Cách làm giàn lan trên ban công

Nhà quan trọng với chúng ta ra sao thì giàn quan trọng với cây lan như vậy! Làm giàn cho hoa lan như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viêt "Hướng dẫn cách làm giàn hoa lan đơn giản" dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!

Tầm quan trọng của giàn lan

Lan có rất nhiều loài, mỗi loài lại mang những đặc tính riêng, chính vì thế việc làm giàn giúp cho chúng dễ dàng thích nghi tiểu khí hậu, từ đó có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng trong một giàn lan bạn có thể phân bố các khu, các vùng sao cho phù hợp với đặc tính của mỗi loại. 

Làm giàn hoa lan giúp bạn có thể phần nào tránh được các côn trùng gây hại, hạn chế được dịch bệnh và thuận tiện trong việc chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh hại lan. 

Làm giàn cũng đồng thời tăng tính thẩm mỹ, giúp bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng những chậu hoa lan xinh đẹp do chính mình chăm sóc, tạo ra, thay vì mấy chậu lan treo rải rác ở hiên nhà, sau nhà  hay trên dây phơi phải không nào?

Hiện nay hoa lan là loài cây cảnh có giá trị kinh tế cao, vì thế làm giàn lan còn giúp bạn bảo vệ lan được tốt hơn tránh trộm cắp hay sự phá hoại từ bên ngoài.

Ngoài ra, làm giàn lan còn giúp bạn dễ dàng kiểm soát các hiện tượng thời tiết tiêu cực hơn, chủ động tránh mưa, giảm nắng, che chắn khi trời mưa bão...

XEM THÊM

  • Chia sẻ cách trồng lan rừng
  • Cách kích thích phong lan ra hoa

Tầm quan trọng của làm giàn cho hoa lan

Cách làm giàn lan

Tùy vào điều kiện, diện tích, mục đích… của người chơi lan mà chúng ta sẽ xác định kiểu kiểu giàn khác nhau. Dưới đây là gọi ý cách làm gian lan chi tiết và đơn giản tại nhà:

1. Chọn hướng làn giàn

Tính toán làm sao để lan nhận được ánh nắng buổi sáng nhiều nhất, vì vậy nên làm giàn lan theo hướng vuông góc với hướng mặt trời di chuyển là hướng Bắc - Nam. Nếu không cũng phải có nắng chiều nhưng không được chiếu trực tiếp vào cây lan, đặc biệt là các xứ nóng mà cây lan dính nắng chiều thì rất dễ gục ngọn.

Nếu bất đắc dĩ bạn chỉ có thể treo lan dưới mái tôn, bạn nên có một tấm tôn sáng và có 1 lớp xốp tráng bạc để tăng cường ánh sáng và giảm bớt nhiệt độ buổi trưa cho lan.

Hướng làm giàn cho hoa lan nên là hướng Bắc - Nam

2. Chọn vật liệu và cách làm khung và trụ cho giàn lan

Với giàn lan ta nên sử dụng thép không gỉ làm khung và trụ giàn lan. Khâu này khá khó và yêu cầu chuyên môn caovì vậy ta nên thuê thợ sắt tới hàn khung giàn lan.

Trụ nên dùng bằng ống thép tròn không gỉ, đường kính 49mm hoặc 60mm, khung làm bằng sắt hộp vuông 30mm, dày trên 1ly4 là hợp lý nhất.

Vật liệu khung làm giàn cho hoa lan nên làm bằng thép không gỉ

3. Chiều cao của giàn

Giàn nền làm với chiều cao khoảng từ 3m – 3,5m: Bạn có thể đo chiều cao của giàn bằng cách sau: đứng lên 1 cái ghế cao 60cm, cầm 1 chậu lan giơ hết tầm tay, cái móc của chậu tới đâu thì giàn cao tầm cỡ đó là được.

VD: Nếu bạn cao 1,7m+ghế 60cm+tay dài 50cm+70cm chiều dài chậu = 3,5m

Nếu làm cao như vậy có thể treo được 2 tầng, tầng trên treo các loại lan ưa nắng như họ Dendro, tầng dưới là các giòng đơn thân như Ngọc Điểm [Đai Châu], Sóc Lào, Đuôi Chồn, Uyên Ương… và dưới đất có thể để được cả địa lan. 

Giàn nền làm với chiều cao khoảng từ 3m – 3,5m

4. Về các thanh ngang - dọc bên trong giàn lan

Các thanh ngang và dọc bên trong giàn lan nên cách nhau ít nhất 50cm để hạn chế sự ây lan sâu bệnh giữa các chậu lan và đảm bảo độ thông thoáng cho lan phát triển.

Các thanh ngang và dọc bên trong giàn lan nên cách nhau ít nhất 50cm

5. Mái che và lưới quây giàn lan

Nên phủ lưới Thái xanh hoặc đen bên trên và xung quanh giàn lan, vì đây là loại lưới phù hợp nhất để cung cấp đủ độ sáng cho lan phát triển [60-70%]. Nên hàn lưới mắt cáo B40 xung quanh sau đó phủ lưới ra ngoài để bảo vệ vườn lan bên trong.

Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm 70% thuốc nấm, vi khuẩn và trồng được các loài lan cực khó thì nên phủ nilong bóng kính ở trên [màng nhà kính]..

phủ lưới Thái xanh hoặc đen bên trên và xung quanh giàn lan

6. Nền giàn lan

Nền giàn lan nên trải 1 lớp bạt để ngăn ngừa côn trùng và cỏ dại [nên quyét dọn sạch sẽ trước khi dải nền]. Nếu cẩn thận, bạn có thể đào hào nước để cung cấp độ ẩm trong mùa đông và mùa khô cho lan.  Đường đi giữa các luống cũng có thể đổ bê tôngbê tông hoặc trải đá sẽ vô cùng sạch sẽ và đẹp mắt.

Ngoài ra, nền giàn phải cao hơn xung quanh và tuyệt đối không để giàn bị ngập lụt, hệ thống thoát nước tốt sẽ giúp hạn chế muỗi, dĩn, ốc sên và nhớt cộng với nhiều loại côn trùng khác phá hoại vườn lan của bạn.

Nền giàn lan nên lắt xi măng hay trải 1 lớp bạt để ngăn ngừa côn trùng

7. Hệ thống tưới nước cho giàn Lan

Nếu bạn làm giàn lan nhỏ và trong vườn có đa dạng các loại lan và nhiều kiểu giá thể khác nhau thì nên dùng vòi tưới bằng tay để kiểm soát lượng nước, cắt nước cho từng loại phù hợp vào thời điểm thích hợp.

Còn nếu bạn làm một giàn lan lớn thì có thể đầu trư hệ thống tưới phun mưa hoặc phun sương. Thường các giàn lan lớn và chuyên nghiệp dùng hệ thống tưới phun mưa.

Hệ thống phun sương cho giàn lan

8. Móc treo cho lan

Về móc treo cho lan bạn có thể mua bên ngoài. Nếu bạn khéo tay và muốn tiết kiệm kinh phí làm giàn lan thì có thể tự làm movs troe cho lan bằng cách sau:

Chuẩn bị: kìm, kéo cắt sắt, dây thép không gỉ đường kính 1-2mm

Thực hành: Cắt 3 đoạn dây thép, mỗi đoạn dài 50 – 60 cm. Sau đó uốn cong vào thành chậu -> Uốn cong dây thép vào chậu trên 3 điểm -> Hoàn thiện móc treo.

Làm móc treo cho lan

Nếu bạn làm giàn đúng kỹ thuật ngay từ đầu, việc chăm lan đối với bạn sẽ đơn giản đi rất nhiều. Theo kinh nghiệm thực tế của tôi, nếu làm giàn như trên, trung bình 100m2 tổng chi phí khoảng 20–30 triệu. Nếu chỉ làm 36m2 thì khoảng 5-10 triệu. Nếu so với giá trị lan trong giàn thì thực sự số tiền làm giàn không đáng kể!

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm giàn hoa lan đơn giản tại nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể để lại bình luận dưới bài viết chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Chúc bạn thành công!

Vườn Lan Minh Nhật - Chia sẻ đam mê!

Địa chỉ: Trại Lạo - Đồng Phong - Nho Quan - Ninh Bình

Điện thoại : 0966654078 [Mr Trung - Chủ Vườn ]

Email :

Website : //hoalanminhnhat.com

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRỒNG LAN TRÊN BAN CÔNG - SÂN THƯỢNG – CÁCH KHẮC PHỤC

Trang chủ Tin tức NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRỒNG LAN TRÊN BAN CÔNG - SÂN THƯỢNG – CÁCH KHẮC PHỤC

Tin tứcNgày: 22-07-2020 bởi: Nguyễn Thanh Vũ

Bạn là một người đam mê lan, nhưng bạn đang sống ở một nơi sầm uất, dân cư đông đúc, trên những tòa chung cư cao tầng, chật hẹp. Vậy nên bạn đã chọn cách trồng hoa phong lan trên ban công – sân thượng để mang một chút cảnh sắc thiên nhiên về với cuộc sống nơi phố xá đông đúc này.

Nhưng ban công – sân thượng lại không phải là một nơi lý tưởng để trồng lan, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh khi trồng cây lan trên ban công - sân thượng như ánh sáng, gió, nóng,…

Hãy cùng EASYPLANT nghiên cứu cách khắc phục những khó khăn khi trồng lan trên ban công – sân thượng nhé.

  • Sân thượng quá nắng, quá nóng:

Hầu như sân thượng nào cũng có nhiệt độ cao do bị nắng chiếu trực tiếp vào, đồng thời việc gần mái nhà sẽ khiến cho hơi nóng ảnh hưởng trực tiếp tới không gian của sân thượng. Khi trồng lan trên sân thượng điều này sẽ làm lan bị thiếu nước. Mà một khi cây lan đã bị khô và thiếu nước thì sẽ rất khó khăn để làm cho cây căng trở lại.

Cách khắc phục:

Bạn phải thường xuyên tưới nước cho cây lan của mình và phải tưới nhiều nước mỗi lần.

Ở dưới vị trí các chậu lan, bạn nên đặt các tấm thảm giữ nước để tạo môi trường mát mẻ, đảm bảo cây lan không bị thiếu hơi nước.

Đối với giá thể bạn nên chọn giá thể trồng có khả năng giữ nước cao như xơ dừa, bột dừa, dớn mềm, vỏ thông…và phủ trên bề mặt chậu những giá thể nhuyễn để tránh tình trạng bốc hơi nước diễn ra quá nhanh chóng. Không nên trồng lan trên ban công - sân thượng bằng lũa và than củi.

Nên chọn trồng các giống lan to khỏe, bộ rễ tốt để cây lan có thể thích nghi được với môi trường nắng nóng.

Sử dụng mái che đặt ở những hướng thích hợp. Nên sử dụng lưới che để vừa đảm bảo ánh sáng vừa đảm bảo không quá nóng [hạn chế dùng bạt, tôn để che cho vườn lan].

Bạn có thể bố trí các chậu lan gần sát vào nhau để tránh sự thoát hơi nước. Đồng thời chúng cũng che phủ lẫn nhau, tạo nên một cộng đồng có hơi ẩm.

Bạn phải tạo khoảng cách giữa chậu lan với nền nhà bằng cách treo chậu lan cao so với nền ít nhất 50cm để phòng những ngày nắng nóng, hơi nóng dưới nền xi măng tỏa ra làm cây lan mất nước.

Nếu có thể bạn nên lắp đặt hệ thống phun sương để cấp ẩm và điều hòa nhiệt độ vào những ngày khắc nghiệt cho lan.

  • Sân thượng quá nhiều gió:

Lan không thể nào phát triển nếu thiếu gió, chính cái tên phong lan đã nói lên điều đó, nhưng khi có quá nhiều gió thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lan

Do ở vị trí cao, ít được che chắn nên trên sân thượng lúc nào cũng có gió to và nhiều. Gió to không những làm cây thoát hơi nước nhanh dễ bị khô héo mà nó còn khiến cho các chậu cây bị lắc lư, không ổn định,  có thể rơi vỡ bất cứ lúc nào.

Cách khắc phục:

Bạn phải che chắn tại những hướng có nhiều gió, dùng hai lớp lưới để che kết hợp trồng thêm các cây cảnh cứng cáp ở xung quanh để tạo hàng rào che chắn, đồng thời cũng giúp trang trí thêm cho sân vườn

Nên treo chậu lan ở độ cao bằng với lan can của sân thượng để lan can cản bớt sức gió cho cây lan.

Bạn phải cố định các chậu cây sao cho chắc chắn để không bị tác động bởi gió, với các chậu lan nhỏ còn non yếu thì bạn nên đặt ở những nơi có ít gió nhất.

Mặc dù nóng nhưng sân thượng lại có ánh sáng hạn chế vì có phần mái nhà. Điều này thật không tốt vì ánh sáng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lan, phải nhận được đầy đủ ánh sáng thì cây lan mới phát triển khỏe mạnh đươc.

Cách khắc phục:

Bạn nên lắp thêm hệ thống đèn cho vườn lan trên sân thượng để cung cấp ánh sáng đầy đủ và liên tục nhất cho cây lan.

Hoặc bạn cũng có thể Sử dụng kính hắt sáng để tạo thêm ánh sáng cho khu vực trồng lan khi có mặt trời đi qua.

Đối với những câu lan to, đã phát triển thì bạn nên ưu tiên đặt chúng ở nơi có nhiều ánh sáng vào buổi chiều để chúng ra hoa đẹp và phát triển nhanh.

Còn đối với những cây lan con thì bạn nên đặt vào mơi có nhiều ánh sáng vào buổi sáng để chồi và mầm phát triển mạnh nhé.

Những cây lan phù hợp trồng trên không gian ban công – sân thượng gồm: Lan phi điệp,  Lan trầm tím, Lan đùi gà, Lan hạc vỹ, Lan hoàng lạp, Lan hồ điệp, và các loại lan kiều.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề