Cách tính lương phép năm 2023

Nếu công ty có quy định thêm ngày nghỉ cho nhân viên ngoài những ngày hưởng nguyên lương được luật quy định thì người lao động vẫn đi làm ngày đó có được trả thêm 300% lương không?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định những ngày người lao động nghỉ việc làm được hưởng nguyên lương [còn gọi là ngày nghỉ có hưởng lương] như sau: Ngày lễ, Tết.

Khoản 1 Điều 112 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 1 ngày [ngày 1/1 dương lịch];

- Tết Âm lịch: 5 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 1 ngày [ngày 30/4 dương lịch];

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày [ngày 1/5 dương lịch];

- Quốc khánh: 2 ngày [ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau];

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày [ngày 10/3 âm lịch].

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Nghỉ hằng năm

Khoản 1 Điều 113 quy định,  người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 114 quy định, cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Nghỉ việc riêng hưởng nguyên  lương

Khoản 1 Điều 115 quy định, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 1 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

Tiền lương làm thêm giờ ít nhất bằng 150% vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương

Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài câu hỏi người lao động được nghỉ việc có hưởng lương gồm những ngày nào, bà Trần Cẩm Hương còn nêu trường hợp công ty có quy định thêm ngày nghỉ cho nhân viên ngoài những ngày hưởng nguyên lương được luật quy định, thì người lao động vẫn đi làm ngày đó thì có được trả thêm 300% lương hay không?  Theo luật sư, trường hợp ngoài các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động, mà công ty bổ sung thêm ngày nghỉ không hưởng lương, thì khi được huy động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bổ sung đó được coi là làm thêm giờ vào ngày thường, người lao động được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm [không được trả 300%].

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


Đại dịch Covid 19 đã làm gián đoạn quá trình tăng lương của người lao động nói chung và những đối tượng được hưởng lương hưu nói riêng. Vậy năm 2023 có tăng lương hưu không? Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc thắc mắc.

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ không tăng nữa.

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019  quy định, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.

Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2023 đóng đủ 24 năm BHXH thì được hưởng lương hưu bằng 53% tiền lương tháng đóng BHXH.

Còn lương hưu của lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023 được tính như sau:

– Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

– Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Do đó, lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023, đóng đủ 25 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 63% tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối tượng nào nghỉ hưu được hưởng lương hưu tối đa?

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ không thay đổi nữa. Lao động nữ cần đóng tối thiểu 15 năm và lao động nam cần đóng tối thiểu 20 năm.

Cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa:

Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa = [Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu] + 15

Như vậy, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa. Còn lao động nữ, đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa.

Trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc, nhưng về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.

Phương án điều chỉnh lương cơ sở 2023

Dự kiến ngày 20/10/2022 sẽ diễn ra phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Tại buổi khai mạc phiên họp 16 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc chi biết: Tại phiên họp này, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Mức hưởng lương hưu, trợ cấp khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu

Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức được tính bằng công thức:

Tiền lương cơ sở x Hệ số lương

Chẳng hạn, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.

Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.

Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng [nếu được Quốc hội thông qua] thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.

Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các loại phụ cấp theo lương cơ sở bao gồm:

– Phụ cấp độc hại.

Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại gồm 4 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

– Phụ cấp khu vực.

Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

– Phụ cấp lưu động.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Ngoài việc dùng để tính lương công chức, viên chức thì mức lương cơ sở còn dùng để tính các khoản sinh hoạt phí, hoạt động phí, xác định khoản tiền đóng BHXH bắt buộc tối đa,…

Trên đây là Năm 2023 có tăng lương hưu không? được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Website: //accgroup.vn

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề