Cách tăng pH cho hồ cá

Xem nhanh

  1. Độ pH trong hồ thủy sinh là bao nhiêu?
  2. Phương pháp giảm pH cho hồ thủy sinh
  3. Cách tăng pH cho hồ thủy sinh

pH trong hồ thủy sinh quyết định sống và sự sinh trưởng của cả cá và cây thủy sinh. pH tăng và giảm là nguyên nhân phá hủy da và mang cá, khiến cá chậm lớn,Có cách nào để tăng, giảm pH cho hồ thủy sinh không?

Độ pH trong hồ thủy sinh là bao nhiêu?

pH là chỉ số đo hoạt động của các ion trong dung dịch hay còn là độ axit hay bazơ của nó. Hiểu một cách đơn giản: nước có độ pH=7 đồng nghĩa môi trường đó là trung tính. Nhỏ hơn 7 được coi là có tính axit, lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Độ pH trong hồ thủy sinh lý tưởng nhất là từ 6-8

Theo phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sinh cho biết: Độ pH trong hồ thủy sinh lý tưởng nhất trong khoảng từ 6-8 và tùy thuộc vào từng loài cá mà có độ pH tương ứng.

Độ pH cũng quyết định đến sự sinh trưởng, sự sống của cây thủy sinh. Chẳng hạn như cây Huyết Tam Lang sẽ ra màu đỏ khi hồ cá thủy sinh có pH > 7 và sẽ ngã vàng xanh khi pH < 7.

Khi độ pH trong hồ thủy sinh thấp hoặc lớn hơn mức quy định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, sinh sản, nguy hiểm hơn có thể làm chết cá,Cụ thể:

Nếu pH hồ thủy sinh < 5.5, đồng nghĩa môi trường nước của cá đang có tính axit cao. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến chất nhờn của da cá, làm hạn chế quá trình hô hấp của cá và nếu để tình trạng này kéo dài còn có thể làm chết cá.

Ngược lại nếu pH hồ thủy sinh lớn hơn 8.5, lúc này môi trường nước của cá có tính kiềm cao. Đây là nguyên nhân phá hủy da và mang cá. Khi chỉ số pH cao sẽ làm giảm sự vận chuyển oxi, cá chậm lớn do trao đổi chất quá nhiều.

pH không chỉ ảnh hưởng đến mang, da cá mà còn quyết định đến sự sống còn của cá. Một số thủy sinh còn có thể biến đổi màu da theo chỉ số độ pH có trong hồ [cá rồng]. Chính vì thế việc nắm rõ độ pH tương ứng cho từng loại cá và kiểm soát chỉ số này là thước đo hiệu quả nhất nếu bạn muốn có một hồ cá cảnh như ý muốn.

Phương pháp để kiểm tra độ pH trong hồ thủy sinh đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng máy đo độ pH. Chỉ sau vài giây thao tác, người dùng đã có được kết quả hiển thị trên màn hình LCD. Bộ lưu trữ các kết quả đo của máy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các chỉ số.

Máy đo pH là một máy kiểm tra chất lượng nước nói chung và đang được nhiều khách hàng sử dụng để đo pH trong hồ thủy sinh. Máy có sự đa dạng về chủng loại, giá thành,nên tùy thuộc vào nhu cầu, tần suất, mục đích sử dụng để có thể lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Sử dụng máy đo pH để kiểm tra chất lượng nước trong hồ thủy sinh

Nếu bạn chưa biết mua máy đo pH hồ thủy sinh, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau:

  • Bút đo TDS trong bể thủy sinh giá rẻ bán chạy nhất 2020
  • 4 Yếu tố quan trọng khi chọn mua bút đo TDS

Phương pháp giảm pH cho hồ thủy sinh

pH trong hồ thủy sinh tăng có thể do những nguyên nhân sau:

  • San hô [ tan Caxi, Mg và HCO3]
  • Sỏi 3 màu có lẫn vỏ ốc nhỏ
  • Cát muối tiêu [ san hô, vỏ ốc xay nhuyễn]
  • Một số loại đá màu trắng như đá tai mèo, kẹp kem,

Đầu tiên, bạn nên lấy tất cả những thứ trên ra khỏi hồ và thực hiện giảm pH cho hồ thủy sinh theo một số cách sau:

Cung cấp CO2 dạng khí nén. Cách này theo đánh giá là vừa dễ lại vừa có lợi cho cây thủy sinh và sự cân bằng trong hồ thủy sinh. Chỉ cần dùng khí CO2 làm giảm độ pH từ 0.7 đến 1 độ pH là an toàn và cung cấp đầy đủ khí CO2 cho cây.

Cung cấp CO2 cho hồ thủy sinh

Đo độ pH của hồ khi có khi CO2 rồi ghi lại kết quả làm mốc. Sau đó, bạn bắt đầu cho CO2 vào hồ và nên nhớ cứ 30 phút, bạn tiến hành đo pH 1 lần. Chỉ cần thấp hơn mức khi chưa có CO2 1 độ là được rồi.

Sử dụng 1 số acid an toàn như: Ascorbic acid [vitamin C], Acid nitric [HNO3], Acid Citric, hoặc Acid Phốt pho ríc [H3PO4 chuyên hạ ph cho hồ cá dĩa]

Cách dùng: Lấy vài ml acid trên, pha loãng vào rồi cho vào hồ, sau 5-10 phút, bạn tiến hành đo lại pH trong hồ thủy sinh xem giảm được độ pH ở mức nào rồi [ Hồ 300 lít, dùng đến 10ml HN03 hạ được 1 độ pH].

Chú ý khi sử dụng acid: Không hít, chạm vào, cất ở những vị trí an toàn, tránh xa trẻ nhỏ.

Cách tăng pH cho hồ thủy sinh

Cách tăng pH cho hồ thủy sinh an toàn nhất là sử dụngbaking soda [NaHCo3] bởi chúng không làm ảnh hưởng tới độ cứng của nước hơn nữa, giá thành rẻ, dễ mua. Bạn dùng với liều lượng 8-9gram baking soda pha loãng ra vào 1 ly nước rồi đổ thẳng vào hồ. Cách này có thể tăng 1 độ pH cho hồ 100 lít nước.

Sử dụng banking soda là cách tăng pH cho hồ thủy sinh

Không nên sử dụng san hô để tăng pH trong hồ thủy sinh. Bởi ngoài tanHCO3 làm tăng Kh, Ph, nó còn tan luôn Ca và Mg làm tăng luôn độ cứng của nước, tăng tds cao và khó có thể kiểm soát.

Sục khí O2 cũng là cách tăng pH cho hồ thủy sinh bởi chúng có tác dụng loại trừ CO2 trong hồ.

Như trong phần trên cũng có nói đá kẹp kem cũng là nguyên nhân khiến cho pH trong hồ thủy sinh tăng. Nếu pH mà bạn đo được trong hồ cao hơn ngưỡng tiêu chuẩn mà trong hồ nhà bạn có nhiều loại đá này, hãy bỏ chúng ra khỏi hồ.

Ngược lại nếu pH trong hồ đo được thấp hơn từ 6-8 thì đá kẹp kem tăng pH cũng là phương pháp được nhắc đến. Số lượng cụ thể được cho vào phụ thuộc vào kết quả sau mỗi lần bạn kiểm tra.

Chắc hẳn với những thông tin mà maydochuyendung.com vừa chia sẻ sẽ giúp cho cuốn cẩm nang kĩ thuật nuôi cá thủy sinh của bạn mỗi ngày một dày hơn và là hành trang giúp bạn nuôi cá cảnh tốt hơn, hiệu quả hơn và không xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn.

Video liên quan

Chủ Đề