Cách tính chu vi hình vuông khuyết

Thông tin tác giả

Tham khảo

X

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 24 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Bài viết này đã được xem 116.966 lần.

Chu vi của một hình hai chiều là tổng độ dài đường biên bao quanh hình đó, hoặc là tổng độ dài các cạnh của nó.[1] Theo định nghĩa thì hình vuông là một hình 4 cạnh với độ dài các cạnh bằng nhau, và 4 góc vuông [90°].[2] Vì cả bốn cạnh có độ dài bằng nhau nên việc tìm chu vi hình vuông rất dễ! Bài viết này hướng dẫn bạn cách tìm chu vi hình vuông nếu bạn biết độ dài một cạnh. Sau đó bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách tìm chu vi hình vuông nếu chỉ biết diện tích, và cuối cùng là cách tính chu vi hình vuông nội tiếp trong hình tròn đã biết bán kính.

Các bước

Phương pháp 1 của 3:
Tính chu vi khi biết độ dài một cạnh

  1. 1
    Nhớ lại công thức tính chu vi hình vuông. Đối với hình vuông có độ dài cạnh là S, chu vi sẽ bằng bốn lần độ dài cạnh đó: P=4s.
  2. 2
    Xác định độ dài một cạnh và nhân nó cho 4 để tìm chu vi. Tùy vào bài toán, bạn có thể đo độ dài cạnh bằng thước, hoặc xem dữ kiện trong bài để xác định độ dài một cạnh. Sau đây là một số ví dụ về cách tính chu vi:
    • Nếu hình vuông có độ dài cạnh là 4 thì P = 4 * 4 = 16.
    • Nếu hình vuông có độ dài cạnh là 6 thì P = 4 * 6 = 24.

Phương pháp 2 của 3:
Tính chu vi khi biết diện tích

  1. 1
    Công thức tính diện tích hình vuông. Diện tích của một hình chữ nhật bất kì [nhớ rằng hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt] được định nghĩa bằng chiều dài nhân chiều rộng.[3] Vì chiều dài và chiều rộng của hình vuông bằng nhau nên diện tích hình vuông với độ dài cạnh s sẽ là s*s, hoặc A = s2.
  2. 2
    Lấy căn bậc 2 của diện tích. Lấy căn bậc 2 của diện tích sẽ cho bạn biết độ dài một cạnh của hình vuông. Thông thường bạn phải dùng máy tính cầm tay để lấy căn bậc 2, bằng cách nhập giá trị diện tích vào máy và nhấn phím căn bậc 2 []. Bạn cũng có thể học cách Tính căn bậc 2 bằng tay!
    • Nếu diện tích hình vuông là 20, độ dài cạnh s =20 = 4,472.
    • Nếu diện tích hình vuông là 25 thì s = 25 = 5.
  3. 3
    Nhân độ dài cạnh với 4 để tìm chu vi. Lấy độ dài cạnh s mà bạn vừa tính được để thay vào công thức tính chu vi P = 4s. Kết quả nhận được là chu vi hình vuông!
    • Đối với hình vuông có diện tích 20 và độ dài cạnh là 4,472, chu vi P = 4 * 4,472 = 17,888.
    • Đối với hình vuông có diện tích 25 và độ dài cạnh là 5, chu vi P = 4 * 5 = 20.

Phương pháp 3 của 3:
Tính chu vi hình vuông nội tiếp hình tròn đã biết bán kính

  1. 1
    Hiểu thế nào là hình vuông nội tiếp. Các hình nội tiếp xuất hiện khá thường xuyên trong các bài thi chuẩn hóa như GMAT và GRE, vì vậy bạn cần biết định nghĩa của hình nội tiếp. Hình vuông nội tiếp hình tròn là một hình vuông được vẽ trong hình tròn sao cho bốn đỉnh [góc] của nó nằm trên đường tròn.[4]
  2. 2
    Nhận biết mối quan hệ giữa bán kính hình tròn và độ dài cạnh hình vuông. Khoảng cách từ tâm hình vuông nội tiếp đến mỗi góc của nó bằng với bán kính của hình tròn. Để tìm độ dài s, chúng ta phải tưởng tượng cắt hình vuông thành hai nửa theo đường chéo, để có hai tam giác vuông. Mỗi tam giác vuông này sẽ có các cạnh góc vuông bằng nhau là ab, cạnh huyền là c và nó dài bằng hai lần bán kính hình tròn, nghĩa là bằng 2r.
  3. 3
    Sử dụng Định lý Pytago để tìm độ dài cạnh hình vuông. Định lý Pytago phát biểu rằng đối với một tam giác vuông bất kì có các cạnh góc vuông ab, và cạnh huyền là c, thì ta có công thức a2 + b2 = c2.[5] Vì cạnh ab bằng nhau [chúng ta vẫn đang làm việc với hình vuông] và biết c = 2r, ta có thể viết ra phương trình và đơn giản phương trình đó để tìm độ dài cạnh như sau:
    • a2 + a2 = [2r]2"', bây giờ đơn giản phương trình thành:
    • 2a2 = 4[r]2, bây giờ chia hai vế cho 2:
    • [a2] = 2[r]2, sau đó lấy căn bậc 2 của mỗi vế:
    • a = [2r]. Độ dài cạnh s của hình vuông nội tiếp = [2r].
  4. 4
    Nhân độ dài cạnh hình vuông với 4 để tìm chu vi. Trong trường hợp này, chu vi hình vuông P = 4[2r]. Vì tính chất phân phối của số mũ nên chúng ta biết 4[2r] bằng 42 * 4r, đơn giản giá trị này cho phương trình sau: chu vi của bất kì hình vuông nào nội tiếp trong hình tròn có bán kính r sẽ là P = 5,657r![6]
  5. 5
    Giải một phương trình ví dụ. Cho một hình vuông nội tiếp hình tròn có bán kính 10. Nghĩa là đường chéo của hình vuông này = 2[10] = 20. Sử dụng Định lý Pytago chúng ta có 2[a2] = 202, do đó 2a2 = 400. Bây giờ chia hai vế cho 2 để có a2 = 200. Sau đó lấy căn bậc 2 của mỗi vế để có a = 14,142. Nhân giá trị này cho 4 và bạn sẽ tìm được chu vi hình vuông: P = 56,57.
    • Lưu ý rằng bạn có thể tìm ra kết quả tương tự bằng cách nhân bán kính 10 cho 5,657. 10 * 5.567 = 56,57, nhưng bạn khó nhớ giá trị này khi đang làm bài thi, do đó tốt hơn bạn nên nhớ quá trình tính để tìm được kết quả.

Lời khuyên

  • Lý do vì hình vuông có 4 cạnh.

Video liên quan

Chủ Đề