Cách làm 2022 best nine instagram

Theo Social Media Today, Instagram công bố đạt 1 tỷ người dùng vào năm 2018, nhưng kể từ đó nền tảng này không tiếp tục cập nhật số liệu người dùng. Nhiều người đặt câu hỏi liệu Instagram có đang phát triển hay không? Chúng ta không rõ Instagram đang tăng trưởng như thế nào về mặt người dùng, nhưng có thể thấy nền tảng đang nỗ lực không nhỏ trong việc cải thiện các tính năng trên ứng dụng và thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm. Những cuộc thử nghiệm này sẽ đưa Instagram đi đến đâu trong tương lai? Hãy cùng The Influencer điểm lại những thay đổi, thử nghiệm của Instagram trong năm 2021 và tìm hiểu một số dự đoán tương lai cho nền tảng này!

Những tính năng đã được trình làng

Năm 2021, Instagram đã có không ít lần cập nhật tính năng mới trên nền tảng. Liệu những thay đổi này có điểm mạnh và điểm yếu nào?

Cách làm 2022 best nine instagram

1. Instagram Reels - Chính thức gia nhập thị trường video content ngắn

Tháng 3/2021, tính năng Reel chính thức có mặt trên Instagram của người dùng Việt Nam. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng xã hội TikTok trong dòng chảy của làn sóng chuyển đổi số do đại dịch COVID-19, hành động ra mắt Reel của Instagram được xem như cạnh tranh trực tiếp với TikTok, chính thức bước chân vào thị trường nội dung video ngắn đầy tiềm năng. 

Cụ thể, Reel sẽ có một trang riêng trên app Instagram và là nơi người dùng có thể chia sẻ các video dài 15s (sau này Instagram đã cập nhật thời lượng lên 30s). Nhìn chung, một người không có kĩ năng chỉnh sửa video cũng có thể tạo ra một Reel trên Instagram với bộ công cụ dễ sử dụng, hệ thống filter đa dạng và kho nhạc trong nước - quốc tế đầy màu sắc. Điều này khá tương tự với cách TikTok tạo ra bộ công cụ video. Tuy nhiên, TikTok hiện vẫn có phần mạnh hơn Instagram ở mảng filter và kho nhạc. Tại TikTok, người dùng không cần tự tìm kiếm filter mới để lưu lại mà hệ thống sẽ cập nhật trực tiếp trong phần chỉnh sửa video, đồng thời, TikTok tạo các bảng xếp hạng âm nhạc và trở thành bệ phóng cho nhiều tên tuổi như Bella Poarch, tlinh, Pháo,...

Sẵn có cộng đồng người chơi sành hình ảnh và “người tiền nhiệm” trong mảng video ngắn, Instagram không tốn công “educate” người dùng về Reel mà vẫn có loạt thước phim đẹp như mơ. Người dùng ngày càng chủ động tạo ra những video dành riêng cho Reel thay vì reup từ TikTok. Nhìn chung, Reel vẫn mang đậm cá tính riêng của Instagram là hình ảnh mãn nhãn. Với bước đi này, Instagram đã biến mình thành một nền tảng đa dạng hệ sinh thái và giúp các content creator/ influencer/ celebs/ thương hiệu có thêm format làm mới nội dung. 

Cách làm 2022 best nine instagram

Reel ngày càng nhiều nội dung chất lượng (Ảnh: Deadline)

Đọc thêm:Instagram Reels vs. TikTok: Hướng đi nào cho Influencer?

Đọc thêm: Nhìn ở góc độ trải nghiệm, TikTok, IG Reels hay Youtube Shorts ấn tượng nhất?

2. Instagram Video - Tinh gọn format video trên nền tảng

Đầu năm 2021, Instagram vẫn cập nhật tính năng cải thiện IGTV như thêm phần dịch phụ đề để cải thiện trải nghiệm cho người dùng và tăng khả năng tiếp cận khán giả cho creator. Vốn dĩ, IGTV là định dạng nội dung dài, được xem là một sự phát triển nhằm cạnh tranh với các nền tảng nội dung video dài như Youtube. Tuy nhiên, sau 3 năm bước chân vào mảng nội dung video, cuối cùng Instagram cũng phải thừa nhận rằng “bom nổ” này thực chất đã thành “bom xịt”. 

Nếu ngay từ đầu, Youtube định vị mình là một nền tảng mạng xã hội video với thời lượng dài ngắn đa dạng giúp Youtube đứng vững trên thị trường trong nhiều năm phát triển, thì IGTV dường như ra mắt vào thời điểm chưa phù hợp. Khi ấy, người dùng bắt đầu chuộng những nội dung ngắn gọn hơn. Minh chứng là vào thời điểm IGTV ra đời, TikTok đã “nhảy” vào thị trường Mỹ và tạo được tiếng vang lớn. Nếu muốn xem video dài, mọi người sẽ lập tức vào Youtube để tìm kiếm. 

Cách làm 2022 best nine instagram

"Cú hích" năm nào của Instagram chính thức bị khai tử (Ảnh: Blog Cat Mobile)

Vì vậy, vào tháng 10/2021, Instagram đã loại bỏ định dạng video IGTV độc quyền, và tích hợp các tính năng video bao gồm video trên feed và IGTV (trừ Reels) vào “Instagram Video”. Sự đơn giản hoá định dạng video trên nền tảng đem lại lợi ích cho cả creator/ thương hiệu và người dùng:

  • Người dùng: Người dùng không cần phải chuyển qua nhiều tab riêng biệt để xem video như trước kia, mà chỉ cần bấm “play” họ có thể xem trực tiếp video trên feed. Đồng thời, chức năng phát lại đã được thêm vào Instagram Video. Người dùng có thể tua, dừng video theo ý muốn.
  • Content creator/ thương hiệu: Những tính năng chưa từng được tích hợp vào IGTV đã có trên Instagram Video bao gồm công cụ chỉnh sửa độ dài video, bộ lọc hình ảnh và công cụ gắn thẻ vị trí. Về thời lượng xem trước video, bản xem trước trên newsfeed, video sẽ kéo dài 60 giây nhưng bản xem trước của video quảng cáo vẫn bị giới hạn trong 15 giây.

3. Tính năng Collab -  Nâng cao khả năng tiếp cận người dùng cho creator

Tháng 7/2021, Instagram đã cập nhật tính năng Collab (cộng tác) thử nghiệm cho thị trường Ấn Độ. Hiện tại, thị trường Việt Nam cũng đã có tình năng này. Với Collab, creator/ người dùng nói chung có thể mời một tài khoản khác làm collaborator (cộng tác viên) trên một post thông thường hoặc Reel. Nếu người kia chấp nhận lời mời làm collaborator, Instagram sẽ hiển thị cả hai tài khoản trong post hoặc Reel. 

Tính năng này có điểm mạnh là giúp nội dung đến được với followers của cả 2 tài khoản. Vishal Shah, Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm tại Instagram cũng từng chia sẻ: “Collab là một phần rất quan trọng trong cách mọi người kết nối trên Instagram”. Như vậy, nếu cùng sáng tạo nội dung thì dù sản phẩm đăng trên tài khoản của ai, quyền lợi mà mọi người nhận được là như nhau, đều được công nhận quyền sở hữu nội dung trong vai trò collaborator.

4. Right Manager - Trao quyền cho creator

Right Manager - một trong những tính năng của Facebook - đã được mở rộng dành cho Instagram. Right Manager cho phép các content creator bảo vệ và quản lý nội dung hình ảnh của họ bằng cách tìm kiếm bằng hình ảnh khắp Instagram để báo cáo các nội dung vi phạm, từ đó bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của creator và các ý tưởng truyền thông của doanh nghiệp.

Vốn dĩ, vấn đề hình ảnh của creator bị sử dụng tràn lan mà không được sự đồng ý từ phía creator như “chuyện thường ở huyện”. Right Manager có thể nói là một màn ghi điểm của Instagram trong mắt creator.

Nếu trước kia, creator/ thương hiệu phải đạt 10k followers mới có thể sử dụng link sticker để dẫn followers đến các nội dung trên nền tảng khác, thì nay, creator/ thương hiệu có thể gắn link sticker trên Story dù đang sở hữu bao nhiêu followers. Với việc mở rộng tính năng hữu ích này, Instagram tạo cơ hội cho tất cả các thương hiệu, content creator có thể tăng tương tác với follower tốt hơn, phối hợp với nội dung đa nền tảng của mình nhiều hơn. 

Nhìn chung, các tính năng, thay đổi đã được áp dụng đang giúp Instagram giữ chân những người dùng cũ, các creator, thương hiệu trên nền tảng. Các thay đổi đều đang đi theo chiều hướng tích cực và hướng đến một điểm chung: giúp creator/ thương hiệu đa dạng hoá nội dung và thu hút followers mới. Sự “chăm sóc” này của Instagram hứa hẹn khiến người dùng hiện tại của nền tảng sẽ thêm phần yêu thích, tuy nhiên, với nhóm người dùng mới, quá nhiều tính năng và định dạng có thể khiến họ cảm thấy bối rối. 

Những tính năng đang được thử nghiệm

Cùng với nhiều thay đổi, cải thiện trong năm 2021, Instagram vẫn đang tiếp tục có những thử nghiệm mới:

Cách làm 2022 best nine instagram

1. Drops - Một bản tin cho các sản phẩm

Nói một cách dễ hiểu, Drops là tính năng cho phép Instagram kết nối những người mua sắm trực tuyến với các sản phẩm đang giảm giá. Về mặt ý tưởng, Drops có sức hấp dẫn rất lớn bởi nhắc đến giảm giá, khó có tín đồ mua sắm nào không đam mê. Về cách thức hoạt động, Drops là một bản tin riêng cho những sản phẩm mới nhất từ các thương hiệu mà người dùng yêu thích, thường xuyên tương tác. Với Drops, người dùng không cần truy cập một trang web thứ 3 để mua sản phẩm mà có thể làm điều đó trực tiếp trên nền tảng và thanh toán thông qua Instagram Checkout. Đồng thời, họ có thể đăng ký nhận lời nhắc về các sản phẩm họ quan tâm. 

Mô hình này cho phép các nhà bán hàng tạo tiếng vang cho các sản phẩm sắp ra mắt, sản phẩm giới hạn,... Một số bộ sưu tập đã sử dụng Drops có thể kể đến Drake x NOCTA “Cardinal Stock”, bộ dưỡng mi Charlotte Tilbury Exclusive Pillow Talk Lips & Dreams Lashes Kit, bộ sưu tập mùa hè Wren + Glory,... Bên cạnh đó, Drops cho phép Instagram thu phí khi mua hàng - mô hình kinh doanh của nền tảng sau khi Apple khắc phục quyền riêng tư trên các ứng dụng iOS ảnh hưởng đến quảng cáo của Facebook. Hiện tại Drops chỉ có sẵn trong Instagram của người dùng tại Hoa Kỳ. 

Instagram biến mình thành một nền tảng không chỉ để cho các thương hiệu truyền thông quảng bá, mà còn cho phép họ bán sản phẩm. Với nền tảng tốt về mặt truyền thông, nếu Instagram thành công với mô hình mua sắm trực tuyến trực tiếp trên app, nó có thể trở thành một “cú hích” lớn trong tương lai. Tuy nhiên, tương lai này có thể xảy ra hay không vẫn là một bài toán khó bởi việc “cái gì cũng có” không hẳn luôn tốt. Instagram có thể khiến người dùng bối rối về việc sử dụng nền tảng cho mục đích gì. Hơn nữa, các trang thương mại điện tử có nền tảng phát triển dày dặn kèm nhiều quyền lợi hấp dẫn cho người tiêu dùng. Rất nhiều phép toán Instagram cần giải nếu muốn phát triển hơn nữa theo hướng social commerce. 

Cách làm 2022 best nine instagram

Giao diện trang Drops trên Instagram (Ảnh: Ad Age)

2. Story có thể kéo dài 60s

Instagram hiện đã chính thức triển khai thử nghiệm trực tiếp video 60 giây trong story, điều này có nghĩa là các video clip dài hơn sẽ không còn được chia thành các phân đoạn 15 giây và được phát trên nhiều khung story khác nhau. Instagram cho biết tùy chọn này hiện đang được thử nghiệm với một nhóm nhỏ người dùng, nhằm mang lại sự tự do sáng tạo hơn và tích hợp thêm các tùy chọn video khác nhau của ứng dụng để hợp lý hóa các công cụ và chức năng sáng tạo của nó. Và trong thời gian tới, tính năng đăng story kéo dài lên tới 60 giây sẽ được phổ biến rộng rãi hơn trên các tài khoản Instagram.

Trên nền tảng, Story là tính năng tiềm năng và thu hút người dùng sử dụng hàng ngày. Mặc dù những định dạng 60s hay Instagram Video đều đầy đủ trên nền tảng, thói quen lướt Story vẫn là phổ biến nhất. Việc đầu tư vào Story cho thấy Instagram đang nhận thức và có sự tập trung nhất định vào điểm mạnh của mình. Mặc dù “cái gì cũng có”, nhưng Instagram vẫn cần có “vũ khí chủ chốt”. 

2. Tính năng “nhắc người dùng nghỉ ngơi”

Ngày 7/12, chỉ một ngày trước khi Adam Mosseri (người đứng đầu Instagram) đối mặt với Quốc hội Mỹ trong cuộc điều trần về vấn đề bảo vệ trẻ em trên nền tảng của mình, công ty đã tung ra một số tính năng mới

giúp người dùng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Cụ thể, công ty đã ra mắt tính năng Take a Break nhằm cung cấp lời nhắc cho người dùng khi họ đã dành một khoảng thời gian dài trên nền tảng. Tính năng này đã được thử nghiệm từ tháng 9 và lần đầu được triển khai đến với người dùng ở Mỹ, Anh, Canada, Úc vào 7/12, sau đó sẽ triển khai cho tất cả người dùng trên thế giới vào đầu năm 2022. 

Hành động kịp thời này vừa tạo ra lợi thế cho Instagram trước cuộc điều trần, đồng thời, giúp người dùng sử dụng mạng xã hội một cách “healthy” hơn. Tuy nhiên, tính năng này liệu sẽ đi đến đâu vẫn còn là dấu hỏi chấm lớn khi đã có các nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng độc hại của Instagram đến giới trẻ 

Những dự đoán tương lai

Theo Social Media Today, Instagram vẫn phổ biến với người dùng trẻ tuổi và tiếp tục theo đuổi các xu hướng, có thể là do Snapchat hoặc TikTok tạo ra, với các mức độ thành công khác nhau:

Cách làm 2022 best nine instagram

1. Mô hình social commerce tiếp tục được kỳ vọng

Thương mại điện tử là trọng tâm trong các bài đăng của Instagram. Với việc cho ra mắt nhiều tính năng mua sắm như Shops, Shopping Expansion, Drops,..., Instagram đã cho thấy định hướng phát triển trở thành một social commerce (bán hàng qua mạng xã hội). Instagram ngày càng có nhiều lựa chọn mua sắm, khả năng để Instagram xây dựng thói quen sử dụng và khiến người dùng quen với việc chi tiêu trên nền tảng hơn. 

Lý tưởng nhất, Instagram muốn mọi item trong một post có thể mua được hoặc ít nhất có thể hướng dẫn khám phá sản phẩm. Để tạo điều kiện cho lý tưởng này, các item trong video, hình ảnh trên Instagram có thể được nhận dạng qua công cụ nhận dạng vật thể. 

Trong năm tới, Instagram được kỳ vọng có nhiều tuỳ chọn mua sắm hơn, bao gồm tìm kiếm sản phẩm nâng cao bằng hình ảnh, bảng điều khiển khám phá sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu chính và sự thúc đẩy lớn về live shopping. Điều đó cũng sẽ cung cấp nhiều con đường kiếm tiền hơn cho creator và xây dựng trọng tâm mới trong việc sử dụng ứng dụng ở các thị trường đang phát triển.

2. Từ AR đến NFT

Khi AR/ VR được tập trung nhiều hơn, Facebook đang nỗ lực để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này. Và nếu muốn tối đa hóa sức hấp dẫn của mình trong lĩnh vực này, đặc biệt với những người dùng trẻ, Facebook cần phải tích hợp nhiều chức năng AR vào Instagram hơn. Instagram sẽ được sử dụng như một nền tảng để người dùng những video đã được ghi lại và được kết nối với trải nghiệm AR đang phát triển của Facebook. 

Giống như cách Snapchat là nơi bạn trải nghiệm các trải nghiệm AR, Instagram sẽ là cổng AR cho Facebook, nơi nó kết nối các tùy chọn đang phát triển của mình với người dùng. Điều này cũng sẽ mở rộng sang NFT (đã và đang được phát triển) và hình đại diện kỹ thuật số (digital avatar), sẽ ngày càng được tích hợp vào trải nghiệm Instagram.

Đọc thêm: Dự đoán các xu hướng phát triển chính của NFT 2022

3. Instagram thay đổi trọng tâm sang video content

Trong năm vừa rồi, Instagram không ngừng đưa ra những cập nhật về định dạng nội dung video. Tương tác video chiếm ưu thế trên nền tảng, đặc biệt là Reel. Bởi vậy, video được xem như là trọng tâm mà Instagram đang hướng đến trong năm 2022. Và dường như đây cũng là điều cần thiết cho Instagram, nếu muốn duy trì kết nối với người dùng, Instagram buộc phải thay đổi trọng tâm từ thuở ban đầu - những bài post trên feed. Thậm chí, hiện tại, người dùng đã đăng những bức ảnh tĩnh theo phong cách mới này. Họ ghép chúng thành 1 Reel, có âm nhạc sinh động và hiệu ứng bắt mắt, thay vì đăng bài theo cách truyền thống. Trong tương lai, các bài post truyền thống được dự đoán chỉ còn phù hợp với mục đích bán hàng. Việc chúng ta vào ứng dụng và trang đầu tiên hiện lên là Reel hay Story là trường hợp hoàn toàn có khả năng xảy ra. 

Tạm kết:

Không thể phủ nhận, Instagram đang làm tốt nhiều thứ. Tuy nhiên, có quá nhiều thứ Instagram đang làm. Đâu sẽ là trọng tâm trong của Instagram trong tương lai? Tiếp tục phát triển trong vai trò mạng xã hội với định dạng video hay sẽ chuyển hướng mạnh mẽ sang mô hình social commerce. Dường như Instagram đang thử nghiệm nhiều phương án chiến lược để xác định trọng tâm trong tương lai nhằm đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn khác trên thị trường. Có lẽ người dùng còn chứng kiến nhiều lần thử nghiệm của Instagram trước khi biết được đáp án cho câu hỏi này.