Cách tính số bình quân

Đối với những bạn sinh viên học chuyên ngành kế toán đều phải học cách tính bình quân gia quyền. Đây là một kiến thức vô cùng quan trọng, được áp dụng nhiều sau khi đi làm. Nhưng có rất nhiều bạn sinh viên vẫn mơ hồ, chưa nắm được lý thuyết, công thức tính bình quân gia quyền. Chính vì vậy, hãy cùng Góc Hạnh Phúc tìm hiểu cách tính bình quân gia quyền nhé.

Giới thiệu bình quân gia quyền

Bình quân gia quyền hay có tên gọi khác là trung bình cộng gia quyền được hiểu là chỉ số trung bình có trọng số. Nó là giá trụ trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của những phần tử trong tập hợp những số đó. Bên cạnh đó, mỗi phần tử trong tập hợp được gọi là 1 giá trị quan sát, gắn với một trọng số.

Trọng số là đại lượng phản ánh đến độ tin cậy. Đại lượng chỉ tần suất lặp lại hoặc đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của thông tin phục vụ cho tính toán.

Cách tính bình quân gia quyền được ứng dụng trong nhiều trường hợp như:

  • Ứng dụng để tính toán bình quân trong toán học thống kê
  • Ứng dụng để tính giá trị hàng hóa, giá trị xuất nhập khẩu, giá trị nguyên liệu dùng trong sản xuất, giá trị tồn kho… Trong những lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và kế toán.

Cách tính bình quân gia quyền trong kế toán

Có 3 cách tính bình quân gia truyền trong kế toán được áp dụng nhiều nhất như:

  • Tính bình quân gia quyền liên hoàn
  • Tính bình quân gia quyền cuối kỳ
  • Tính bình quân gia quyền trong excel

Để thực hiện được 3 cách tính trên việc quan trọng nhất bạn phải nhớ và áp dụng được công thức tính bình quân gia truyền.

Công thức tính bình quân gia quyền

1. Công thức tính bình quân gia quyền liên hoàn [giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập]

Đơn giá bình quân mỗi lần nhập = [giá trị tồn kho trước khi nhập + giá trị nhập] / [Số lượng tồn trước khi nhập + số lượng nhập]

Ưu và nhược điểm của cách tính giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập là:

  • Ưu điểm: Với cách tính này sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm của những cách trên. Nó mang lại hiệu quả, tính chính xác, và cập nhật được thường xuyên. Bởi vì tính chính xác của cách này nên thường được áp dụng để tính giá xuất kho ngoại tệ
  • Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, mất thời gian tính toán nhiều lần.

Ví dụ minh họa: Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Kim Khí Việt Đức trong tháng 5/2021 có số liệu thống kê như sau:

  • Ngày 1/5/2021 tay nắm cửa kính tồn kho đầu kỳ là 200 chiếc, đơn giá là 78.000đ, tổng giá trị là 15.600.000đ
  • Ngày 3/5/2021 nhập kho 400 chiếc tay nắm cửa kính, đơn giá 81.000đ, tổng giá trị là 32.400.000đ
  • Ngày 4/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 300 chiếc
  • Ngày 7/5/2021 nhập kho tay nắm cửa là 300 chiếc, đơn giá 74.000đ, trị giá là 22.200.000đ
  • Ngày 15/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 100 chiếc.

Công ty Việt Đức thực hiện tính giá xuất kho bằng cách áp dụng công thức tính bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập như sau:

  • Ngày 3/5/2021 nhập kho 400 chiếc tay nắm cửa, tổng giá trị là 32.400.000đ

Vì công tý tính giá bình quân sau mỗi lần nhập nên tại ngày 3/5/2021, xác định giá đơn vị bình quân 1 chiếc tay nắm cửa kính là:

[15.600.000đ + 32.400.000đ] / [200 + 400] = 80.000đ/ 1 chiếc

– Ngày 4/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 300 chiếc

Tại ngày 4/5/2021, công ty Việt Đức phải tính được các chỉ tiêu như: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của tay nắm cửa kính.

+ Giá trị 300 chiếc tay nắm cửa kính xuất kho ngày 4/5/2021 = 80.000đ x 300 = 24.000.000đ

+ Giá trị tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 4/5/2021 = 15.600.000đ + 32.400.000đ – 24.000.000đ = 24.000.000đ

+ Số lượng tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 4/5/2021 = 200 + 400 – 300 = 300 chiếc

  • Ngày 7/5/2021 nhập kho tay nắm cửa kính 300 chiếc, đơn giá 74.000đ, trị giá 22.200.000đ

Vì công ty tính giá bình quân sau mỗi lần nhập nên tại ngày 7/5/2021, xác định giá đơn vị bình quân 1 chiếc tay nắm là:

[24.000.000đ + [300 x 74.000đ]] / [300 + 300] = 77.000đ/ chiếc

– Ngày 15/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 100 chiếc

Tại ngày 15/5/2021, công ty Việt Đức phải tính được các chỉ tiêu là: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho, số lượng tồn kho của tay nắm cửa kính.

+ Giá trị 100 chiếc tay nắm cửa kính xuất kho ngày 15/5/2021 = 100 x 77.000đ = 7.700.000đ

+ Giá trị tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 15/5/2021 = 24.000.000đ – 7.700.000đ = 16.300.000đ

+ Số lượng tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 15/5/2021 = 300 + 300 – 100 = 500 chiếc

Như vậy ta thấy nếu doanh nghiệp áp dụng tính giá trị xuất kho theo cách tính bình quân gia quyền liên hoàn thì cứ sau mỗi lần nhập kho chúng ta lại xác định lại đơn giá bình quân của từng loại tay nắm cửa kính, công dụ, dụng cụ và sản phẩm. Sau mỗi lần xuất kho chúng ta xác định giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho tay nắm cửa kính.

2. Công thức tính bình quân gia quyền cuối kỳ

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = [Giá trị tồn đầu + giá trị nhập trong kỳ] / [số lượng tồn đầu + số lượng nhập trong kỳ]

Công thức này được rất nhiều người làm nghề kế toán áp dụng vào excel. Công việc này thường được làm vào cuối kỳ, chỉ cần tổng hợp những lần xuất ra và nhập vào bạn sẽ tính được đơn giá xuất kho cho kỳ kế toán của mình. Kỳ kế toán các bạn có thể sử dụng theo tháng, quý, hoặc năm để phục vụ cho công tác tính giá vốn, tổng hợp lãi lỗ vào cuối kỳ.

Ví dụ minh họa: Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Kim Khí Việt Đức cho số liệu thống kê như sau:

  • Tay nắm cửa kính tồn kho đầu tháng 4/2021 là 300 chiếc với đơn giá là 77.000đ/1 chiếc
  • Tổng nhập trong tháng 4/2021 của tay nắm cửa kính là 400 chiếc với đơn giá là 78.000đ/1 chiếc
  • Tổng xuất kho trong tháng 4/2021 của tay nắm cửa kính là 600 chiếc
  • Công ty Việt Đức tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Với số liệu như trên, kế toán của công ty Việt Đức tính giá trị xuất kho 600 chiếc tay nắm cửa như sau:

Tính giá bình quân 1 chiếc tay nắm cửa kính = [[300 x 77.000đ] + [400 x 78.000đ]] / [300 + 400] = 77.571 đ/ chiếc

Tính trị giá thực tế xuất kho 600 chiếc tay nắm cửa kính = 600 x 77.571 = 46.542.600đ

Trên đây là công thức, cách tính bình quân gia quyền cuối kỳ và liên hoàn. Nếu như trong thời gian tính toán bạn gặp khó khăn, hoặc vẫn chưa hiểu rõ về cách tính bình quân gia quyền hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn nhanh nhất.

Với mỗi lượng biến xi có tần số tương ứng fi. 

Số trung bình gia quyền được xác định bằng công thức:

                                                  Tổng [xi.fi]

Số trung bình gia quyền = --------------------------

                                                    Tổng [fi]

Trong đó:

xi là giá trị lượng biến quan sát

fi là tần số lượng biến quan sát

Ví dụ 1: Tính số trung bình gia quyền trong trường hợp tài liệu không phân tổ

Có tài liệu về mức thu nhập của các hộ theo tháng như sau:

 Thu nhập hàng tháng [triệu đồng] - xi Số hộ - fi
 5.000
 5.250 8
 5.400
 5.45010 
 5.60012 
 6.00030 
 6.20015 
 6.300
 6.500
 Tổng100 
Ta lập bảng tổng thu nhập hàng tháng các hộ như sau:

 Thu nhập hàng tháng [triệu đồng] - xi Số hộ - fi xi.fi
 5.000 15.000
 5.250 8 42.000
 5.400 48.600
 5.45010  54.500
 5.60012  67.200
 6.00030  180.000
 6.20015  93.000
 6.300 44.100
 6.500 39.000
 Tổng100  583.400
Từ đó xác định số trung bình gia quyền một cách đơn giản:

                                            583.400

Số trung bình gia quyền = -------------

                                                100

Ví dụ 2: Tính số trung bình gia quyền trong trường hợp tài liệu có phân tổ

- Trường hợp dãy số được phân tổ thì lượng biến xi là trị số giữa của các tổ.

- Nếu dãy số có tổ mở thì lấy khoảng cách tổ của tổ gần tổ mở nhất để tính giới hạn trên của tổ mở để từ đó xác định được giá trị xi.

+ Đối với tổ không có giới hạn trên:

                            [giới hạn dưới của tổ mở + khoảng cách tổ của tổ trước đó]

Giới hạn trên = ---------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                 2

+ Đối với tổ không có gới hạn dưới:

                                 [giới hạn trên của tổ mở - khoảng cách tổ của tổ sau đó]

Giới hạn dưới = ------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                 2

Tùy theo tính chất của nội dung nghiên cứu mà có thể chọn giá trị xi cho phù hợp.

Có số liệu thu thập hàng tháng [ngàn đồng] của nhân viên một công ty như sau:

 Thu nhập hàng tháng [ngàn đồng] Số nhân viên
 500 - 520
 520 - 54012 
 540 - 56020 
 560 - 58056 
 588 - 60018 
 600 - 620 16 
 Trên 62010 
 Tổng140 
Từ bảng trên ta tính được bảng sau:

Thu nhập hàng tháng [ngàn đồng] xi Số nhân viên - fi xi.fi
 500 - 520 510 4.080
 520 - 540 53012  6.360
 540 - 560 55020  11.000
 560 - 580 57056  31.920
 588 - 600 59018  10.620
 600 - 620  61016  9.760
 Trên 620 63010  6.300
 Tổng 140  80.040
Áp dụng công thức, ta dễ dàng tìm được số trung bình gia quyền:

                                                      80.040

Số trung bình gia quyền = ------------------------ = 571,71

                                                        140

Chú ý:

Việc ước lượng các giá trị xi có chính xác hay không còn phụ thuộc vào phân phối của từng tổ. 

+ Nếu phân phối của từng tổ có tính chất đối xứng thì việc ước lượng xi có thể chấp nhận được.

+ Còn đối với các trường hợp phân phối của tổ lệch trái hoặc lệch phải thì kết quả khó có thể chấp nhận được.

Do đó trong quá trình tính toán với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính ta nên sử dụng số liệu điều tra và tính với công thức trung bình đơn giản để đảm bảo tính chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề