Cách tính tiền hụi 5 triệu

Hụi, họ, phường có thể hiểu là một hình thức giao dịch theo tập quán hình thành từ rất lâu đời trong nhân dân ta ở khắp các vùng miền. Các cá nhân, một bên muốn huy động vốn nhanh mà không muốn tới ngân hàng bởi thủ tục phiền hà, phức tạp của nó; một bên có đồng tiền rảnh rỗi cũng muốn sinh lãi nhưng cũng lại không muốn gửi ngân hàng. Chính vì vậy, ở các vùng miền thường xuất hiện hình thức chơi hụi, họ, phường.

Điều 479 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau:

1. Họ, hụi, biêu, phường [sau đây gọi là họ] là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

1. Chủ thể tham gia quan hệ hụi, họ, biêu, phường

Chủ thể của các quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật, nói cách khác, đó là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định trong pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức. Trong hụi, họ, biêu, phường chủ thể tham gia là cá nhân.

Trong quan hệ hụi, họ, biêu, phường chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá nhân, được thể hiện dưới vai trò là chủ hụi và thành viên tham gia hụi [hụi viên].

Chủ hụi: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định144/2006/NĐ-CP quy định về hụi, họ, biêu, phường thì:

Chủ hụi là người tổ chức, quản lí hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi thời kì mở hụi cho đến khi kết thúc hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Chủ hụi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tùy theo loại hụi mà có các loại chủ hụi: chủ hụi đồng thời là thành viên trong dây hụi [hụi không có lãi và hụi có lãi đầu thảo] và chủ hụi không là thành viên trong dây hụi [chủ hụi hưởng hoa hồng].

Thành viên: Thành viên là người tham gia hụi, góp phần hụi và được lĩnh hụi. Thành viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi trong một hụi.

2. Đặc điểm pháp lý của hụi họ

Xét mối quan hệ hụi họ ta thấy, bản chất của việc chơi hụi là một hình thưc để dành dụm của cải, một loại giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng. Đây là sự tổ chức dây chuyền, tập trung vận động được nhiều người tham gia đóng góp việc vay và cho vay của nhau, thể hiện đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng vay tài sản.

Điểu 471 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy xét về hụi, họ, biêu, phường ta thấy, đây là một loại giao dịch dân sự vì nó là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hụi họ cũng là một dạng hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng vì nó có đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng màBộ luật dân sự năm 2015 đã quy định.

3. Điều kiện để quan hệ hụi, họ, biêu, phường có hiệu lực

Hụi, họ, biêu, phường là một loại giao dịch dân sự, một dạng của hợp đồng vay tài sản vì vậy trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật về hụi họ cần chú ý các quy định chung của Bộ luật dân sự năm 2015.

Về điều kiện có hiệu lực

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

+ Mục đích và nội dụng của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

* Hình thức

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định giao dịch dân sự tại Điều 124:

+ Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

+ Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì tuân thủ theo các quy định đó.

Phù hợp với các quy định trên, Nghị định144/2006/NĐ-CP quy định hình thức hụi họ tại Điều 7 như sau: Thỏa thuận về họ được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia họ có yêu cầu.

Khi tham gia chơi hụi, các thành viên cần chú ý các điều kiện có hiệu lực này để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan Nhà nước cần lưu ý các điều kiện nêu trên khi giải quyết các tranh chấp về hụi, họ đế áp dụng đúng pháp luật.

4. Phân loại hụi, họ, biêu, phường

Theo quy đinh tại Nghị định144/2006/NĐ-CP thì hụi được chia làm 2 loại là hụi không có lãi và hụi có lãi, hụi có lãi gồm có 2 loại là hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng.

* Hụi không có lãi

Là hụi mà theo thỏa thuận của những người tham gia hụi, thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp hụi để các thành viên khác lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi. Như vậy theo thỏa thuận hoặc theo bốc thăm, người lĩnh hụi qua góp bằng cách nhận trực tiếp hoặc thông qua chủ hụi. Số tiền mà các thành viên được lĩnh hụi đều bằng nhau. Hình thức này mang tính chất tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong hụi.

Hụi này không phát sinh lãi, các thành viên thực hiện nghĩa vụ chủ yếu dựa trên sự tự giác.

* Hụi có lãi

Hụi có lãi mà theo thỏa thuận giữa những người tham gia hụi, thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kì mở hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp phần hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cũng lĩnh hụi.

Hụi này mang bản chất kinh doanh, có lãi. Các thành viên bỏ phiếu kín để xác định người được lĩnh hụi trong kì mở hụi. Ai bỏ lãi suất cao nhất thì được hốt hụi trước, các thành viên khác chỉ phải trả đóng góp phần hụi khi đã trừ đi mức lãi suất mà họ đưa ra. Loại họ này thông thường có nhiều thành viên tham gia với khoản tiền góp hụi lớn và các thành viên ngay từ đầu đã có ý thức kinh doanh tiền tệ. Thành viên nào muốn lĩnh hụi sớm thường phải trả một khoản lãi suất khá cao cho những thành viên khác để được lấy trước khi cần huy động vốn làm ăn. Hụi có lãi được thể hiện qua 2 loại sau:

Hụi đầu thảo: Là loại hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia hụi, chủ hụi được lĩnh toàn bộ các phần hụi trong một kì mở hụi và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kì mở hụi khác, thành viên trả lãi cao nhất được lĩnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác.

Chủ hụi [chủ thảo] có trách nhiệm thu tiền của các thành viên khác để giao cho thành viên được lĩnh hụi và có nghĩa vụ đóng hụi chết kể từ lần khui hụi tiếp theo cho đến khi dây hụi kết thúc.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Hụi hưởng hoa hồng: Là hụi mà theo sự thỏa thuận giữa những người tham gia hụi, chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các thành viên góp hụi để giao cho thành viên được lĩnh hụi. Thành viên được lĩnh hụi phải trả lãi cho các thành viên khác và phải trả một khoản hoa hồng cho chủ hụi. Mức hoa hồng do những người tham gia hụi thỏa thuận. Chủ hụi không phải là thành viên của dây hụi. Các thành viên đều phải bốc thăm trả lãi suất. Theo quy ước thành viên nào trả lãi cao nhất thì được lĩnh hụi, số tiền này được coi là tiền lãi của các thành viên khác.

5. Nội dung thỏa thuận về họ, hụi, biêu, phường

Tùy theo từng loại họ, những người tham gia họ có thể thỏa thuận về các nội dung sau đây: chủ họ, số người tham gia, phần họ, kì mở họ, thể thức góp họ và lĩnh họ, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia họ, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, việc chuyển giao phần họ, việc ra khỏi họ, chấm dứt họ và các nội dung khác.

*Sổ họ

1. Chủ họ phải lập và giữ sổ họ. Trong trường hợp họ không có chủ họ thì những người tham gia họ uỷ quyền cho một thành viên lập và giữ sổ họ.

2. Tuỳ theo từng loại họ, sổ họ có thể bao gồm các nội dung sau:

a] Tên, địa chỉ của chủ họ và các thành viên trong họ;

b] Phần họ, kỳ mở họ, thể thức góp họ và lĩnh họ;

c] Số tiền, tài sản khác đã góp họ hoặc đã lĩnh họ;

d] Việc chuyển giao phần họ;

đ] Việc ra khỏi họ và chấm dứt họ;

e] Chữ ký hoặc điểm chỉ của các thành viên khi góp họ và lĩnh họ;

g] Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của họ.

*Lãi suất

Trong trường hợp họ có lãi thì lãi suất đối với phần họ được thực hiện theo quy định tại Điều 476 của Bộ Luật Dân sự.

*Trách nhiệm của chủ họ do không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ

Trong trường hợp chủ họ đã thu các phần họ của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh họ thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh họ, chủ họ phải giao các phần họ đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có.

Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ.

*Trách nhiệm của thành viên do không góp họ

1. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và bồi thường thiệt hại nếu có. 2. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ.

V. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp có tranh chấp về hụi họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia hụi họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

* Thời hiệu giải quyết tranh chấp hụi họ.

Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

Nghị định144/2006/NĐ-CP không quy định về thời hiệu, tuy nhiên phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nên TANDTC đã có Công văn số 40 hướng dẫn thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi trong đó quy định về thời hiệu như sau:

1. Đối với hụi được xác lập trước ngày Nghị định144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào khoản 3 Điều 159 của Bộ luật TTDSvà Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết đối với tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là hai năm, kể từ ngày Nghị định144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

2. Đối với hụi được xác lập từ ngày Nghị định144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Từ những điểm nêu trên có thể thấy rằng hụi họ là một nhu cầu thực sự của nhân dân nên pháp luật cần có những quy định phù hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, mặt khác nó cũng đảm bảo nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự, hợp đồng vay tài sản được thực hiện nghiêm túc và đi vào thực tiễn.

6. Vi phạm nghĩa vụ khi tham gia chơi hụi họ

Tóm tắt câu hỏi:

Gia đình tôi và chị A cùng tham gia hụi. Chị A đã lấy tiền hụi trước nhưng các tháng sau thì không đóng hụi lại cho gia đình tôi. Sau đó chị A tuyên bố vỡ nợ, và nói rằng tham gia hụi giúp một người khác, người đó cũng thừa nhận là có việc đó. Hiện tại số tiền gia đình tôi đã đóng cho hụi là khoảng 50 triệu đồng. Tôi phải làm đơn khởi kiện gửi đến đâu?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Ðiều 479 Bộ luật Dân sự quy định về họ, hụi, biêu, phườngnhư sau:

- Họ, hụi, biêu, phường [gọi chung là họ] là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Khi gia đình bạn và chị A cùng tham gia hụi đã tự thỏa thuận với nhau về số người, số tiền tham gia, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể hiểu rằng, mỗi tháng gia đình bạn và chị A cùng đóng một số tiền hụi nhất định, rồi cho một người lấy hụi trước, các tháng sau người đó vẫn phải tiếp tục đóng hụi để cho những người khác được lấy. Chị A đã lấy tiền hụi trước nên chị A có nghĩa vụ tiếp tục đóng hụi vào các tháng sau để gia đình bạn được lấy hụi.

Xem thêm: Quy định pháp luật về hụi

Sau khi vỡ nợ, việc chị A nói rằng chị A tham gia hụi giúp người khác là không có căn cứ chứng minh. Vì chị A đã trực tiếp thỏa thuận với gia đình bạn về việc tham gia, trực tiếp lấy tiền hụi nên chị A phải là người có quyền, nghĩa vụ đối với gia đình bạn và những người tham gia hụi khác. Nếu đúng là chị A tham gia giúp người khác thì phải có sự thỏa thuận với những người tham gia hụi ngay từ ban đầu và phải có ủy quyền của người đó cho chị A thay mặt mình tham gia hụi.

Hiện nay, nếu chị A không thể thực hiện nghĩa vụ góp tiền hụi thì gia đình bạn có thể thỏa thuận với chị A về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ. Nếu không thỏa thuận được hoặc chị A cố tình không đóng hụi thì gia đình bạn có thể khởi kiện đến tòa án để được giải quyết.

Khi khởi kiện, chị bạn phải làm đơn khởi kiện.Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự:

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

Tên, địa chỉ của người bị kiện;

Xem thêm: Bị thành viên giật không đóng hụi phải làm sao?

Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.Gia đình bạn có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

Nộp trực tiếp tại Toà án;

Gửi đến Toà án qua bưu điện.

7. Cách tính tiền chơi hụi có tính lãi theo quy định của pháp luật

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn biết rõ về cách mình nhận được số tiền khi chơi hụi khi mà tôi muốnlấy hụi ở tháng thứ tư, trong 10 người chơi 2triệu/1tháng mà chủ hội nóinếu sau khi tôi lấy hụi tôi phải đóng vào là 2.500.000 đồng? Tôi muốn biết khi mình lấyhụi số tiền là bao nhiêu? Và tôi muốn biết đượccách tính tiền của hụi? Liệu tôi có đượcnhận lãi từ những người bị đóng lại khi lấy trước không?

Xem thêm: Hội viên không tham gia đóng hụi phải chịu trách nhiệm gì?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 479 Bộ luật dân sự 2015 thì họ, hụi, biêu, phường [sau đây gọi chung là họ] là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Như vậy, chơi hụiđược lập lên dựa trên sự thỏa thuận của một nhóm người cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Mỗi người được chơi số họ tùy thuộc vào khả năng cả từng người mà pháp luật không hạn chế.

Bạn nêu bạn chơi hụi, có 10 người chơi, đóng 2 triệu/1 tháng vàchủ hội nóinếu sau khi bạnlấy hụi bạnphải đóng vào là 2.500.000 đồng. Ở đây có nghĩa là các bạn chơi hụi có tính lãi. Theo quy định tạiĐiều 17 Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì Họ có lãi là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh họ có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ.

Như vậy, theo quy định trênnếu các bạn chơi hụi có tính lãi thì mức lãi suất do các thành viên thỏa thuận với nhau. Do bạn không nói ở đây mức lãi suất các bạn thỏa thuận là bao nhiêunên chúng tôi không thể tư vấn chính xác số tiền hụi mà bạn được nhận là bao nhiêu. Tuy nhiên, khi đến kỳ mở hụi thì bạn sẽ được lĩnh phần hụi đó và phải trả lãi cho các thành viên khác. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảoquy định tại Điều 18Nghị định 144/2006/NĐ-CP về việc xác định thành viên lĩnh họtronghọcó lãi như sau:

1. Thành viên lĩnh họ trong từng kỳ mở họ là người trả lãi cao nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong một kỳ mở họ mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người này bốc thăm để xác định thành viên được lĩnh họ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Thành viên đã lĩnh họ không được tham gia trả lãi trong các kỳ mở họ tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Trong trường hợp một thành viên có nhiều phần họ trong một họ thì thành viên này có quyền trả lãi cho đến khi có số lần lĩnh họ tương ứng với số phần họ mà thành viên đó tham gia trong một họ.

Xem thêm: Thực hiện góp họ có ủy quyền

8. Trách nhiệm chịu rủi ro khi chơi hụi

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào quý luật sư, nhờ luật sư giải đáp giúp tôi một số vướng mắc sau: Nội dung như sau, mẹ tôi có chơi hụi của các chủ hụi khác trong xóm, do kẹt tiền nên mẹ tôi hốt hụi hết lần này đến lần khác, việc hốt hụi với giá quá cao nên hốt không được bao nhiêu, cứ hốt hoài như vậy hụi xoay hụi để đóng cũng không đủ, đến nay mẹ tôi không còn khả năng để chi trả nữa thì các chủ hụi đến nhà tôi để đòi, mẹ tôi có đi nơi khác làm ăn để có thêm thu nhập về đóng hụi, các chủ hụi cũng biết mẹ tôi đi làm như vậy.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, họ nói tôi có chơi hụi của họ nhưng thực tế tôi không có chơi hụi và họ bảo mẹ tôi lấy tên tôi chơi hụi để hốt, tôi có hỏi mẹ tôi thì mẹ tôi cũng xác nhận là có lấy tên tôi để chơi hụi.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Vậy luật sư cho tôi hỏi:

Khi mẹ tôi không còn khả năng chi trả và không còn tài sản nào thì khi mẹ tôi bị kiện có bị gì hay không?

Việc mẹ tôi lấy tên tôi để hốt hụi trong khi tôi không biết thì tôi có phải trả hay không?

Xem thêm: Trách nhiệm của hụi viên không góp đủ hụi

Khi chủ hụi giao hụi cho mẹ tôi mà không có kí xác nhận giao hụi thì họ có bắt mẹ tôi phải trả hay không?

Khi hốt hụi quá cao, chẳng hạn như hụi 1.000.000Đ mà bỏ đến tận 720.000Đ để được hốt thì khi ra Tòa án mẹ tôi có được yêu cầu phía Tòa án giảm bớt cho mẹ tôi không?

Khi có người chủ hụi dẫn người lạ [như các hội viên, thanh niên quậy phá] đến nhà tôi thì có được hay không? Nếu họ có hâm dọa thì bị xử lí như thế nào? Mong rằng quý luật sư tư vấn cho tôi những ý kiến trên, vì hiện giờ tâm lí của cả gia đình tôi đang rất bất ổn, luôn lo sợ có những chuyện không hay xảy ra với gia đình mình, xin chân thành chia sẽ đến luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 471 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường [sau đây gọi chung là họ] là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Thứ nhất: Mẹ bạn lấy hụi nhưng sau đó không còn khả năng chi trả hàng tháng cho những người chơi khác. Do đó, những người này có quyền yêu cầu khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi mẹ bạn đang cư trú để yêu cầu thanh toán số tiền phải đóng.

Thứ hai: Mẹ bạn lấy hụi nhưng lại ghi tên bạn. Tuy nhiên, bạn chưa từng ủy quyền để mẹ bạn lấy số tiền đó. Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng như sau:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Do vậy, giữa bạn và người chủ hụi chưa từng có với nhau hợp đồng. Bạn không có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền phải trả hàng tháng.

Thứ ba: Về vấn đề lãi suất:

Khoản 3 Điều 471 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này. Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Do đó, phần lãi suất cao hơn 20%/năm/ khoản tiền thì sẽ không được pháp luật công nhận.

Thứ tư: Nếu người chủ hụi kéo theo những người khác đến quậy phá, hăm dọa gia đình thì bạn có thể trình báo đến cơ quan công an cấp xã, phường nơi bạn đang cư trú. Những người đó có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Video liên quan

Chủ Đề