nhấn tổ hợp phím Windows + I để truy cập vào Windows Settings. Tại đây hãy chọn phần Network & Internet.

Bước 2: Sau đó vào phần WiFi và chọn Manage known networks.

Bước 3: Tại đây bạn nhấn vào Add a new network để thêm WiFi kết nối máy tính.

Lưu ý: Việc thêm này chỉ khả dụng khi bạn biết rõ tên địa chỉ WiFi lẫn mật khẩu nhé.

Bước 4: Sau đó bạn điền tên địa chỉ WiFi cần kết nối, định dạng kết nối [ thường là WPA2 - Personal ] và mật khẩu sau đó nhấn vào Save.

Bạn sẽ thấy WiFi đó hiện lên trong danh sách và việc thêm WiFi kết nối máy tính đã hoàn tất.

2. Xóa WiFi kết nối máy tính

Để có thể xóa WiFi kết nối máy tính rất đơn giản vì trên Windows 10 đã tối giản nó lại cho bạn. vì thế trong phần WiFi >Manage known networks bạn chỉ cần nhấn vào WiFi cần xóa và chọn lựa Forget là xong.

3. Các thiết lập có trong WiFi

Ngoài phần thêm WiFi kết nối máy tính và xóa thì Taimienphi.vn cũng giới thiệu các bạn rất nhiều tính năng trong phần WiFi bạn nên biết.

- WiFi serivces bao gồm chế độ find paid plains for suggested open hotspot near me: Hệ thống sẽ tự đề xuất các Hotspot [ điểm phát WiFi di động] nếu gần bạn.

- Connect to suggested open hostpots: Tự động kết nối đến địa chỉ được đề xuất, tất nhiên là bạn phải biết mật khẩu.

- Phần tiếp theo là Hotspot 2.0 networks với chế độ let me use Online Sign-Up to get connected: Tự động kết nối khi bạn tiến hành truy cập online

4. Sửa lỗi WiFi

Bước 1: Khi không kết nối được đến WiFi bạn sẽ làm thế nào, ngay trong phần WiFi đã có công cụ sửa lỗi cho bạn bằng cách nhấn vào Still cant connet ?...

Bước 2: Ngay sau đó bạn có thể lựa chọn mạng bị lỗi, có thể là WiFi cũng có thể là dây Lan.

Bước 3: Hệ thống sẽ tiến hành fix lỗi cho bạn khi nhấn vào Apply this fix.

Bước 4: Công việc đơn giản là sẽ kết nối lại cho bạn địa chỉ IP mới với WiFi đang bị lỗi và chỉ cần nhấn Close to troubleshooter để đóng lại.

5. Các thư mục liên quan tới WiFi

Khi kéo đến dưới cùng các bạn sẽ nhận thấy có khá nhiều mục và liệu nó có liên quan gì đến thêm WiFi kết nối máy tính hay xóa không. Không hẳn như vậy mà đơn giản là những mục trên giúp bạn tạo ra các thiết lập, kết nối và tùy chỉnh nhiều hơn.

- Change Adapter Options: Phần này truy cập trực tiếp vào Networks Connections, nơi quản lý các kết nối mạng.

- Change Advanced sharing options: Phần này cho phép bạn quản lý và kết nối bao quát hơn phần Change Adapter Options, tất nhiên bạn có thể vào cả 2 phần ở trên thông qua mục này.

- HomeGroup: Tạo hoặc tham gia group kết nối mạng nội bộ.

- Windows Firewall: các thiết lập liên quan đến tường lửa trên Windows 10.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ tổng hợp lại cho các bạn các vấn đề về WiFi không chỉ thêm WiFi kết nối máy tính hay xóa WiFi kết nối máy tính. Ngoài ra với người dùng WiFi trong một thời gian sử dụng bạn nên đổi mật khẩu WiFi để đảm bảo tính an toàn, việc đổi mật khẩu WiFi thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được một số rủi ro, đặc biệt là về mạng WiFi khi xung quanh có nhiều đối tượng dò và truy cập vào của bạn.

Tiến hành bổ sung mạng wifi với máy tính để có nhiều lựa chọn kết nối hơn, mặt khác bạn cũng có thể xóa wifi đã kết nối chỉ để lại duy nhất một mạng wifi ổn định trên laptop windows 10 của mình mà thôi.

Sửa lỗi máy tính kết nối wifi nhưng không vào được mạng Kết nối máy tính vào mạng Wifi ẩn trên máy tính, laptop Những cách kết nối Wifi cho máy tính để bàn, pc Cách sửa lỗi kết nối Wifi trên Mac Cách sửa lỗi Macbook không thể kết nối Wifi Windows 8.1 - Xóa mạng wifi không dùng đến

Truy cập Internet đã trở thành thói quen sử dụng hằng ngày không thể thiếu trong thời buổi hiện nay. Và sự phát triển của sóng Wifi giúp việc kết nối Internet trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Việc kết nối Wifi cho laptop cực kỳ đơn giản tuy nhiên cũng là khó khăn cho người cao tuổi hoặc người không am hiểu CNTT. Do đó hãy cùng tham khảo bài viết này của Phong Vũ để biết rõ cách kết nối Wifi cho laptop ngay nhé

Cách kết nối Wifi cho laptop

Bước 1: đầu tiên trên màn hình Desktop, bạn nhìn xuống góc dưới cùng bên phải và click vào biểu tượng Wifi

Bước 2: sau đó bạn bấm vào tên Wifi mà bạn muốn kết nối và bấm vào Connect

Bước 3: sau đó bạn tiếp tục nhập mật khẩu Wifi và bấm vào Next

Sau khi bạn bấm vào Next mà hiện dòng chữ Connected là bạn đã kết nối Wifi cho laptop thành công

Lỗi kết nối Wifi cho laptop

Như bạn thấy theo các bước như trên thì việc kết nối Wifi cho laptop là cực kỳ đơn giản, tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp kết nối Wifi không thành công do nhiều lỗi phát sinh. Nếu gặp lỗi này bạn có thể tham khảo cách khắc phục ngay dưới đây

1. Đảm bảo Wifi đã được bật

– Một số máy tính xách tay có nút bật/tắt wifi ở bên cạnh phía bàn phím, hãy nhớ lật công tắc mở để máy tính luôn bắt được wifi.

– Nếu máy tính bạn sử dụng các phím chức năng [F3, F12 ,…] để bật tắt wifi thì bạn cần đồng thời nhấn Fn + nút chức năng để tắt/mở wifi. Dưới đây là các nút chức năng để bật tắt wifi theo hãng:

Laptop Dell: Fn + F2 hoặc PrtScr
Laptop Asus: Fn + F2
Laptop Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7
Laptop Acer: Fn + F5 hoặc Fn + F2
Laptop HP: Fn + F12
Laptop Toshiba: Fn + F12

– Với một số máy tính xách tay, nhấn nút Wifi sẽ chuyển máy bạn sang chế độ máy bay bật/tắt. Khi chế độ máy bay tắt, máy tính sẽ tự động bắt wifi.

2. Khởi động lại Modem và Router

Đôi khi modem hay router Wifi xảy ra sự xung đột khiến laptop không bắt được Wifi hoặc do thiết bị đã hoạt động trong thời gian dài dẫn tới bị treo. Bạn chỉ cần tắt và mở lại Modem, Router Wifi hoặc rút nguồn điện rồi cắm trở lại, thiết bị sẽ tự sửa các xung đột và laptop bạn có thể bắt được Wifi như bình thường.

3. Renew lại địa chỉ IP

Khi bạn truy cập vào một cái Router nào đó, máy tính của bạn sẽ được Router cấp cho một địa chỉ IP và địa chỉ này có thể thay đổi tùy lúc không phải lúc nào cũng cố định một số do đó mà người ta gọi nó là IP động. Tuy nhiên trong một số trường hợp router lại cấp cùng một dải IP cho hai thiết bị khác nhau dẫn tới tình trạng xung đột và một trong hai hoặc cả máy tính đều không thể vào mạng được. Cho nên bạn phải renew lại ip để có thể truy cập được vào mạng

Bước 1: Ctrl + R mở hộp thoại Run và gõ cmd.

Bước 2: Nhập ipconfig /release sau đó nhập ipconfig /renew.

Sau khi hoàn tất và nhận được kết quả như hình dưới đây, các bạn hãy thử kết nối lại internet.

4. Máy tính bị nhiễm virus

Virus cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không vào được Wifi do bạn sử dụng các phần mềm không rõ nguồn gốc hoặc máy không có phần mềm diệt virus. Nếu may mắn, bạn chỉ cần cài phần mềm bảo vệ miễn phí hoặc chịu khó đầu tư phần mềm bản quyền để diệt virus. Còn không, giải pháp cho bạn lúc này đó là cài lại Windows, khá là mất thời gian.

Như vậy qua bài viết trên, Phong Vũ đã đưa ra những bước kết nối Wifi cho laptop cực kỳ đơn giản mà ai xem đều có thể làm được. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc góp ý có thể để lại bình luận trực tiếp ngay dưới bài viết này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề