Hướng dẫn chạy xe côn tay exciter 150 năm 2024

Hiện nay một số khách rất đam mê xe thể thao nhưng chưa từng sử dụng qua xe côn tay. Yamaha An Phú xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách chạy xe Exciter côn tay cũng như cách sử dụng các dòng xe tay côn khác như: Yamaha Fz 150i..

Với các dòng xe côn tay của Yamaha tại Việt Nam đều vận hành với kiểu số 1 tới và 4 lùi [vô số 1 thì đạp xuống, vô số 2,3,4,5 là móc lên].

Mô tả động tác vô số:

Bước 1: Vô số 1

Bóp hết tay côn phía bên trái, sau đó đạp chân cần số xuống để vô số 1, nhả từ từ tay côn để xe chạy.

Bước 2: Vô số 2,3,4,5

Tương tự muốn vô số 2,3,4,5 ta sẽ bóp sát tay côn và móc ngược cần số lên trên để vô số [đạp cần số để vô số 1, móc cần số để vô số 2,3,4,5].

Trường hợp muốn đưa số về số mo ta chỉ cần bóp sát tay côn hoặc tại vị trí số 2 ta đạp nhẹ xuống cần số để trở về mo.

Để xe được vận hành một cách êm ái, không bị giật thì động tác vô số và nhả côn cần phải phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn. Bóp hết côn rồi vô số và nhả côn từ từ để xe vận hành, khi xe chạy chậm phải trả về số nhỏ, thông thường xe chạy vận tốc và số như sau:

- 10km/h: vô số 2

- 20km/h vô số 3

- 30km/h vô số 4

- 40km/h vô số 5

Nếu ở vận tốc thấp mà đi số cao thường sẽ dễ bị tắt máy và có hại cho động cơ Exciter, vì thế người sử dụng cần siêng năng trả số hoặc vô số để xe vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu.

Các câu hỏi thường gặp:

Vì sao khi chạy ở số 1 xe hay bị tắt máy?

Trả lời: Các bạn bóp hết tay côn để vô số 1 nhưng lại nhả tay côn ra quá nhanh dẫn đến xe sẽ bị tắt máy, cần phải nhả hết sức chậm, sau khi đã nhuần nhuyễn và muốn chạy nhanh thì các bạn có thể lên kết hợp với động tác lên ga để xe chạy nhanh hơn.

Làm cách nào cho đỡ mỏi tay khi chạy trong thành phố mỗi khi dừng đèn xanh đèn đỏ?

Trả lời: Để đỡ mỏi tay mỗi khi dừng đèn xanh đèn đỏ không cách nào khác ngoài việc trả về số mo [N], việc trả về mo khi dừng có 2 điểm lợi, 1 là đỡ mỏi tay, 2 là vận tốc khởi đầu luôn là số 1 là tốt cho máy nhất. Nếu các bạn để số 2, 3 để chạy ở vận tốc từ 0 - 20km thì rất có hại cho bộ nồi đó nhé!

Một cách khác hữu hiệu không kém đó là tắt máy luôn vừa đỡ tốn xăng vừa đỡ mỏi tay, hiện nay trên thị trường có gắn thiết bị gạt chống tắt máy, các bạn có thể chế thêm chức năng này cho tiện nhé! [mình rất hay dùng cách này khi dừng đèn xanh đèn đỏ :-d]

Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.

Cách chạy xe côn tay không quá khó, chỉ cần bạn nhớ vài nguyên tắc như “côn ra, ga vào”, lưu ý khi lên số ứng với tốc độ và luyện tập thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ mê hoặc từ lúc nào không hay.

Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Vì những đặc điểm này mà xe côn tay cũng có cách vận hành khác biệt so với những dòng xe máy thông thường.

1. Cách khởi động xe và tìm điểm bắt côn

Hãy tập thực hành nhiều lần theo các bước sau:

  • Bước 1: Trả số về 0 trước khi nổ máy.
  • Bước 2: Đề máy ở chế độ ga nhỏ vài phút để nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết máy, sau đó mới chạy ga lớn – Kinh nghiệm này giúp bạn chạy xe côn tay êm ái và bền bỉ hơn.
  • Bước 3: Sau khi đã nổ máy xe, bóp và giữ chặt tay côn vào sát bên trong, dậm cần số về phía trước để vào số 1. Từ từ nhả tay côn thật chậm cho đến khi xe nhích về phía trước thì ngưng. Đây được gọi là điểm bắt côn.
  • Bước 4: Giữ nguyên tay côn ở điểm bắt côn để xe chạy chậm về phía trước. Nếu xe không đủ mạnh, hãy nhả nhẹ côn rồi tiếp tục giữ yên. Để xe dừng lại, bạn bóp chặt tay côn là được.

2. Cách sang số xe côn tay không bị giật

Để chuyển số xe côn tay, bạn cần phải nắm vững 02 nguyên tắc chính:

Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ:

Khi bóp côn để chuyển số bạn nên làm nhanh và dứt khoát nhưng khi bạn nhả côn thì cần phải từ từ. Việc này giúp xe không bị giật, bị bốc đầu hoặc chết máy. Bạn nên nhớ “Côn ra thì ga vào” [khi tay trái nhả côn TỪ TỪ thì tay phải ĐỒNG THỜI mở tay ga.]

Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe với vận tốc phù hợp với số, cụ thể là:

+ 0 – 10 km/h đi số 1. + 10 – 30 km/h đi số 2. + 30 – 50 km/h đi số 3. + 50 – 80 km/h đi số 4. + Trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6

Chinh phục thử thách càng khó thì bạn sẽ càng tăng sự thích thú. Và chạy xe côn tay thành thục chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm giác thú vị mà bạn không thể có khi chạy những dòng xe khác như khi có cảm giác cắt côn, leo dốc, đổ đèo,…

Để tập xe tay côn thuần thục, bạn nên chọn những khoảng đất trống hoặc đường vắng để an tâm thực hành nhé!

\>> BẢNG GIÁ XE CÔN TAY YAMAHA MỚI NHẤT

3. Cách về số mượt mà trên xe côn tay

Việc trả số cho xe côn tay gần giống với các dòng xe máy thông thường, riêng chỉ khác một chút ở phần bóp côn [ngắt côn]. Cụ thể:

  • Bước 1: Bóp côn trước khi về số.
  • Bước 2: Giảm ga và bóp phanh [nếu cần thiết].
  • Bước 3: Về số.
  • Bước 4: Nhả côn từ từ và tăng ga để xe tiếp tục di chuyển.

Lưu ý: Bạn cũng có thể về nhiều số cùng một lần bóp côn, tức là từ số 4 có thể bóp côn và đạp 3 lần để về số 1.

4. Những kinh nghiệm khác khi chạy xe côn tay

Tập ra côn: Sau khi vào số 1, tay trái bắt đầu thả côn thật chậm rãi. Sau nhiều lần tập, bạn sẽ biết nhả côn ở đoạn nào để điều chỉnh tay ga cho phù hợp. Bước luyện tập này rất quan trọng khi phải khởi động ở ngang dốc. Nếu thả côn vội vàng sẽ dẫn đến chết máy, nếu chưa thả đủ côn mà ga ngay thì xe không chạy và trôi dốc nếu không phanh.

Không rà tay côn liên tục: Rà tay côn là thao tác không nhả hết côn mà bóp giữ một lực kéo dài trong suốt quá trình chạy xe trên đường. Tuy nhiên nếu thực hiện thao tác này liên tục, các lá thép và lá bố bên trong bộ nồi sẽ trượt ma sát với nhau. Về lâu dài, các bộ phận này sẽ nhanh mài mòn, làm giảm hiệu suất truyền động từ động cơ đến hộp số, khiến xe bị ì và vận hành yếu.

Không cắt côn khi thả dốc: Nhiều người có thói quen cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính, tiết kiệm xăng. Tuy nhiên đây là sai lầm phổ biến trong cách chạy xe côn. Vì tình trạng này sẽ khiến xe mất độ bám đường, giảm tác dụng phanh và có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, [đáng lo nhất là khi đường quanh co phải cua nhiều].

Cách để đỡ mỏi tay côn: Các chuyên gia cho rằng khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn và nắm chặt tay lái xe. Nếu cứ giữ tay côn [thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe] sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn và bạn cũng sẽ rất mỏi tay.

Cách vận hành xe không bị ì: Nếu xe chưa đủ tốc độ mà bạn đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn [chạy ép số]. Vì thế, bạn cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn mà vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số. Bạn hãy lưu ý vận tốc và số cho phù hợp để xe chạy êm ái nhất.

Mẹo bảo dưỡng xe côn tay: Để xe côn tay vận hành trơn tru và tăng độ bền, bạn nên điều chỉnh côn tay hợp lý, thường xuyên bảo trì bộ phận nhông sên dĩa, kiểm tra và vệ sinh kỹ càng bộ phận lọc gió.

Tóm lại có thể thấy, cách chạy xe côn tay tuy không quá khó nhưng để trở nên điêu luyện hơn, bạn cần luyện tập thường xuyên.

Chạy xe côn tay thành thục chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm giác thú vị khi cắt côn, leo dốc, đổ đèo… mà bạn không thể tìm được khi chạy những dòng xe khác.

Hiện nay, một trong những dòng xe côn tay được ưa chuộng nhất là Yamaha Exciter vốn được mệnh danh là “ông vua đường phố”. Nếu muốn thử sức chạy xe côn tay thì hãy bắt đầu ngay với những chiếc Exciter nhé, chúc bạn thành công!

Ex 150 zin chạy được bao nhiêu?

Theo quá trình tăng tốc của Yamaha Exciter 155 VVA, ở cấp số 1, tốc độ xe có thể đạt khoảng 45km/h, cấp số 2 khoảng 63km/h, cấp số 3 khoảng 90km/h, cấp số 4 khoảng 107km/h, cấp số 5 khoảng 120km/h và vận tốc tối đa cấp số 6 là 150 km/h.

Xe Exciter 150 Có bao nhiêu số?

Mẫu xe số mà Yamaha sẽ ra mắt vào ngày 18.12 tới chính là chiếc Exciter 150 thế hệ mới, theo một nguồn tin chính thức. Thông tin mới nhất cho thấy, Yamaha Việt Nam sẽ giới thiệu mẫu xe côn tay Exciter thế hệ mới sử dụng động cơ 150 phân khối, hộp số 5 cấp vào ngày 18.12 tới.

Chỉ số trên xe Exciter 150 có ý nghĩa gì?

Nếu để ý các bạn sẽ thấy trên đồng hồ của xe Exciter 150 có một điểm mới đó là vòng đo tua máy, hay còn gọi là đồng hồ tua, đơn vị là RPM ["Revolutions-Per-Minute" hay "Rounds-Per-Minute"] chỉ số vòng quay mỗi phút của động cơ xe.

Chạy xe côn tay là như thế nào?

Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Vì những đặc điểm này mà xe côn tay cũng có cách vận hành khác biệt so với những dòng xe máy thông thường.

Chủ Đề