Cach lap 2 o cung ssd vao lap top năm 2024

Mở bài: Sẽ có một lúc máy tính bạn bị quá tải, không còn không gian lưu trữ, tốc độ máy sẽ chậm lại. Khi đó, việc lắp thêm ổ cứng là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lắp thêm ổ cứng SSD cho PC tại nhà nhanh chóng, dễ dàng. Xem ngay nhé!

1. Ổ cứng PC là gì?

Ổ cứng máy tính hay còn gọi là ổ cứng [Hard Disk Drive, viết tắt: HDD], là thiết bị giúp lưu trữ những dữ liệu của người dùng trên laptop hoặc máy tính. Ngày nay, ổ cứng càng được nâng cấp với tiêu chí gọn nhẹ và dung lượng cao.

Ngoài việc lưu trữ dữ liệu, ổ cứng còn giúp bạn khởi động máy nhanh hơn, máy vận hành nhanh chóng, giảm điện năng tiêu thụ và nhiệt độ của CPU,...

Thiết bị giúp lưu trữ dữ liệu

2. Tác dụng của việc lắp thêm ổ cứng cho PC

Việc lắp thêm ổ cứng cho PC đem đến cho máy tính bạn nhiều tác dụng hữu ích như:

  • Khởi động Windows cũng như tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh chóng.
  • Tăng thêm không gian lưu trữ dữ liệu và quá trình xử lý dữ liệu cũng rất nhanh.
  • Giúp bạn thực hiện các tác vụ công việc, nghe nhạc, xem phim thậm chí là chơi game cũng êm và mượt hơn.
  • Giảm cường độ hoạt động của bộ nhớ chính, tăng tuổi thọ của những linh kiện và cả máy tính.
  • Giảm điện năng tiêu thụ.

Tăng không gian và tốc độ lưu trữ

3. Cách chọn ổ SSD phù hợp cho PC

Trước khi lắp ổ cứng cho PC bạn cần lựa chọn được ổ SSD phù hợp cho PC và đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Dưới đây là những tiêu chí chính để bạn chọn ổ SSD:

3.1 Nên chọn SSD nào - 2.5 inch hay M.2?

Ổ cứng SSD có kích thước mỏng, dòng cơ bản chỉ có 2.5 inch, điều này cho phép bạn có thể lắp nhiều ổ trong một PC nếu thấy cần. Phiên bản mới của ổ cứng này là SSD M.2 có kích thước càng nhỏ hơn nữa. Nếu bo mạch chủ của bạn có hỗ trợ SSD M.2 thì hãy ưu tiên lắp. Nếu máy không hỗ trợ M.2 thì SSD 2.5 inch cũng là sự lựa chọn phù hợp.

Nên chọn SSD 2.5 inch hay M.2

3.2 Chọn đúng dung lượng

Khi lựa chọn ổ lưu trữ, bạn cần chú ý đến dung lượng của ổ cần chuyển nếu không muốn gặp sự cố trong quá trình chuyển dữ liệu. Với dung lượng ổ cần chuyển thấp hơn so với dung lượng của ổ hiện tại, các tác vụ thực hiện trên máy sẽ trở nên chậm chạp.

Lấy ví dụ ổ lưu trữ hiện tại của bạn là 500GB và đã sử dụng 350GB thì khi chuyển sang ổ SSD 250GB, các chương trình sẽ phải hoạt động một cách nặng nề. Lúc này bạn cần phải xóa bớt các file không cần thiết hoặc sử dụng một SSD khác với dung lượng lớn hơn.

Chọn đúng dung lượng phù hợp

3.3 Chọn tốc độ cho ổ SSD

Ổ cứng lưu trữ tốt dựa vào tốc độ đọc [tốc độ truy cập vào dữ liệu] và tốc độ ghi [khả năng lưu trữ dữ liệu]. Trong đó, SSD NVMe M.2 được nhiều người đánh giá cao, trong đó ổ đĩa NVMe hỗ trợ PCle 4.0 là nhanh nhất những điều kiện máy tính của bạn phải tương thích với ổ này.

Ổ cứng có tốc độ cao sẽ là lựa chọn tốt tuy nhiên giá thành sẽ không hề rẻ, vì vậy hãy lựa chọn dung lượng hoặc tốc độ phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách của bạn.

Lựa chọn tốc độ cao và tương thích với PC của bạn

4. Hướng dẫn cách lắp thêm ổ cứng cho PC đơn giản

infobox: Lưu ý: Bạn thực hiện các thao tác lắp thêm ổ cứng cho PC tại nhà nếu có kinh nghiệm và tự tin có thể làm được. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo thao tác lắp thì hãy mang máy đến trung tâm sửa chữa máy tính hoặc trung tâm bảo hành để được hỗ trợ tốt nhất.

4.1 Bước 1: Tắt máy tính, rút dây nguồn và tháo vỏ PC

Để gắn thêm ổ cứng cho PC, đầu tiên bạn phải tắt máy, rút nguồn và tháo vỏ máy tính ra.

Để gắn ổ cứng cho PC việc đầu tiên bạn hãy tắt máy và rút dây nguồn, sau đó tháo vỏ máy tính.

Lưu ý khi tháo máy:

  • Nếu bạn đang tháo máy ở khu vực dễ tĩnh điện thì hãy nối dây tiếp đất, sau đó quấn quanh cổ tay của bạn.
  • Nếu bạn chạm vào máy để tháo vỏ, hãy đặt tay xuống đất trước khi tiếp xúc với các linh kiện khác bên trong máy.

Rút nguồn trước khi tháo vỏ PC

4.2 Bước 2: Lựa chọn ổ cứng tương thích với PC và lắp đặt

Bạn hãy chọn ổ cứng phù hợp, tương thích với máy tính của mình. Sau đó, bạn ấn ổ cứng vào một vị trí trống ở giá lắp bên trong máy.

4.3 Bước 4: Gắn dây cáp điện vào ổ cứng

Trước khi gắn dây cáp điện bạn cần xác định vị trí cáp được đánh dấu SATA trên bo mạch chủ trong máy. Sau đó, tiến hành cắm dây cáp của ổ cứng mới vào ngay vị trí đó.

Lưu ý: Đầu cắm chỉ dùng một đầu nối và nằm ở bên phải.

Tiếp đó, bạn hãy tìm một dây cáp điện SATA trong giống như cấp dữ liệu SATA nhưng lớn hơn và được dẫn từ nguồn của máy tính rồi gắn vào.

Xác định vị trí gắn dây cáp điện vào ổ cứng

4.4 Bước 5: Lắp ổ cứng và vặn đúng vị trí

Bạn hãy kiểm tra máy tính của mình, nếu 2 ổ cứng được lắp cùng một vị trí trên giá lắp thì dùng tua vít nới lỏng các ốc vít để giúp dễ dàng cắm ổ cứng và dây cáp vào.

Sau khi cắm ổ cứng vào hoàn tất, bạn lắp lại vỏ máy tính, cắm điện và nhấn khởi động máy.

4.5 Bước 6: Khởi tạo ổ cứng mới

Để ổ cứng hoạt động được, bạn hãy cài đặt lại máy tính, các bước thực hiện:

Bước 1: Vào Computer và chọn Manage.

Bước 2: Ở cửa sổ Manage, chọn Disk Management trên thanh menu bên trái.

Bước 3: Lúc này cửa sổ Initialize Disk xuất hiện, bạn chọn dòng GPT [GUID Partition Table] và nhấn nút OK.

Các bước khởi tạo ổ cứng

4.6 Bước 7: Phân vùng cho ổ cứng

Để phân vùng cho ổ cứng, bạn cần thực hiện các bước:

Bước 1: Tại cửa sổ Computer Management và nhấn chuột phải vào vị trí của ổ cứng mới, sau đó chọn New Simple Volume.

Bước 2: Cuối cùng bạn chọn File System là NTFS rồi bấm Next.

Các bước phân vùng ổ cứng

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn được ổ cứng SSD phù hợp cho máy và cách lắp thêm ổ cứng SSD cho PC tại nhà cực đơn giản. Hẹn gặp bạn ở những chuyên đề sau.

Chủ Đề