Cách sắp xếp đồ dùng học tập

CHUYÊN ĐỀ - GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN RÈN KỸ NĂNG SẮP XẾP ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GỌN GÀNG NGĂN NẮP

GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN RÈN KỸ NĂNG SẮP XẾP ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GỌN GÀNG NGĂN NẮP

Tài liệu đính kèm: Tải về

CHUYÊN ĐỀ:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN GIÁO DỤC HỌC SINH HÌNH THÀNH Ý THỨC SẮP XẾP ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GỌN GÀNG NGĂN NẮP SAU BUỔI HỌC

I/ SỰ CẦN THIẾT GIÚP HỌC SINH CÓ Ý THỨC SẮP XẾP ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

Vẫn biết hiện nay chương trình học của các em hầu hết các em đều phải học 2 buổi/ngày nên khoảng thời gian trống không nhiều, tuy nhiên việc giáo dục ý thức cho học sinh sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng là điều mà các nhà trường nên làm. Ngay trên ghế nhà trường cần xây dựng, hình thành cho học sinh có thói quen sắp xếp đồ dùng học tập sau mỗi buổi học, mỗi giờ học. Nhà trường và phụ huynh cần giúp các em biết cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng cho góc học tập ở nhà, ở lớp học thật gọn gàng ngăn nắp.

Ngay từ khi bé bắt đầu học tiểu học hay nói đúng hơn là bé học lớp một, nó khác hẳn so với những gì mà bé đang quen khi ở môi trường mẫu giáo và bố mẹ phải giúp bé có được những kỹ năng dưới đây để con có thể tiếp nhận khối kiến thức tốt hơn và nhất là bé không có cảm giác sợ đi học như những ngày đầu đến trường.

II. MỤC TIÊU:

- Giúp các em có thói quen xếp gọn đồ dùng trên bàn, trong lớp học.

- Giúp các em có tính tự giác sắp xếp khi đồ dùng học tập chưa thật sự gọn gàng.

- Biết hợp tác cùng bạn dọn dẹp khi lớp học, bàn học chưa được sạch sẽ.

- Biết làm việc vừa sức của mình ở nhà, ở trường học.

- Biết nhắc các bạn chưa có thói quen sắp xếp ĐDHT của mình thành biết tự giác.

III. CÁC GIẢI PHÁP:

1. Trước tiên là: Điều nên làm khi thầy [T] dạy học sinh ngăn nắp
- Trước hết thầy [T] phải là những tấm gương tốt cho các em. Nếu thầy [T] gọn gàng thì học sinh sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng.

- Thầy [T] giao cho các em biết tự sắp xếp lấy ĐDHT của mình ở bàn học, lớp học.

- Khi em lên 6 tuổi [vào lớp 1], bạn khuyến khích các em dọn bàn mình ngồi học, lau ghế trước khi ngồi Trước tiên, thầy [T] nên biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể nói: Lắng nghe, lắng nghe Nghe gì, nghe gì, hôm nay thi xem ai sắp xếp đồ dùng gọn gàng nhanh nhất nhé!.

- Xếp sách vở ngăn nắp vào trong cặp, ngăn bàn, chỗ ngồi

- Giải thích cho trẻ biết những lợi ích của công việc này.

- Khen ngợi chúng khi công việc của các em được hoàn thành tốt. Hoặc cũng có thể nhẹ nhàng khiển trách khi các em không làm tốt hoặc làm mà lại không cẩn thận.

2. Những điều thầy [T] không nên làm trước học sinh

- Nếu thầy [T] luôn miệng càu nhàu về sự bừa bãi của các em, điều này khôn những không giúp ích gì được mà còn khiến học sinh xa cách bạn hơn.

- Không nên chỉ trích quá đáng khi các em phạm những sai lầm, vì điều này sẽ dễ làm các em cảm thấy bị tổn thương.

Khi các em đang chơi một trò chơi nào đó, thầy [T] không nên bắt các em ngưng ngay vì bạn không thể chịu nổi sự bừa bãi. Lúc này thầy T chỉ nên nói với các em: Các em phải dọn dẹp cẩn thận khi đã chơi xong.

- Không nên lục soát và dọn dẹp chỗ ngồi cho các em khi các em không có mặt. Nếu chỗ ngồi của các em quá bừa bộn, thầy [T] hãy chờ các em về lớp để yêu cầu dọn dẹp.

- Khi thầy [T] tự tiện dọn dẹp, các em sẽ nghĩ rằng bạn đã can thiệp vào việc riêng của chúng. Điều này làm các em khó chịu và bất hợp tác.

Giáo dục thông qua lao động là việc làm quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở các em những phẩm chất của người lao động mới. Quét sân trường, quét lớp, nhổ cỏ, tưới cây, lau bàn ghế... là những hoạt động lao động thường xuyên của học sinh khi học tập tại trường.

3. Biết tự mình làm một số việc:

Hướng dẫn học sinh tự biết kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập, các món đồ cá nhân trước khi ra về, các em thường hay quên và rất hay làm mất các món đồ dùng trong những buổi đầu đi học. Dạy các em biết cách chuẩn bị và kiểm tra như vậy sẽ giúp cho các em cũng học được tính cẩn thận.

Dạy các em biết cách nói cảm ơn thầy [T] hay nhờ người lớn hoặc các bạn của mình giúp đỡ khi các em gặp khó khăn cũng là điều cần thiết. Các em cần biết rõ tên gọi trong khai sinh của mình khi đi học là vì nhận biết tên mình một cách đầy đủ, hướng dẫn các em cần biết nói một câu đầy đủ và diễn đạt hoàn chỉnh ý muốn của mình như vậy sẽ giúp mọi người xung quanh hiểu được những gì các em muốn nói và giúp các em không bị các bạn trêu trọc.

4. Dạy các em tuần 0 là rất cần thiết khi vào lớp 1

Dạy các em biết tên thầy [T], lời chào khi thầy [T] vào lớp, làm quen với ĐDHT . Trên, dưới, trước, sau, phải, trái, làm quen với các hiệu lệnh của thầy [T]Tư thế ngồi viết, cách mở một cuốn sách và biết các dòng kẻ theo thứ tự trang... Làm quen các nét cơ bản, một số trò chơi rèn kỹ năng

5. Dưới đây là các mẹo sắp xếp bàn học gọn gàng hơn.

5.1. Bắt đầu bằng việc dọn rác:

Để bàn học trở nên gọn gàng thì rác là thứ đầu tiên cần loại bỏ. Cách sắp xếp bàn học gọn gàng được bắt đầu bằng việc vứt bỏ những thứ không dùng đến, rác, vỏ bánh kẹo. Bạn có thể xáo trộn đồ để thu toàn bộ rác từ bàn học rồi sắp xếp lại sau đó.

Thầy [T] cũng nên hướng dẫn các em nhặt rác [quét rác] vào lúc nào ? Phân loại rác cũng góp phần quan trọng không kém. Thầy[T] chuẩn bị sọt đựng hai loại rác này nhắc nhở các em biết bỏ rác đúng quy định.

- Sắp xếp đồ dùng học tập vào quy củ:

Xong phần dọn rác, bước tiếp theo trong cách sắp xếp bàn học gọn gàng là sắp xếp lại vị trí của các đồ đạc. Việc sắp xếp góc học tập sạch sẽ, ngăn nắp giúp bạn khơi dậy hứng thú học tập hơn và việc học sẽ hiệu quả không ngờ.

Sắp xếp hợp lý đồ dùng học tập vào các vị trí trên bàn để không gian rộng rãi hơn. Những đồ dùng cồng kềnh nên đặt vào ngăn bàn hay thư viện lớp, tránh để trên mặt bàn chiếm diện tích.

5.2. Quản lý đồ dùng học tập:

Bàn học thường để rất nhiều ĐDHT phục vụ việc học bên cạnh sách và vở. Thế nhưng những loại ĐDHT tưởng chừng như lặt vặt này lại là yếu tố khiến bàn học lộn xộn nhất. Quản lý hiệu quả các loại ĐDHT này vừa giúp bàn học gọn mà khi cần bạn cũng có thể dễ tìm kiếm hơn. Bạn có thể phân loại các ĐDHT này theo môn học, kẹp vào trong các kẹp màu sắc bỏ vào rổ để phân biệt.

5.3. Trang trí bàn học:

Cách sắp xếp bàn học gọn gàng là trang trí bàn học bởi nếu chỉ có sách vở và đồ dùng học tập thì sẽ thật nhàm chán. Bạn nên điểm xuyết trang trí bàn học bằng lọ hoa hay các hành vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu. Việc này vừa giúp bàn học đẹp hơn vừa giúp bạn thêm yêu thích bàn học của mình.

5.4. Lên kế hoạch dọn dẹp bàn học định kì:

Bạn cần lên kế hoạch dọn dẹp bàn học định kì theo tuần hoặc theo tháng. Lên kế hoạch và tuân thủ kế hoạch là cách để bàn học luôn ngăn nắp, tránh tình trạng gọn 1 lần rồi thôi.

6. Cử chỉ văn minh

Cử chỉ văn minh là một trong những yêu cầu cơ bản của con người sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, các em cần phải biết một số cử chỉ tối thiểu như: không nhổ nước bọt bừa bãi, không tiểu tiện sai nơi quy định, không gây ồn ào nơi công cộng, biết xếp hàng chờ đến lượt, chấp hành luật giao thông

Để rèn luyện cho các em hình thành cách ứng xử văn minh, bạn nên quan sát các phản ứng của các em khi gặp các tình huống cụ thể trong một thời gian. Từ đó, bạn sẽ có những giảng giải và hướng dẫn kịp thời cho các em.

7. Ai cũng có việc phải làm

Bảy tuổi là các em đã vào lớp một được khoảng 1 năm và sau khoảng thời gian này, các em cần nhận ra và hiểu rằng người lớn đi làm, còn trẻ em đến trường. Ai cũng có việc phải làm và có sự phân công rất công bằng. Vì vậy, không có lý do để các em từ chối đến trường hay không tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi thấy các em có tính khí thất thường và xuất hiện tâm lý rút lui, bạn nên kiên nhẫn tìm hiểu lý do, đồng thời giúp các em vượt qua.

8. Học tập và vui chơi theo thời gian biểu

Thói quen sắp xếp công việc một cách có trình tự có thể nâng cao ý thức tự giác và hiệu quả học tập, làm việc của một học sinh. Nhưng quả thật là khó để các em có thể làm vệ sinh, tự quản ôn bài đúng giờ bởi các em nhỏ mải chơi, nhác học không phải là chuyện hiếm thấy.

Cách tốt nhất để các em dần loại bỏ thói quen xấu này là thầy, cô chủ động nhắc các em về những việc cần làm theo thời gian biểu, ví dụ: 13 giờ 45 phút là đến giờ ôn bài [truy bài], Các em đi đến trường 13 giờ 30 quét rác [lượm rác] ! Hoặc cho các em tự làm thời gian biểu để các em tự giác với các công việc trong học tập cũng như lao động.

IV. KẾT LUẬN:

Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đưa vào chuyên đề này, áp dụng vào việc giáo dục cho các em có ý thức biết tự sắp xếp ĐDHT gọn gàng sau những buổi học, giờ học một cách tự giác. Chúng tôi mong muốn các giải pháp này sẽ góp phần giúp học sinh yêu thích hơn. Từ đó các em thêm yêu trường, lớp học của mình. Chúng tôi luôn hi vọng với giải pháp nhỏ này sẽ được áp dụng ở tất cả các lớp của trường tiểu học Vĩnh Thắng 1 trong thời gian tới. Rất mong nhận được những lời góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để giải pháp ngày càng được hoàn thiện hơn ./.

Vĩnh Thắng, ngày 04 tháng 12 năm 2017

Người viết

Tạ Thu Hiền


Video liên quan

Chủ Đề